Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng tình huống thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trong dạy học sinh học cơ thể động vật
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1919

Sử dụng tình huống thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trong dạy học sinh học cơ thể động vật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH LỚP 11

TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH LỚP 11

TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học

Mã số: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HỒNG

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin xam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dân của PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng. Các tài liệu trích dẫn trong luận văn đều có

nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và

chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

Tác giả

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Bộ môn “Sinh học hiện đại & Giáo dục Sinh học”,

Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên. Trong quá trình nghiên

cứu, tôi đã nhận được những sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình

nghiên cứu, thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Bộ môn “Sinh học hiện đại & Giáo dục Sinh

học”, khoa Sinh học, Phòng đào tạo, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - ĐH

Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy Cô, các em HS ở các

trường THPT tham gia vào quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm, các GV đã

gửi ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn động viên,

khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

Tác giả

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................i

Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii

Mục lục ........................................................................................................................ iii

Các từ viết tắt................................................................................................................iv

Danh mục các bảng........................................................................................................v

Danh mục các hình .......................................................................................................vi

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..........................................................................2

4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................2

6. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3

7. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................................3

8. Luận điểm đưa ra bảo vệ............................................................................................4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................................5

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về sử dụng tình huống trong dạy học.......................5

1.1.1.Trên thế giới..........................................................................................................5

1.1.2. Ở Việt Nam..........................................................................................................6

1.2. Cơ sở lí luận............................................................................................................8

1.2.1. Khái niệm tình huống có vấn đề ..........................................................................8

1.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề.................................................................................10

1.2.3. Tiêu chuẩn của tình huống thực tiễn sử dụng trong dạy học.............................12

1.2.4. Các thành tố cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) .........................13

1.2.5. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.................................................................14

1.3. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................25

1.3.1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................25

1.3.2. Đối tượng, địa bàn khảo sát ...............................................................................25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.3.3. Nội dung khảo sát ..............................................................................................26

1.3.4. Phương pháp khảo sát........................................................................................26

1.3.5. Kết quả khảo sát (phụ lục số 3) .........................................................................26

Kết luận chương 1........................................................................................................27

Chương 2: SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH LỚP 11 TRONG

DẠY HỌC SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT.......................................................28

2.1. Giới thiệu cấu trúc nội dung phần Sinh học cơ thể động vật................................28

2.1.1. Cấu trúc nội dung Sinh học cơ thể động vật - Sinh học 11 ...............................28

2.1.2. Nội dung và các yêu cầu cần đạt phần Sinh học cơ thể động vật......................29

2.2. Thiết kế và sử dụng tình huống thực tiễn DH phần Sinh học cơ thể động vật .....36

2.2.1. Quy trình thiết kế THTT trong DH phần Sinh học cơ thể động vật ...................36

2.2.2. Quy trình sử dụng THTT trong DH Sinh học cơ thể động vật..........................41

Kết luận chương 2........................................................................................................54

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................55

3.1. Mục đích TN.........................................................................................................55

3.2. Nội dung TN .........................................................................................................55

3.3. Phương pháp TN...................................................................................................55

3.3.1. Chọn trường, lớp TN .........................................................................................55

3.3.2. Bố trí TN............................................................................................................56

3.3.3. Kiểm tra .............................................................................................................56

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm và biện luận..........................................................58

3.4.1. Phân tích kết quả học tập của học sinh ..............................................................58

3.4.2. Phân tích kết quả phát triển NL GQVĐ của HS................................................68

Kết luận chương 3........................................................................................................72

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................75

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Viết tắt Xin đọc là

1 DH Dạy học

2 ĐC Đối chứng

3 ĐV Động vật

4 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo

5 GQVĐ Giải quyết vấn đề

6 GV Giáo viên

7 HS Học sinh

8 KN Khái niệm

9 MĐ Mức độ

10 MT Mục tiêu

11 ND Nội dung

12 NL Năng lực

13 Nxb Nhà xuất bản

14 PP Phương pháp

15 PPDH Phương pháp dạy học

16 SGK Sách giáo khoa

17 SL Số lượng

18 STT Số thứ tự

19 TN Thực nghiệm

20 THCVĐ Tình huống có vấn đề

21 THPT Trung học phổ thông

22 THTT Tình huống thực tiễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng đánh giá NL GQVĐ của học sinh......................................................17

Bảng 1.2. Tóm tắt thang đánh giá NL GQVĐ của HS ................................................24

