Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học kiến thức mới, phần sinh học cơ thể thực vật, sinh học 11 – thpt.
PREMIUM
Số trang
128
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1535

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học kiến thức mới, phần sinh học cơ thể thực vật, sinh học 11 – thpt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG

NGÔ THỊ TY

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY

HỌC KIẾN THỨC MỚI, PHẦN SINH HỌC

CƠ THỂ THỰC VẬT, SINH HỌC 11 – THPT

Đà Nẵng, 2017

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG

NGÔ THỊ TY

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY

HỌC KIẾN THỨC MỚI, PHẦN SINH HỌC

CƠ THỂ THỰC VẬT, SINH HỌC 11 – THPT

Ngành: SƢ PHẠM SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

ThS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

Đà Nẵng, 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực chưa từng được ai công

bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả khóa luận

Ngô Thị Ty

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc

nhất đến cô giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Hải Yến, người đã tận tình hướng

dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Sinh – Môi trường trường

Đại học Sư phạm đã nhiệt tình giảng dạy và có những ý kiến quý báu đóng góp cho

đề tài.

Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu và giáo viên giảng dạy môn Sinh học trường

THPT Phan Thành Tài; giáo viên trường THPT Hoà Vang đã tạo điều kiện thuận

lợi và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Xin gửi lời cảm ơn đến các em học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, trường

THPT Hòa Vang và THPT Phan Thành Tài đã hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi giúp

chúng tôi hoàn thành tốt đề tài khóa luận này.

Cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp 13SS đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá

trình thực hiện đề tài.

Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn, khóa luận này không tránh khỏi

những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Ty

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................

MỤC LỤC ...................................................................................................................

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................

DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...........................................................

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................1

1.1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới của chƣơng trình Sinh học phổ thông ..............1

1.2. Xuất phát từ vai trò của thí nghiệm thực hành đối với dạy học Sinh học........1

1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy học Sinh học ở trƣờng phổ thông.........................2

1.4. Xuất phát từ việc nghiên cứu chƣơng trình Sinh học 11...................................2

2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................3

3.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.................................................................................3

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY

HỌC SINH HỌC.........................................................................................................4

1.1.1 Trên thế giới .................................................................................................4

1.1.2. Ở Việt Nam..................................................................................................5

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................8

1.2.1. Khái niệm thí nghiệm ..................................................................................8

1.2.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học .......9

1.2.3. Tầm quan trọng của TN trong dạy học Sinh học.......................................13

1.2.4. Phân loại thí nghiệm trong quá trình dạy học Sinh học. ...........................16

1.2.5. Yêu cầu của thí nghiệm trong dạy học Sinh học ......................................19

1.2.6. Phƣơng pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học ......................................19

1.2.7. Các yêu cầu khi sử dụng thí nghiệm để dạy kiến thức mới.......................24

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................................................25

1.3.1. Trạng trạng dạy - học Sinh học ở trƣờng trung học phổ thông....................25

1.3.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên .............................................................25

1.3.1.2. Thực trạng học tập của học sinh................................................................27

1.3.2. Nguyên nhân của thực trạng trên. ................................................................29

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..31

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................31

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................31

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................31

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết..............................................................31

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra giáo dục ...................................................................32

2.3.3. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia............................................................32

2.3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ...........................................................32

2.3.5 Xử lí số liệu bằng thống kê toán học ..........................................................34

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................36

3.1. HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM DÙNG TRONG DẠY HỌC KIẾN THỨC MỚI,

PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT, SINH HỌC 11................................36

3.1.1. Cấu trúc nội dung, kiến thức chƣơng trình Sinh học 11 phần “ Sinh học cơ

thể Thực vật” .......................................................................................................36

3.1.2. Hệ thống thí nghiệm dùng để dạy kiến thức mới, phần Sinh học cơ thể

Thực vật, sinh học 11...........................................................................................41

3.2 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VÀ BIỆN LUẬN ...........................67

3.2.1. Phân tích kết quả về mặt định lƣợng. .......................................................67

3.3.2. Phân tích kết quả về mặt định tính ...........................................................71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................73

1. KẾT LUẬN.......................................................................................................73

2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................75

PHỤ LỤC ....................................................................................................................

