Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học chủ đề "Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người" ở trường trung học cơ sở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ HẠ
SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN
CỦA CƠ THỂ NGƯỜI” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––
HOÀNG THỊ HẠ
SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN
CỦA CƠ THỂ NGƯỜI” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 8 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng
THÁI NGUYÊN – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được các
tác giả công bố trong bất kì công trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, các tài
liệu tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2019
Tác giả
Hoàng Thị Hạ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới PGS
Nguyễn Văn Hồng, Khoa Sinh học - Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô trong Khoa Sinh họcĐại học Sư phạm Thái nguyên; các Thầy, Cô đang giảng dạy bộ môn sinh học tại
các trường trung học cơ sở thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè và các em học sinh
thân mến đã luôn ủng hộ, khích lệ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bắc Kạn, ngày 20 tháng 8 năm 2019
Học viên
Hoàng Thị Hạ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt..........................................................................................iv
Danh mục các bảng .....................................................................................................v
Danh mục các hình.....................................................................................................vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
8. Những đóng góp mới của đề tài..............................................................................3
9. Luận điểm đưa ra bảo vệ .........................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..............................................................................4
1.1.1. Trên thế giới......................................................................................................4
1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................6
1.2. Cơ sở lí luận .........................................................................................................8
1.2.1. Khái niệm THTT và vai trò của THTT trong dạy học.....................................8
1.2.2. Khái lược về năng lực, năng lực GQVĐ.........................................................13
1.2.3. Tiêu chuẩn của THTT sử dụng trong dạy học để phát triển NL GQVĐ
cho HS.......................................................................................................................16
1.2.4. Các thành tố của NL GQVĐ ...........................................................................16
1.2.5. Đánh giá NL GQVĐ ......................................................................................17
1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.3.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................28
1.3.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát ............................................................................28
1.3.3. Nội dung khảo sát............................................................................................28
1.3.4. Phương pháp khảo sát .....................................................................................28
1.3.5. Kết quả khảo sát thực trạng thiết kế và sử dụng THTT của GV Sinh học
ở trường THCS..........................................................................................................28
1.3.6. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức và hiệu quả của việc sử dụng
THTT của HS THCS.................................................................................................32
1.3.7. Phân tích nguyên nhân của thực trạng ............................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................34
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN ĐỂ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH
THCS TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN CỦA
CƠ THỂ NGƯỜI” ..................................................................................................35
2.1. Cấu trúc nội dung và khả năng vận dụng THTT trong dạy học chủ đề “Máu
và hệ tuần hoàn của cơ thể người” ............................................................................35
2.2. Thiết kế và sử dụng THTT trong dạy học chủ đề “Máu và tuần hoàn của cơ
thể người”..................................................................................................................37
2.2.1. Quy trình thiết kế ............................................................................................37
2.2.2. Quy trình sử dụng THTT trong dạy học .........................................................43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................53
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................................54
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.........................................................................54
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm.........................................................................54
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................................54
3.3.1. Chọn đối tượng thực nghiệm ..........................................................................54
