Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN ĐÌNH HƯNG
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRONG NỀN KINH TẾ ĐỨC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THANH ĐỨC
2. PGS.TS. ĐẶNG MINH ĐỨC
HÀ NỘI-2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận án
Trần Đình Hưng
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của mình và không trùng lặp
với bất cứ công trình nào của các tác giả khác. Các số liệu được sử dụng trong
luận án có nguồn gốc rõ ràng.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 9
1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án .............. 9
1.1.1. Nhóm công trình đề cập khuôn khổ lý thuyết của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ................................................................................................................ 9
1.1.2. Nhóm công trình đề cập đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
......................................................................................................................... 13
1.1.3. Nhóm công trình đề cập đến các nhân tố tác động và chính sách hỗ trợ
của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................................ 15
1.1.4. Nhóm công trình đề cập những vấn đề tồn tại của doanh nghiệp vừa và
nhỏ................................................................................................................... 23
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài ..................... 24
1.2.1. Đóng góp của của các công trình đi trước:.......................................... 24
1.2.2. Một số vấn đề các công trình trên còn bỏ ngỏ, cần tiếp tục nghiên cứu:
......................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ................................................................................ 27
2.1. Lý luận về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................... 27
2.1.1. Lý thuyết của Penrose về sự phát triển doanh nghiệp:......................... 27
2.1.2. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp và năng lực động của doanh nghiệp
......................................................................................................................... 28
2.1.3. Lý thuyết phát triển theo giai đoạn ....................................................... 30
2.1.4. Chiến lược cạnh tranh phổ quát của Michael Porter: ......................... 34
iii
2.2. Một số vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ.................................. 36
2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................... 36
2.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ............................................... 48
2.2.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế....................... 51
2.3. Khái niệm, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của doanh nghiệp vừa và nhỏ.......................................................................... 56
2.3.1. Khái niệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................... 56
2.3.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền
kinh tế .............................................................................................................. 57
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ 60
2.4. Khung phân tích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh
tế Đức .............................................................................................................. 70
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ ĐỨC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY72
3.1. Tổng quan tình hình về sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
nền kinh tế Đức ............................................................................................... 72
3.1.1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức đầu những năm 2000....... 74
3.1.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức trong giai đoạn khủng hoảng
kinh tế thế giới................................................................................................. 88
3.1.3. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức trong những năm gần đây106
3.2. Đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức ................. 120
3.2.1. Ưu điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức............................. 120
3.2.2. Một số vấn đề tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức......... 126
3.3. Những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Đức ............................................................................................................. 129
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
CHÍNH SÁCH............................................................................................... 137
4.1. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt
Nam............................................................................................................... 137
iv
4.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Đức .............................. 147
4.3. Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam...................................... 161
KẾT LUẬN................................................................................................... 168
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................... 171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 172
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á
AIIB
Asian Infrastructure Investment
Bank
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ
tầng châu Á
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
ASEM Asia-Europe Meeting Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu
BMWi
Federal Ministry of Economics
and Technology
Bộ Kinh tế và Công nghệ
Liên bang
