Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

sự kết hợp hài hoà tương hỗ lẫn nhau giữa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A-/ LỜI NÓI ĐẦU
"Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay" là đề tài nghiên cứu sự kết hợp hài hoà tương hỗ
lẫn nhau giữa "Bàn tay vô hình" và "Bàn tay hữu hình". Hay nói một cách
khác là nghiên cứu sự kết hợp, sự quản lý của Nhà nước và cơ chế thị trường
để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ở mức cao nhất đồng thời
hạn chế khắc phục những khuyết tật một cách có hiệu quả nhất. Tìm ra nghệ
thuật quản lý xuyên suốt từ định hướng chiến lược hệ thống luật đến các công
đoạn trong các khâu kế hoạch từ vĩ mô đến vi mô.
Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức xã hội mà
trong đó sản xuất và tài sản sản xuất gắn chặt với thị trường tức là gắn chặt
với quan hệ hàng hoá tiền tệ với quan hệ cung cầu. Kinh tế thị trường không
phải là một chế độ kinh tế đồng nhất với chủ nghĩa Tư bản. Thực ra nó là
thành quả của lịch sử nhân loại gắn với sản xuất hàng hoá.
Đối với nước ta việc chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế thị trường là hết
sức cần thiết để đảm bảo phát triển tăng trưởng ổn định kinh tế - xã hội đẩy
lùi nguy cơ tụt hậu, nhanh chóng thực hiện thành công công việc công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên cơ chế thị trường cũng không phải là
cái gì hoàn hảo tốt đẹp cả mà đi kèm với nó là những khuyết tật rất đáng lo
ngại. Vì vậy cần có vai trò quản lý can thiệp của Nhà nước để khắc phục, hạn
chế những khuyết tật của cơ chế thị trường. Mà quan trọng nhất là sự định
hướng của Nhà nước để phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta đã chọn. Đây là sự khác biệt giữa cơ chế thị trường ở nước ta
và nước khác.
Tuy nhiên vấn đề vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta hiện nay là một vấn đề đang có nhiều tranh cãi với
những ý kiến khác nhau nhằm tìm ra một cách giải quyết khả thi mang lại
hiệu quả cao. Vấn đề quan trọng bức xúc này có ảnh hưởng lớn đến tiến trình
phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy để góp phần vào sự lựa chọn cơ
chế quản lý cho phù hợp đặc biệt là giai đoạn Việt Nam hiện nay em chọn đề
tài "Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay" để nghiên cứu.
Do trình độ và điều kiện có hạn nên bài viết này không tránh khỏi thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Đức Hiên - người đã giúp đỡ em
hoàn thành bài đề án này.
1
B-/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I
TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ
VI MÔ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ
I-/ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ:
1-/ Nhà nước chủ nô:
Nhà nước chủ nô có từ rất sớm trong lịch sử xuất hiện từ thời kỳ chiếm
hữu nô lệ. Nhà nước chủ nô ra đời và trực tiếp dùng quyền lợi của mình nhằm
can thiệp vào việc phân phối của cải được sản xuất ra. Tuy rằng thời bấy giờ
những người nô lệ làm ra sản phẩm nhưng dưới sự chỉ huy của Nhà nước thì
khối lượng lớn của cải đó không phân phối cho nô lệ mà bị giai cấp chủ nô
chiếm đoạt bằng bạo lực lúc này Nhà nước có vai trò được làm công cụ cho
bọn chủ nô điều khiển, cưỡng bức kinh tế.
2-/ Phong kiến:
Nhà nước lúc này không chỉ can thiệp vào việc phân phối sản phẩm mà
còn đứng ra hợp lực xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp lúc
này Nhà nước đã khuyến khích nhân dân đi tìm các vùng đất mới thích hợp để
gieo trồng. Ở Việt Nam đã có sự can thiệp của Nhà nước từ rất sớm thế kỷ thứ
X trước công nguyên. Cơ sở kinh tế của Nhà nước phong kiến là sở hữu của
địa chủ phong kiến đối với ruộng đất cũng như các loại tư liệu sản xuất khác
và sở hữu cá thể của nông dân trong sự lệ thuộc vào địa chủ.
Nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp phong kiến là
phương tiện để giai cấp phong kiến duy trì địa vị kinh tế của mình và thực
hiện quyền thống trị đối với toàn xã hội.
2
3-/ Tư sản:
Trên thế giới vào thế kỷ XV xuất hiện các nhà tư bản là quá trình tích
luỹ nguyên thuỷ được thực hiện nên kinh tế thị trường dần dần hình thành.
Nhằm giúp các nền kinh tế của mình phát triển nhanh, tất nhiên giai cấp tư
sản phải thực hiện thúc đẩy, vai trò quan trọng của Nhà nước tư sản như là
một “bà đỡ” bởi vậy ngày càng xác định rõ vai trò của giai cấp tư sản và nâng
cao dần dần.
Sự quản lý Nhà nước cũng rất khác tức là hết sức nghiêm ngặt, họ quản
lý chặt chẽ vốn của mình, họ tìm cách giữ chặt nguồn vốn của mình không để
chạy tuột ra nước ngoài, Nhà nước của các nước tư bản giai đoạn này đã đề ra
luật buộc các thương nhân nước ngoài không được mang tiền ra khỏi nước họ,
chỉ mang hàng mà thôi. Nhà nước còn quy định những nơi được phép buôn
bán để dễ dàng cho việc kiểm soát của mình. Các chính sách để có số nhân
tiền lớn, tạo ra một lượng tiền nhỏ chạy ra ngoài lưu thông và quay vòng vốn
nhanh, có hiệu quả. Trong chính sách ngoại thương họ dùng hàng rào thuế
quan bảo hộ, đánh thuế nhập khẩu cao và thuế nhập khẩu các hàng sản xuất
trong nước thấp chỉ xuất thành phẩm chứ không xuất nhiên liệu, cũng như các
hàng xa xỉ phẩm. Mặt khác Nhà nước còn thực hiện việc hỗ trợ cho các
thương nhân trong nước các phương tiện vật chất, tài chính khi họ tham gia
buôn bán quốc tế. Đồng thời với nó Nhà nước quy định chặt chẽ tỷ giá hối
đoái cấm trả cho người nước ngoài cao hơn mức giá đó. Nhờ vậy mà các
nước tư bản đã tích luỹ được một lượng của cải, tiền tệ đáng kể. Đầu thế kỷ
XVIII giai cấp tư sản tập trung phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất nhờ áp dụng
công nghệ mới, nền sản xuất của các nước tư bản phát triển rất nhanh, các nhà
tư bản đua nhau mở rộng quy mô sản xuất. Tự do cạnh tranh đã trở thành đòi
hỏi cấp thiết trong đời sống của nền kinh tế này.
4-/ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa:
Nhà nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) là Nhà nước kiểu mới không dựa
trên cơ sở tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà có nhiệm vụ bảo vệ sở hữu
toàn dân và các hình thức sở hữu hợp pháp khác.
3