Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng thí nghiệm hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học các nguyên tố kim loại lớp 9 ở trường trung học cơ sở
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1425

Sử dụng thí nghiệm hóa học nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học các nguyên tố kim loại lớp 9 ở trường trung học cơ sở

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

----------

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC NGUYÊN TỐ

KIM LOẠI LỚP 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

----------

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC NGUYÊN TỐ

KIM LOẠI LỚP 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Văn An

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Kim Liên

Lớp : 15SHH

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA HÓA HỌC

NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên : NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

Số thẻ sinh viên : 314011151122

Lớp : 15SHH Khoa: Hóa học Ngành: Sư phạm Hóa học

1. Tên đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Sử dụng thí nghiệm hóa học nhằm phát triển

năng lực cho học sinh trong dạy học các nguyên tố kim loại lớp 9 ở trường THCS”

2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy

học ở trường THCS.

- Nghiên cứu phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học nhằm phát triển năng lực cho

học sinh trong dạy học các nguyên tố kim loại lớp 9 ở THCS.

- Thiết một số giáo án sử dụng thí nghiệm hóa học kết hợp với các phương pháp dạy

học tích cực trong chương “Kim loại” lớp 9.

3. Giáo viên hướng dẫn: ThS Phan Văn An.

4. Ngày giao đề tài: 06/09/2018.

5. Ngày hoàn thành: 05/01/2019.

Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. Lê Tự Hải ThS. Phan Văn An

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày….tháng…. năm 2019

Kết quả điểm đánh giá:..................

Ngày…. tháng......năm 2019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN

Nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo, bạn bè và các em học

sinh, cùng với sự cố gắng, kiên trì, nỗ lực hết mình, vượt qua khó khăn, trở ngại,

cuối cùng luận văn đã được hoàn thành.

Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo

ThS. Phan Văn An, người thầy đã luôn hết mình hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ phương pháp giảng dạy và

toàn thể thầy cô của khoa Hóa học- Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã truyền

đạt kiến thức và kinh nghiệm quí báu và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn

thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, những người thân

trong gia đình đã luôn bên cạnh, thông cảm, động viên và tạo mọi điều kiện để

tôi có thể học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc!

Đà Nẵng tháng 1 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Liên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1

2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 2

4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu .................................................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3

6. Giả thuyết khoa học......................................................................................................... 3

7. Cái mới của đề tài............................................................................................................ 3

NỘI DUNG.......................................................................................................................... 4

Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................. 4

1.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN THẾ

GIỚI VÀ NƯỚC TA ........................................................................................................... 4

1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy................................................................................. 4

1.1.2. Khái niệm về phương pháp học................................................................................. 6

1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và nước ta............................................ 6

1.1.4. Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học ở trường trung học ........................ 8

1.2. DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC........................................... 8

1.2.1. Khái niệm năng lực.................................................................................................... 8

1.2.2. Cấu trúc của năng lực ................................................................................................ 9

1.2.3. Quá trình hình thành năng lực ................................................................................. 12

1.2.4. Năng lực của học sinh ............................................................................................. 13

1.2.5. Phát triển chương trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.............. 14

1.3. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM DẠY HỌC LÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUAN

TRỌNG NHẤT TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG .............. 16

1.3.1. Hệ thống các phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông........................... 16

1.3.2. Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông ................................................................. 18

1.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC Ở

TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY.............................................................................. 23

1.4.1. Mục đích điều tra..................................................................................................... 23

1.4.2. Đối tượng và phương pháp điều tra......................................................................... 23

1.4.3. Kết quả điều tra........................................................................................................ 24

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC NGUYÊN TỐ KIM

LOẠI LỚP 9 Ở THCS....................................................................................................... 30

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI LỚP 9 Ở

TRƯỜNG THCS ............................................................................................................... 30

2.1.1. Vị trí và nhiệm vụ của chương trình........................................................................ 30

2.1.2. Nội dung và cấu trúc các nguyên tố kim loại lớp 9 ở trường trung học cơ sở ........ 31

2.2. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC GÓP PHẦN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS ............................. 31

2.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở.......................... 31

2.2.2. Sử dụng thí nghiệm theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ

sở........................................................................................................................................ 36

2.2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TN hóa học........................................... 50

2.3. MỘT SỐ GIÁO ÁN SOẠN THEO HƯỚNG SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁC

THIẾT BỊ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. ......... 51

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...................................................................... 69

3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM .................................................................................... 69

3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM................................................................................. 69

3.3 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM .................................................................................. 69

3.3.1. Chuẩn bị cho TNSP ................................................................................................. 69

3.3.2. Tổ chức thực hiện .................................................................................................... 69

3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...................................................................................... 70

3.4.1. Kết quả các bài kiểm tra thực nghiệm..................................................................... 70

3.4.2. Nhận xét chung........................................................................................................ 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 78