CMCN Industrial Revolution Cách mạng công nghiệp
CPTPP
Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific
Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương
DNVVN
Small and Medium-sized
Enterprises
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DtA German Equalisation Bank Ngân hàng Đền bù Đức
EC European Commission Ủy ban châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
Eurostat European Statistics Cơ quan Thống kê Châu Âu
EVFTA
EU-Vietnam Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do
Việt Nam-EU
FDI Foregin Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
vi
GIZ
Deutsche Gesellschaft für
Internationale Zusammenarbeit
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Đức
IFC International Finance Corporation Tổ chức Tài chính quốc tế
ILO
International Labour
Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
KtW Kreditanstalt für Wiederaufbau Ngân hàng Tái thiết Đức
MIGA
Multilateral Investment
Guarantee Agency
Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa
phương
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
PCI Provincial Competitiveness Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh
R&D Research and Development Nghiên cứu và Phát triển
SBA Small Business Act Đạo luật Doanh nghiệp nhỏ
VCCI
Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WBG World Bank Group Nhóm Ngân hàng Thế giới
WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
ZIM
Zentrales Innovations programm
Mittelstand
Chương trình Đổi mới sáng
tạo Trung ương dành cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1
Tiêu chí định lượng xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ
và vừa của IFC và MIGA thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới 39
Bảng 2.2
Xác định DNVVN theo tiêu chí định lượng của Liên minh
châu Âu 42
Bảng 2.3 Bảng tham chiếu xếp loại DNVVN 43
Bảng 2.4 Tiêu chí xác định DNVVN ở Đức 45
Bảng 2.5 Đặc điểm của DNVVN so sánh với doanh nghiệp lớn 48
Bảng 2.6 Phân loại Hiệp hội/tổ chức theo các tiêu chí 66
Bảng 4.1 Tiêu chí xác định DNVVN của Việt Nam 2018 139
Bảng 4.2
Thống kê số lượng doanh nghiệp (dựa theo tiêu chí quy
mô lao động) từ 2005-2015
140
Bảng 4.3 Một số tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Đức 148
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình phát triển sáu giai đoạn của Greiner 31
Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo khu vực (%) 55
Hình 2.3
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp
vừa và nhỏ
69
Hình 3.1 Đóng góp của DNVVN trong nền kinh tế Đức (2003) 74
Hình 3.2
Các loại hình DNVVN và tỷ trọng doanh thu DNVVN ở
Đức
75
Hình 3.3
Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp tại Đức từ
2000-2005
76
Hình 3.4
Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp tại Đức từ
2003-2009
86
Hình 3.5 Vai trò của DNVVN ở Đức trong nền kinh tế vĩ mô 87
Hình 3.6
Giá trị xuất khẩu hàng năm và tỷ trọng giá trị xuất khẩu
trong GDP của Đức
88
Hình 3.7
Tỷ trọng các nguồn tài chính DNVVN sử dụng trong hoạt
động đổi mới sáng tạo (2010) 93
Hình 3.8
Doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp giải thể và cán
cân doanh nghiệp mới ở Đức từ 2007-2010
94
Hình 3.9
So sánh kết quả thực hiện theo bộ tiêu chí 10 điểm của
Đạo luật doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010/2011 giữa
Đức và mức trung bình của EU
97
Hình 3.10
Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp tại Đức từ
2007-2012
99
Hình 3.11
Doanh thu xuất khẩu của DNVVN năm 2000, 2005, 2010
(đơn vị: tỷ euro)
100
ix
Hình 3.12
Vị trí của DNVVN trong nền kinh tế Đức 2010/2011 (đơn
vị: %)
101
Hình 3.13 Số lượng DNVVN dẫn đầu thế giới ở các quốc gia (2012) 103
Hình 3.14
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở Đức so với mức trung bình
của EU (đơn vị: %)
104
Hình 3.15 Số lượng người tự làm chủ ở Đức từ 2000-2012 105
Hình 3.16
Số lượng lao động trong DNVVN và tỷ lệ lao động của
DNVVN trong nền kinh tế 110
Hình 3.17 Khởi nghiệp trong các doanh nghiệp sáng chế đột phá 114
Hình 3.18 Tỷ lệ khởi nghiệp theo các ngành nghề ở Đức (2019) 116
Hình 3.19
Sự thay đổi trong cơ cấu ngành của DNVVN từ 2006-
2018
118
Hình 3.20
Tỷ lệ tăng trưởng lao động và tăng trưởng doanh thu ở
DNVVN Đức từ 2012-2018 (đơn vị: %)
119
Hình 3.21
Tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp ở Đức từ 2012-
2018 (đơn vị: %)
120
Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm 146
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) từ lâu đã được xem là có vị trí rất
quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay
đang phát triển. Tại Việt Nam, phát triển DNVVN đã trở thành một trong những
ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong những năm gần đây. Theo kết quả “Tổng
điều tra kinh tế năm 2017” của Tổng cục Thống kê, cả nước có 507,86 nghìn
DVVVN đang hoạt động, tăng 52,1% so với thời điểm 01/01/2012, chiếm
khoảng 98,1% tổng số doanh nghiệp cả nước, sử dụng tới khoảng 44,5% lao
động xã hội [34]. Bên cạnh đó, DNVVN ở Việt Nam cũng đã đóng góp khoảng
40% GDP cho nền kinh tế [15]. Có thể thấy rằng, sự đóng góp của khối
DNVVN Việt Nam trong nền kinh tế là đáng kể. Tuy nhiên, so với tiềm năng
thực sự, khối doanh nghiệp này vẫn chưa nhận được sự quan tâm tương xứng
và vẫn còn rất nhiều dư địa cho sự phát triển. Xét một cách tổng thế, DNVVN
ở Việt Nam được nhìn nhận là “tuy đông nhưng không mạnh”. Nhìn chung,
khối doanh nghiệp này năng lực cạnh tranh còn yếu kém, trình độ công nghệ
lạc hậu, nguồn nhân lực ít được đào tạo nâng cao, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ tiếp cận
vốn ngân hàng của các DNVVN cũng thấp hơn đáng kể so với doanh nghiệp
lớn. Bên cạnh đó, những khó khăn đến từ chính việc nhận thức về vai trò và vị
thế của khối doanh nghiệp này trong nước (sự đối xử bất bình đẳng, ít chính
sách ưu đãi), tình trạng thiếu minh bạch và cơ chế quan liêu đang cản trở sự
phát triển của các DNVVN.