Bảng 2.1. Nội dung và các yêu cầu cần đạt phần Sinh học cơ thể động vật ...............29

Bảng 2.2. Nội dung được chúng tôi xây dựng THTT trong phần Sinh học cơ thể

động vật - Sinh học 11..............................................................................35

Bảng 2.3. Thống kê số lượng, mức độ dạy học bằng TH............................................47

Bảng 3.1. Danh sách các bài lí thuyết trong chương trình dạy TN .............................55

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra lần 1 của nhóm lớp TN và ĐC ........58

Bảng 3.3. Phân phối tần suất điểm kiểm tra 1 của nhóm ĐC và TN...........................58

Bảng 3.4. Tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 1......................................................59

Bảng 3.5. Kiểm định

X

điểm kiểm tra trong thực nghiệm (lần 1) của nhóm lớp

TN và ĐC..................................................................................................60

Bảng 3.6. Phân tích phương sai điểm kiểm tra trong thực nghiệm (lần 1) của

nhóm lớp TN và của nhóm lớp ĐC.........................................................61

Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra lần 2 của nhóm lớp TN và ĐC .......61

Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 2 củalớp TN và ĐC................61

Bảng 3.9. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 2 của nhóm

lớp TN và của nhóm lớp ĐC ...................................................................62

Bảng 3.10. Kiểm định

X

điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 2 của lớp TN và

lớp ĐC ......................................................................................................63

Bảng 3.11. Phân tích phương sai điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 2 của lớp

TN và của lớp ĐC....................................................................................64

Bảng 3.12. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra lần 3 của lớp TN và ĐC................65

Bảng 3.13. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 3 của lớp TN và ĐC.............65

Bảng 3.14. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 3 của nhóm

lớp TN và của nhóm lớp ĐC ...................................................................66

Bảng 3.15. Kiểm định

X

điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 3 của lớp TN và ĐC....67

Bảng 3.16. Phân tích phương sai điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 3 lớp TN

và của lớp ĐC ..........................................................................................68

Bảng 3.17. Kết quả đạt được các kĩ năng GQVĐ của HS trong dạy học phần Sinh

học cơ thể động vật bằng THTT...............................................................69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ các nhóm NL chung ..........................................................................12

Hình 1.2. Sơ đồ xác định giải pháp GQVĐ.................................................................13

Hình 1.3. Quan hệ HĐ GQVĐ - NL GQVĐ - ĐG NL GQVĐ ...................................16

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình xây dựng THTT.....................................................................38

Hình 2.3. Sơ đồ tam giác sư phạm...............................................................................41

Hình 2.4. Sơ đồ quy trình dạy học bằng TH....................................................................44

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn tần suất điểm kiểm tra lần 1..............................................59

Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích của nhóm lớp TN và ĐC bài kiểm tra lần 1 .............59

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn tần suất điểm kiểm tra lần 2..............................................62

Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích của nhóm lớp TN và ĐC bài kiểm tra lần 2 .............63

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tần suất điểm kiểm tra lần 3..............................................66

Hình 3.6. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra thực nghiệm lần 3 của lớp TN

và của lớp ĐC...........................................................................................67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực của HS là yêu

cầu tất yếu của thời đại. Vì vậy, trong thế kỉ 21, giáo dục không chỉ đơn thuần là đào

tạo cho người học để “biết đọc, biết viết, biết đếm” nữa. Thay vào đó là sẽ hướng tới

năng lực toàn diện và trách nhiệm hơn, giúp cho người học có thể đối mặt với những

thách thức phức tạp của hiện tại và tương lai.

Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục theo hướng chuyển từ truyền

đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi chép sang hướng người học chủ động trong

quá trình tiếp cận và lĩnh hội tri thức, chuyển từ tiếp cận kiến thức sang tiếp cận NL,

dạy cho người học phương pháp học chủ động, tự thu nhận thông tin một cách có hệ

thống, có sự phân tích tư duy logic, phát triển được NL của mỗi cá nhân, tăng cường

tính chủ động, tự chủ của HS trong quá trình học tập là vấn đề cấp bách qua đó nhằm

nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Với đặc thù Sinh học là khoa học thực nghiệm, do đó việc truyền thụ kiến

thức cho học sinh cũng bắt đầu từ quan sát, mô tả, thực nghiệm, chứng minh đi đến

kết luận. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học trong trường phổ thông, không

thể thiếu việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, vận dụng

các kĩ thuật dạy học hiệu quả,v.v. và sử dụng tình huống thực tiễn (THTT) trong dạy

học là một trong những biện pháp đạt hiệu quả cao.