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Đọc là

1 HS Học sinh

2 ĐC Đối chứng

3 ĐG Đánh giá

4 GV Giáo viên

5 MT Mục tiêu

6 PP Phƣơng pháp

7 PPDH Phƣơng pháp dạy học

8 PTDH Phƣơng tiện dạy học

9 PTTQ Phƣơng tiện trực quan

10 SGK Sách giáo khoa

11 THCS Trung học cơ sở

12 THPT Trung học phổ thông

13 TC Tổ chức

14 TN Thực nghiệm

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1

Kết quả điều tra về phƣơng pháp dạy học bằng thí nghiệm

của giáo viên

26

1.2

Kết quả điều tra về mức độ sử dụng thí nghiệm của giáo viên

trong quá trình giảng dạy môn Sinh học phần Sinh học cơ thể

Thực vật.

26

1.3 Kết quả điều tra về học tập của học sinh 27

3.1

Nội dung kiến thức và mục tiêu dạy học chƣơng trình Sinh

học 11 phần Sinh học cơ thể Thực vật. 36

3.2

Bảng phân phối thí nghiệm thực hành trong chƣơng trình

Sinh học 11 phần Sinh học cơ thể thực vật. 40

3.3 Bảng kết quả hệ thống các thí nghiệm 42

3.4 Số bài kiểm tra trong thực nghiệm sƣ phạm 68

3.5 Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra. 68

3.6 Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra 69

3.7 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 70

3.8 Bảng phân phối tần suất theo xếp loại trình độ học sinh 71

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

hình

Tên hình Trang

1.1 Mối quan hệ các thành tố cơ bản của quá trình dạy học 10

3.1. Qui trình các bƣớc lựa chọn TN để dạy kiến thức mới. 41

3.2. TN1 chứng minh sự thoát hơi nƣớc qua lá 44

3.3. TN chứng minh quá trình quang hợp thải ra O2 ( TN ảo) 46

3.4 Cốc TN để ngoài sáng (A). 47

3.5 Cốc TN để trong tối (B). 47

3.6

TN thử chất khí tạo thành trong ống nghiệm ở cốc B: que

đóm bùng cháy trở lại (C).

47

3.7 Qui trình sử dụng thí nghiệm để dạy kiến thức mới. 49

3.8 Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra 69

3.9 Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 70

3.10 Biều đồ phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS 71

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Xuất phát từ mục tiêu đổi mới của chƣơng trình Sinh học phổ

thông

Đào tạo con ngƣời của thời đại mới đáp ứng với sự phát triển mạnh mẽ của

xã hội luôn là vấn đề quan trọng đƣợc ƣu tiên hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam.

Muốn vậy, đòi hỏi nền giáo dục phải có sự đổi mới một cách toàn diện, căn bản về

mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự

lực và sáng tạo của ngƣời học. Đổi mới phƣơng pháp dạy học là một trong những

nhiệm vụ quan trọng nhất của cải cách giáo dục, vấn đề này đã đƣợc cụ thể hóa

trong Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 – 2020, tại mục 5.3 đã ghi rõ: “Tiếp tục

đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng

phát huy tính tích cực, tự giá, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học ở người học”

[2]. Đặt biệt, sau 2017 sẽ thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông và

sách giáo khoa theo định hƣớng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực ở học

sinh. Theo dự kiến, từ năm 2018 – 2023 thì chƣơng trình đổi mới sách giáo khoa

theo cả ba cấp học sẽ lần lƣợt đƣợc thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Chính vì thế,

phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục cũng cần đƣợc đổi mới mạnh mẽ theo

hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học; tập trung dạy cách học và tự

học, không nhồi nhét chạy theo khối lƣợng kiến thức nhằm phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo ở ngƣời học.

1.2. Xuất phát từ vai trò của thí nghiệm thực hành đối với dạy học

Sinh học

Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm chính vì vậy mọi khái niệm, quy

luật, hiện tƣợng, quá trình trong sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Các kiến thức

Sinh học phần lớn đƣợc phát hiện thông qua quá trình quan sát và thí nghiệm. Thí

nghiệm vừa là phƣơng tiện tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, vừa rèn

luyện năng lực nghiên cứu theo tƣ duy của nhà khoa học. Thí nghiệm giúp kích

thích hứng thú học tập tự lực, tích cực sáng tạo của học sinh, là phƣơng tiện tổ chức

2

các hình thức làm việc tập thể khác nhau, bồi dƣỡng đạo đức cho học sinh. Bởi vậy,

trong dạy học Sinh học ở trƣờng phổ thông thí nghiệm thực hành trở thành một cầu

nối thật sự hiệu quả giữa lí thuyết và thực tiễn giúp nâng cao chất lƣợng chiếm lĩnh

tri thức, kĩ năng mới ở học sinh. Thí nghiệm sẽ là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá

trình học tập nhận thức của học sinh. Đồng thời, sử dụng thí nghiệm trong dạy học

giúp rèn luyện cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập và giáo dục cho các

em lòng say mê nghiên cứu khoa học.