Như vậy, việc xác định đúng vai trò và hiểu đúng về tầm quan trọng của
DNVVN trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng để có những chính sách hỗ
trợ đúng và kịp thời, giúp Việt Nam có thể khai thác được tối đa nguồn nội lực
2
từ trong nước, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội và
đóng góp vào tăng trưởng GDP một cách bền vững hơn. Vì thế, câu hỏi được
đặt ra là làm thế nào để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh và phát huy
được tối đa tiềm năng phát triển của các DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam
trong thời gian tới? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tổng kết được kinh nghiệm
thực tiễn phát triển của chính các DNVVN trong nước trong thời gian qua, đồng
thời phải nghiên cứu về sự phát triển của các DNVVN từ bài học của những
quốc gia thành công trên Thế giới, từ đó mới có thể đúc kết được các kinh
nghiệm thiết thực vào thực tiễn Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển của DNVVN ở các quốc gia
có kinh nghiệm thành công trên Thế giới, tác giả luận án đánh giá Cộng Hòa
Liên Bang Đức là một trong những nước có khối DNVVN phát triển, được xem
là có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế
- xã hội mà Việt Nam hoàn toàn có thể học tập. Thứ nhất, các DNVVN ở Đức
(hay còn được biết đến với tên gọi chung là Mittelstand) chiếm vị trí lớn trong
nền kinh tế với hơn 99% số doanh nghiệp, sử dụng khoảng 60% lực lượng lao
động. Đây chủ yếu là các công ty gia đình, hoặc sở hữu gia đình trên 50%,
thường chuyên sâu vào một loại sản phẩm. Thứ hai, các DNVVN được xem là
xương sống, đóng góp lớn cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế Đức, chiếm
khoảng 52% tổng GDP, tạo việc làm và giải quyết thất nghiệp, giúp tăng cường
tính cạnh tranh, năng động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, môi trường làm việc
tại các DNVVN ở Đức cũng được đánh giá cao với sự thoải mái cho nhân viên
cùng văn hóa tin tưởng, có tính cam kết cao [100]. Thứ ba, Chính phủ Đức cam
kết rất lớn với khối DNVVN thông qua rất nhiều công cụ hữu hiệu nhằm đảm
bảo quyền lợi của khối doanh nghiệp này, từ các chính sách hỗ trợ phát triển
nguồn nhân lực, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, đến các trợ giúp trong vấn đề
trao đổi thương mại, quảng bá sản phẩm tại nước ngoài từ Bộ Kinh tế nói chung.
3
Cùng với sự phát triển chung của Liên minh châu Âu, sự lớn mạnh của
DNVVN ở Đức luôn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với chính sách chung
của khối và làm sao có thể tận dụng được tối đa mọi nguồn lực mà Liên minh
mang lại, đặc biệt, trước bối cảnh Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khối DNVVN ở Đức được dự báo là sẽ chứng
kiến một sự thay đổi lớn cả về lượng lẫn về chất, tạo ra nhiều cơ hội cũng như
thách thức trong việc duy trì sự ổn định và phát triển trong nền kinh tế những
năm tới[158].