TH trong dạy học có thể là một dạng bài tập (gọi là bài tập tình huống -BTTH),

câu hỏi chứa đựng các tình huống có nguồn gốc khác nhau (giả định hay thực tiễn),

chứa đựng trong nó các mâu thuẫn nhận thức và tạo ra động cơ thúc đẩy sự tìm tòi,

sáng tạo của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Sử dụng tình huống trong dạy học sẽ rèn cho HS những kĩ năng tư duy đặc biệt

là kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, kĩ năng GQVĐ và vận

dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. Sử dụng TH trong dạy học sẽ giúp HS có thể

chủ động lĩnh hội kiến thức một cách vững vàng, Sử dụng TH là biện pháp hiệu quả

để khích lệ HS tự lực nghiên cứu, gắn việc học lí thuyết với thực hành giải quyết các

tình huống trong thực tiễn đời sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Mặt khác thực tế dạy học Sinh học ở trường phổ thông hiện nay vẫn mang

nặng tính chất thông báo, tái hiện. Bởi vậy, GV cần có phương pháp dạy học tích cực

để các em có thể chủ động tham gia các hoạt động học tập hiệu quả, có như vậy mới

làm cho học sinh thực sự tư duy, sáng tạo, biết làm việc, nghiên cứu khoa học, giúp

việc tiếp thu kiến thức được vững chắc, nhớ kĩ, nhớ lâu.

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG

THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC

SINH LỚP 11 TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT.

2. Mục đích nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng THTT trong dạy học “Sinh học cơ thể động vật” qua đó

góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS THPT.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học cơ thể động vật.

- Đối tượng nghiên cứu: Tình huống thực tiễn và vận dụng tình huống thực

tiễn trong dạy học “Sinh học cơ thể động vật”.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được hệ thống các THTT và vận dụng nó một cách hợp lý

trong dạy học “Sinh học cơ thể động vật” thì sẽ nâng cao kết quả học tập và phát

triển được NL GQVĐ cho HS (thực hiện được mục tiêu “kép”).

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phát triển NL GQVĐ của HS.

5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng TH trong dạy học

5.3. Xác định thực trạng sử dụng tình huống trong dạy học môn Sinh học ở

trường phổ thông

5.4. Xác định cấu trúc thành phần năng lực giải quyết vấn đề và xây dựng bảng

tiêu chí đánh giá NLGQVĐ.

5.5. Giới thiệu nội dung phần Sinh học cơ thể động vật

5.6. Sử dụng tình huống thực tiễn dạy học “Sinh học cơ thể động vật ” trong

khâu hình thành kiến thức mới

5.7. Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các văn bản có tính pháp lí cao của Đảng, Chính phủ, Bộ GD &

ĐT về chiến lược phát triển, đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình và SGK phổ

thông nói chung, chiến lược đổi mới phương pháp dạy học nói riêng.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và PPDH Sinh học, vai trò của tình huống trong

DH nói chung và DH Sinh học nói riêng.

- Nghiên cứu các tài liệu như: chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học,

chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học, nội dung chương trình Sinh học 11… làm cơ

sở cho việc thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học.

6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Điều tra thực trạng

Dùng phiếu điều tra đối với GV và HS nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên

nhân hạn chế về việc vận dụng tình huống trong dạy học môn Sinh học nói chung và

Sinh học cơ thể động vật nói riêng ở trường THPT.

6.2.2. Phương pháp chuyên gia

Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia thuộc lĩnh vực Sinh học và khoa học

giáo dục trong thiết kế và sử dụng tình huống, xây dựng bảng tiêu chí đánh giá

năng lực giải quyết vấn đề.

6.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm song song, trong đó có nhóm đối chứng (ĐC) và nhóm thực

nghiệm (TN) ở một số trường thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm kiểm chứng giả

thuyết khoa học của đề tài.

6.3. Phương pháp thống kê toán học

Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm M. Excel.

7. Những đóng góp mới của đề tài

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, vai trò, ý nghĩa của tình

huống trong DH nói chung và trong DH Sinh học nói riêng.

- Góp phần làm sáng tỏ được vấn đề về khái niệm năng lực, NL GQVĐ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!