Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố thời đại trong công cuộc vận động thành lập đảng cộng sản việt nam.
PREMIUM
Số trang
62
Kích thước
762.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1627

Sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố thời đại trong công cuộc vận động thành lập đảng cộng sản việt nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

*****

Đề tài:

SỰ KẾT HỢP GIỮA YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG VÀ

YẾU TỐ THỜI ĐẠI TRONG CÔNG CUỘC VẬN

ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

SVTH: Trần Thị Nga

Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Giang

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................3

1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................6

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................6

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................7

6. Đóng góp của đề tài............................................................................................7

7. Cấu tạo đề tài......................................................................................................8

NỘI DUNG............................................................................................................9

Chương 1. YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG VÀ YẾU TỐ THỜI ĐẠI TRONG

CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN

THỨ NHẤT ..........................................................................................................9

1.1. Bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước sau Chiến tranh thế giới Lần thứ

nhất........................................................................................................................9

1.1.1. Tình hình thế giới.........................................................................................9

1.1.1.1. Chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới Lần thứ nhất........................9

1.1.1.2. Cách mạng tháng Mười Nga và ảnh hưởng của nó đối với phong trào

giải phóng dân tộc ................................................................................................11

1.1.1.3. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới và phong trào giải

phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới Lần thứ nhất ..........................................13

1.1.2. Tình hình Việt Nam ...................................................................................16

1.1.2.1. Công cuộc khai thác thuộc địa Lần thứ hai của thực dân Pháp ..............16

2

1.1.2.2. Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào giải phóng dân

tộc trên thế giới đối với Việt Nam .......................................................................19

1.1.2.3. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới Lần

thứ nhất.................................................................................................................22

1.2. Yếu tố truyền thống và yếu tố thời đại trong phong trào yêu nước cách

mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới Lần thứ nhất.................................26

1.2.1. Phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới Lần thứ nhất.....26

1.2.2. Phong trào công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới Lần thứ nhất...28

Chương 2. SỰ KẾT HỢP GIỮA YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG VÀ YẾU TỐ

THỜI ĐẠI TRONG QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ VÀ TIẾP THU CHỦ

NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở VIỆT NAM............................................................31

2.1. Nguyễn Ái Quốc với việc khảo sát, lựa chọn và quyết định con đường

cứu nước giải phóng dân tộc .............................................................................31

2.1.1. Nguyễn Ái Quốc với việc khảo sát, tìm kiếm, lựa chọn con đường cứu

nước......................................................................................................................31

2.1.2. Nguyễn Ái Quốc với việc quyết định con đường cứu nước giải phóng dân

tộc Việt Nam ........................................................................................................35

2.2. Chủ nghĩa yêu nước và phong trào công nhân trong việc truyền bá và

tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam ....................................................38

2.2.1. Chủ nghĩa yêu nước đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp xúc và truyền

bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam.................................................................38

2.2.2. Phong trào công nhân đóng vai trò trung tâm trong việc truyền bá và tiếp

thu chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam ...............................................................45

2.3. Sự kết hợp giữa phong trào yêu nước và phong trào công nhân trong

việc xúc tiến nhanh sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.............49

2.4. Vai trò của yếu tố truyền thống và yếu tố thời đại trong công cuộc vận

động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam........................................................53

KẾT LUẬN.........................................................................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................58

3

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Lịch sử dân tộc ta là lịch sử của những cuộc đấu tranh kiên cường, bất

khuất để giữ vững độc lập dân tộc. Giữ nước vốn là một trong những đỉnh cao

của trí tuệ Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước là sức mạnh thần kì của nhân dân ta, là

yếu tố truyền thống cao đẹp trong nền văn hóa bản địa. Trải qua những thăng

trầm của lịch sử nước nhà, với biết bao kẻ thù hung ác nối tiếp nhau giày xéo đất

nước, nhưng không lần nào chúng thắng nổi ý chí và sức mạnh của con người

Việt Nam. Chính vì vậy, tinh thần yêu nước ngày càng ngấm sâu vào tư tưởng,

tình cảm của mỗi người dân Việt Nam, tạo nên những bước phát triển tiếp nối

trong phong trào yêu nước của dân tộc.

Bước vào thời cận đại, nhân dân ta lại một lần nữa đối đầu với kẻ thù xâm

lược vô cùng nham hiểm đến từ phương Tây - thực dân Pháp. Đây cũng là thời

kì mà truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy cao độ. Song kẻ

thù của chúng ta ngày càng mạnh, có trình độ phát triển cao, trang bị kĩ thuật

hiện đại, do vậy muốn giải phóng dân tộc đòi hỏi cần phải có giai cấp tiên phong

được trang bị lí luận sắc bén. Để chủ nghĩa yêu nước được phát huy sức mạnh tối

đa thì cần kết hợp với phong trào công nhân mới có thể đánh thắng kẻ thù.