Như vậy, việc nghiên cứu về sự phát triển của các DNVVN ở Đức là cần
thiết và được xem là cơ hội để mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam có thể đúc
rút được những bài học kinh nghiệm cả lý luận lẫn thực tiễn; đặc biệt là việc
xác định đúng vị trí, đánh giá đúng vai trò cũng như nhìn nhận đúng tiềm năng
của DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam để từ đó đề xuất được những giải
pháp thiết thực trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ
phát triển DNVVN trong nền kinh tế. Từ tất cả những lý do nêu trên, tác giả
luận án đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây” để bảo vệ luận án tiến sĩ Kinh
tế quốc tế của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sự phát triển
của DNVVN, phân tích và đánh giá sự phát triển của DNVVN trong nền kinh
tế Đức từ đầu những năm 2000 trở lại đây (trong bối cảnh mà nền kinh tế - xã
hội Đức có nhiều biến động) để từ đó chỉ ra những ưu điểm và những vấn đề
còn tồn tại trong quá trình phát triển của khối DNVVN ở Đức cũng như rút ra
những bài học quan trọng để từ đó có những khuyến nghị chính sách hữu ích
cho Việt Nam thời gian tới.
4
Nhiệm vụ nghiên cứu: luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về sự phát triển của DNVVN nói chung;
Thứ hai, phân tích thực trạng sự phát triển của DNVVN trong nền kinh
tế Đức (thông qua phân tích bối cảnh của nền kinh tế trong từng mốc giai đoạn
cụ thể, các nhân tố tác động đến sự phát triển và vai trò của DNVVN trong việc
ổn định và phát triển nền kinh tế Đức); đánh giá ưu điểm và những mặt còn tổn
tại, cũng như chỉ ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế phát triển các
DNVVN trong nền kinh tế Đức;
Thứ ba, so sánh sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế giữa Đức
và Việt Nam, qua đó rút ra những khuyến nghị chính sách hữu ích cho Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu về sự phát triển
của DNVVN trong nền kinh tế Đức và sự phát triển của DNVVN ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: luận án tập trung sâu vào phân tích sự phát triển
của các DNVVN trong nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức.
Phạm vi về thời gian: luận án tập trung phân tích sâu sự phát triển của
DNVVN trong nền kinh tế Đức từ đầu những năm 2000 trở lại đây. Cụ thể,
luận án phân chia phạm vi về thời gian thành ba mốc quan trọng là (1) giai đoạn
đầu những năm 2000 đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khi mà nền
kinh tế Đức phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lao động dưới thời cựu Thủ
tướng Gerhard Schröder, tình trạng thất nghiệp tăng cao; (2) giai đoạn diễn ra
cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới, khi mà Đức là một trong những quốc gia
5
phải chịu ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt kinh tế - xã hội; và (3) giai đoạn
những năm gần đây khi mà nền kinh tế Đức quay trở lại quỹ đạo phát triển.
Song song với đó là sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, và Đức là một trong những nước tiên
phong trong quá trình đổi mới.
Bên cạnh đó, luận án cũng sẽ khái quát bối cảnh sự phát triển của
DNVVN trước năm 2000 ở Đức để tạo thành một chỉnh thể xuyên suốt, nhằm
nhấn mạnh sự nhất quán về vai trò và tầm quan trọng của khối doanh nghiệp
này trong nền kinh tế.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cách tiếp cận:
Tiếp cận hệ thống: việc phân tích và đánh giá các vấn đề ở đây được đặt
trong một chỉnh thể thống nhất, nghiên cứu đi từ lý luận đến thực tiễn. Cụ thể,
phân tích hệ thống về các DNVVN xuất phát từ bối cảnh chung đến tình hình
vận động và phát triển của các doanh nghiệp đó trong nền kinh tế. Các tác động
của DNVVN đối với nền kinh tế cũng được xem xét và đánh giá một cách toàn
diện, nhiều chiều, cả mặt tích cực và tiêu cực.
Tiếp cận liên ngành: sự phát triển của DNVVN được xem xét và phân
tích theo cách tiếp cận liên ngành bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu khoa học như
phương pháp logic-lịch sử, phân tích-tổng hợp trong quá trình phân tích và đánh
giá sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức qua từng mốc giai đoạn
kể trên, cũng như phân tích tốc độ phát triển, tỷ lệ đóng góp của DNVVN trong