1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy học Sinh học ở trƣờng phổ thông

Thực trạng dạy học Sinh học hiện nay cho thấy, phần lớn giáo viên áp dụng

phƣơng pháp thuyết trình, truyền đạt kiến thức một chiều, ngƣời dạy chỉ chú trọng

giảng giải, minh họa và thông báo các kiến thức có sẵn, còn học sinh ngồi nghe kiến

thức một cách thụ động [9]. Giáo viên vẫn chƣa chú trọng đến việc áp dụng các

phƣơng pháp dạy học tích cực, khai thác phƣơng tiện trực quan và thí nghiệm trong

quá trình dạy học. Nếu có thì việc sử dụng các thí nghiệm Sinh học ở trƣờng phổ

thông vẫn chƣa có nhiều đổi mới, chỉ tập trung trong những bài thực hành nhằm

củng cố, minh họa lí thuyết nên hiệu quả đem lại không cao [10]. Dạy học trên lớp

bằng các thí nghiệm vẫn ít đƣợc chú trọng và khai thác bởi các thí nghiệm phức tạp,

tốn kém, mất nhiều thời gian tổ chức. Thêm vào đó, kỹ năng thực hành của một số

bộ phận giáo viên bộ môn còn nhiều hạn chế dẫn đến tâm lí ngại dạy và tổ chức các

hoạt động thí nghiệm trong giờ học [13]. Trong khi việc sử dụng các thí nghiệm

nhằm mục đích tìm tòi, nghiên cứu để đi đến kiến thức mới sẽ mang lại nhiều ý

nghĩa khác biệt và tạo hứng thú học tập tốt hơn [10]. Vì vậy, để khai thác hết giá trị

của thí nghiệm thực hành thì việc sử dụng thí nghiệm vào bài mới là một trong

những biện pháp tối ƣu nhằm phát huy đƣợc năng lực giải quyết các vấn đề, tính chủ

động và sáng tạo, giúp học sinh hiểu rõ bản chất của sự vật hiện tƣợng Sinh học

trong quá trình học.

1.4. Xuất phát từ việc nghiên cứu chƣơng trình Sinh học 11

Trong chƣơng trình Sinh học 11, kiến thức Sinh học 11 phần “ Cơ thể Thực

vật” tập trung tìm hiểu về các quá trình trao đổi chất và năng lƣợng, về tính cảm

ứng, sinh trƣởng phát triển và sinh sản của thực vật. Đây là một phần kiến thức khá

3

thú vị, gần gũi với học sinh, nguồn nguyên liệu dễ kiếm và dễ đƣa vào lớp học tiến

hành thí nghiệm. Tuy nhiên, việc sử dụng thí nghiệm trong giờ học Sinh học nhằm

tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức mới còn rất ít và chƣa đƣợc chú trọng. Các

thí nghiệm đƣợc bố trí trong các bài lí thuyết và thực hành chỉ tập trung ở cuối

chƣơng nhằm củng cố và minh họa lí thuyết. Chính vì vậy, để nội dung kiến thức

phần “Cơ thể Thực vật” trở nên hấp dẫn đối với ngƣời học hơn thì cần có nhiều thí

nghiệm thú vị trong giờ học để học sinh khám phá và phát hiện ra kiến thức mới [6].

Trên cơ sở đó, các em có thể vận dụng các kiến thức Sinh học vào thực tiễn đời

sống.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sử

dụng thí nghiệm trong dạy học kiến thức mới, phần Sinh học cơ thể Thực vật, Sinh

học 11 – THPT”.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng quy trình sử dụng thí nghiệm và đề xuất cách sử dụng thí nghiệm

cụ thể trong dạy học kiến thức mới phần Thực vật chƣơng trình Sinh học 11, góp

phần nâng cao chất lƣợng dạy và học Sinh học ở trƣờng THPT.

3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu sử dụng thí nghiệm để dạy kiến thức mới phù hợp nội dung thì sẽ

nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy – học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!