3.3.2. Thu thập và Xử lí số liệu.................................................................................54
3.3.3. Thời điểm thực nghiệm sư phạm ....................................................................54
3.3.4. Các bước thực nghiệm ....................................................................................55
3.4. Kết quả thực nghiệm ..........................................................................................58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.4.1. Phân tích định lượng .......................................................................................58
3.4.2. Phân tích định tính ..........................................................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................65
1. Kết luận .................................................................................................................65
2. Kiến nghị...............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Xin đọc là
DH: Dạy học
ĐC: Đối chứng
GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo
GQVĐ: Giải quyết vấn đề
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
NL: Năng lực
PPDH: Phương pháp dạy học
SGK: Sách giáo khoa
STT: Số thứ tự
THTT: Tình huống thực tiễn
THCVĐ: Tình huống có vấn đề
THCS: Trung học cơ sở
TN: Thực nghiệm
VĐ: Vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá các kĩ năng của NL GQVĐ...................................... 20
Bảng 1.2. Thang đánh giá các cấp độ tư duy của Boleslaw Niemierko................ 21
Bảng 1.3. Tóm tắt thang đánh giá NL GQVĐ của HS trong DH Sinh học ở
trường THCS......................................................................................... 27
Bảng 1.4. Mức độ sử dụng THTT trong dạy học sinh học của GV THCS........... 29
Bảng 1.5. Vận dụng THTT vào các khâu của bài học .......................................... 29
Bảng 1.6. Mức độ rèn luyện NL GQVĐ cho HS THCS thông qua việc sử
dụng THTT ........................................................................................... 30
Bảng 1.7. Nguyên nhân gây khó khăn khi thiết kế và sử dụng THTT trong dạy
học sinh học .......................................................................................... 31
Bảng 1.8. Mức độ tiếp xúc với THTT................................................................... 32
Bảng 1.9. Mức độ hứng thú của HS với THTT..................................................... 32
Bảng 2.1. Một số THTT thuộc chủ đề “Máu và tuần hoàn của cơ thể người” ..... 47
Bảng 3.1. Số lượng HS làm được và tỷ lệ % tương ứng ....................................... 58
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định sự sai khác giữa các mức độ qua 4 bài kiểm tra..... 61
Bảng 3.3. Kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức của HS sau khi học xong chủ đề .... 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quan hệ giữa Hoạt động GQVĐ - NL GQVĐ - Đánh giá NL GQVĐ ...... 19
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình xây dựng THTT ................................................................ 38
Hình 3.1. Đồ thị kết quả đánh giá phân tích và hiểu vấn đề của HS .......................... 59
Hình 3.2. Đồ thị kết quả đánh giá kĩ năng đưa ra giải pháp GQVĐ của HS.............. 59
Hình 3.3. Đồ thị kết quả đánh giá kĩ năng trình bày và lập luận vấn đề của HS........ 60
Hình 3.4. Đồ thị kết quả đánh giá kĩ năng đánh giá giải pháp của HS....................... 60
Hình 3.5. Đồ thị kết quả đánh giá kĩ năng vận dụng và phát triển vấn đề của HS..... 61
Hình 3.6. Đồ thị kết quả kiểm tra kiến thức của HS sau khi học xong chủ đề........... 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
Vấn đề đổi mới giáo dục luôn được Đảng ta quan tâm chú trọng. Nghị quyết
29/NQ-TW chỉ ra rằng: “Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận
gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội” [2].
Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực là tất yếu để xây
dựng một nền giáo dục hiện đại. Đây là quá trình chuyển từ học thụ động sang học
chủ động để người học chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng và năng lực cần thiết.
Phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường sự hợp tác và vận dụng kiến thức vào
thực tiễn là những yêu cầu mới đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo
dục. Điều 5 Luật giáo dục đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng
lực tự học, kỹ năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”[33].
1.2. Xuất phát từ tính ưu việt của tình huống thực tiễn
Tình huống thực tiễn là một loại tình huống xảy ra trong thực tiễn. Để giải quyết
THTT đòi hỏi người học phải tìm tòi, sáng tạo và thông qua đó họ sẽ hình thành và
phát triển được NLGQVĐ. Nhờ sử dụng THTT, người học sẽ phát huy kĩ năng tư duy
độc lập, sự sáng tạo và thích ứng linh hoạt với các tình huống khác nhau có thể gặp
phải trong đời sống. Mặt khác, thông qua sử dụng THTT, người học có cơ hội làm
việc và hợp tác với nhau để trao đổi, thảo luận. Đây là yếu tố cơ bản giúp người học
hình thành và phát triển các năng lực cần thiết và tạo cho họ sự hứng thú, kích thích
nhu cầu tìm hiểu và mở rộng kiến thức mà không gây áp lực trong quá trình học tập.
1.3. Xuất phát từ nội dung chủ đề “Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người” có
nhiều kiến thức gần gũi với thực tiễn và thiết thực đối với học sinh
Chủ đề “Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người” cấp THCS có nhiều nội dung
kiến thức gần gũi với thực tiễn và thiết thực đối với học sinh. Đây là cơ hội để GV sử
dụng THTT trong dạy học chủ đề này để phát triển NLGQVĐ cho học sinh.