Đầu thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, cùng với quá trình đẩy

mạnh bành trướng xâm lược của các nước đế quốc là quá trình phát triển mạnh

mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Với sự xuất hiện của

các trào lưu tư tưởng tiến bộ, hình thức giải phóng dân tộc ở mỗi nước ngày càng

đa dạng, diễn ra với nhiều khuynh hướng khác nhau. Ở nước ta, đầu thế kỉ XX,

phong trào yêu nước của tư sản và tiểu tư sản phát triển rầm rộ, song hầu hết thất

bại do không tìm ra con đường đúng đắn, sự nghiệp giải phóng dân tộc không

thể phát triển theo con đường này. Yêu cầu đặt ra lúc đó phải có giai cấp tiên

phong lãnh đạo, có đảng chân chính đứng đầu mới có thể đưa cách mạng đi đến

thắng lợi. Nhiệm vụ trọng đại này đặt lên vai của thế hệ yêu nước mới dưới ngọn

cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga

4

(1917) đã trở thành ngọn đuốc soi đường, mở ra con đường mới đầy hấp dẫn,

đầy triển vọng là con đường cách mạng vô sản cho các dân tộc bị áp bức trên thế

giới cũng như ở Việt Nam đứng lên tự giải phóng mình.

Với quyết tâm tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc, nhà yêu nước

Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với tư tưởng cách mạng

tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở đó con đường cứu nước, cứu dân, giải

phóng nhân dân lao động. Người là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước kết hợp

hài hòa với chủ nghĩa quốc tế, hiện thân của đạo đức cách mạng kết hợp hài hòa

với đạo đức dân tộc truyền thống. Người trở thành nhân vật đóng vai trò trung

tâm, là chiếc cầu nối nối liền chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước và

phong trào công nhân ở Việt Nam. Để từ đó đặt nền móng cho sự ra đời của tổ

chức đảng đại diện cho giai cấp vô sản. Đảng ra đời là một bước ngoặt lớn trong

lịch sử dân tộc, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong

trào công nhân và phong trào yêu nước. Từ đây, phong trào yêu nước đã có ánh

sáng dẫn đường, từng bước lớn mạnh, kết hợp với phong trào công nhân tạo nên

những chuyển biến to lớn trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin chọn đề tài: “Sự kết hợp giữa yếu tố

truyền thống và yếu tố thời đại trong công cuộc vận động thành lập Đảng

Cộng sản Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Yếu tố truyền thống và yếu tố thời đại trong cách mạng Việt Nam là một đề

tài khá quen thuộc và hấp dẫn, được bàn luận khá sôi nổi trong nghiên cứu lịch

sử. Chính vì thế số lượng các công trình nghiên cứu của các học giả trong và

ngoài nước khá nhiều. Liên quan đến đề tài: “Sự kết hợp giữa yếu tố truyền

thống và yếu tố thời đại trong công cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản

Việt Nam” có những công trình sau:

Trong tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1945” của tác giả Nguyễn

Đình Lễ đã đề cập đến tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới Lần thứ nhất

với những hậu quả nặng nề; những thay đổi vị trí, tương quan lực lượng giữa các

nước đế quốc; tạo điều kiện cho Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ

5

đại giành thắng lợi. Chính thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh

hưởng lớn tới phong trào cách mạng thế giới: cao trào cách mạng vô sản bùng

lên sôi nổi, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển mạnh

mẽ. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đã đề cập đến cuộc khai thác thuộc địa Lần thứ

hai của thực dân Pháp và những biến đổi về kinh tế - xã hội của Việt Nam; hoạt

động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc; sự phát triển của phong trào yêu nước và

phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 - 1930; sự ra đời của ba tổ chức cộng

sản.

Hay trong các giáo trình: “Đại cương Lịch sử Việt Nam”, tập II (1858 -

1945) của tác giả Đinh Xuân Lâm; “Tiến trình lịch sử Việt Nam” của tác giả

Nguyễn Quang Ngọc; “Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay” của tác giả Trần Bá

Đệ cung cấp khá đầy đủ những vấn đề thông sử Việt Nam liên quan tới nội dung

đề tài.

Đề cập tới các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có nhiều tác phẩm liên quan

như: “Nguyễn Ái Quốc ở Pháp 1917 - 1923” của tác giả Nguyễn Phan Quang

tìm hiểu rất cụ thể về các hoạt động của Người trên chính mảnh đất của kẻ thù

dân tộc. Trong các tác phẩm “Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử 1890 - 1929”, tập 1

của tác giả Đặng Xuân Kỳ; “Hồ Chí Minh toàn tập”, tập 1, tập 2, tập 9, tập 10;

“Con đường dẫn Mác đến chủ nghĩa cộng sản và con đường dẫn Bác Hồ đến

chủ nghĩa Mác - Lênin” của tác giả Nguyễn Văn Phùng, Kỷ yếu hội thảo khoa

học toàn quốc “Một thế kỉ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5 - 6 - 1911 đến 5

- 6 - 2011)” đã cung cấp nhiều sự kiện quan trọng gắn liền với Người từ hành

trình bôn ba ở nước ngoài, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường

đúng đắn giải phóng dân tộc; cũng như các hoạt động của Người trong quá trình

truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước, quá trình vận động thành lập Đảng

Cộng sản ở nước ta.

Nghiên cứu về những biến động của con đường cứu nước theo khuynh

hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam (1904 - 1925), sự chuyển hóa của các tổ chức

yêu nước theo khuynh hướng cộng sản có các tác phẩm: “Sự chuyển biến của

phong trào yêu nước và mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!