1. Kết luận.......................................................................................................................... 78

2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 80

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DHHH: dạy học hóa học

ĐC: đối chứng

ĐHSP: Đại học Sư phạm

ĐHSPKT: Đại học Sư phạm Kĩ thuật

GV: giáo viên

HH: hóa học

HS: học sinh

KT: kiểm tra

NL: năng lực

NXB: nhà xuất bản

PPDH: phương pháp dạy học

PTHH: phương trình hóa học

PTNL: phát triển năng lực

PPTC: phương pháp tích cực

PTN: phòng thí nghiệm

SGK: sách giáo khoa

SL: số lượng

TB: trung bình

THCS: trung học cơ sở

THPT: trung học phổ thông

TL: tỉ lệ

T.N: thực nghiệm

TNSP: thực nghiệm sư phạm

TN: thí nghiệm

TP HCM: thành phố Hồ Chí Minh

VD: ví dụ

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hòa nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới, ngành giáo dục nước ta đang

đổi mới mạnh mẽ trên các lĩnh vực “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình,

nội dung, phương pháp giáo dục” để có thể đào tạo những con người toàn diện phục

vụ cho sự phát triển khoa học - kĩ thuật và công nghệ. Bộ giáo dục và đào tạo với chủ

trương: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá giáo dục theo

hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp với đánh giá cả quá trình với đánh

giá cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”

đã tổ chức các cuộc tập huấn.

Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, trong đó có nhiều khái

niệm trừu tượng. Cho nên, một trong những định hướng đổi mới dạy học hóa học là:

khai thác đặc thù môn hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú

cho học sinh trong tiết học. Cụ thể là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, các

phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học hóa học. Có thể

nói việc sử dụng thí nghiệm trong dạy hóa học là việc làm hết sức cần thiết để nâng

cao hiệu quả bài lên lớp và phát huy tích cực học tập của học sinh. Thí nghiệm hóa

học có vai trò rất quan trọng vì chúng không chỉ là phương tiện công cụ lao động của

hoạt động dạy học mà thông qua đó giúp cho quá trình khám phá lĩnh hội tri thức

khoa học của học sinh trở nên sinh động và hiệu quả hơn. Hiện nay để thực hiện đổi

mới dạy hóa học ở trường THCS có hiệu quả thì việc sử dụng các phương tiện dạy

học, đặc biệt thí nghiệm là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế ở

các trường THCS, tại rất nhiều trường phần lớn giáo viên chưa có thói quen sử dụng

phương tiện dạy học, tình trạng “dạy chay học chay” vẫn còn tồn tại, học sinh quen

với lối học thụ động nên hiệu quả dạy học chưa cao. Hơn nữa cách thức sử dụng hóa

học thí nghiệm chưa có nhiều đổi mới, chủ yếu để minh họa cho kiến thức chứ chưa

khai thác theo hướng dạy tích cực để kích thích tư duy, phát triển khỏi năng tìm tòi,

sáng tạo cho học sinh. Sở dĩ nhiều GV có quan niệm sai lầm và cách sử dụng TN

2

chưa phù hợp lí do là do chưa thực sự hiểu rõ tác dụng, tiến trình dạy học của mỗi

cách sử dụng TN cũng như chưa biết cách lựa chọn phương thức sử dụng TN cho phù

hợp.

Vì vậy, cần phải đổi mới cách thức sử dụng TN theo hướng tích cực hoá hoạt

động học tập của học sinh nhằm khai thác có hiệu quả những lợi ích to lớn của thí

nghiệm trong dạy học hóa học. Từ đó giúp học sinh thu được kiến thức hóa học qua

sự tìm tòi vừa có được nhận thức hóa học cùng các kĩ năng hóa học cơ bản, nâng cao

năng lực của mỗi học sinh. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Sử dụng thí nghiệm hóa

học nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học các nguyên tố kim loại

lớp 9 ở trường THCS” với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy

học theo yêu cầu hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cách thức sử dụng TN để tổ chức các hoạt động học tập tích cực

cho học sinh qua việc thiết kế các hoạt động dạy học có sử dụng TN kết hợp với các

phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát

triển năng lực cho học sinh THCS.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về TN hóa học ở trường THCS.

- Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng TN hóa học ở trường THCS.

- Nghiên cứu nguyên tắc, quy trình sử dụng các hình thức thí nghiệm để tổ chức các

hoạt động học tập tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

- Xây dựng, thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng TN để phát huy tính

tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá chất lượng và khả năng sử

dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh

ở trường THCS.

3

4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các thí nghiệm hóa học trong quá trình dạy học chương

“Kim loại” hóa học 9 THCS.

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THCS.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Đọc các tài liệu liên quan, phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa kiến thức.

- Trao đổi để tài này với giáo viên hướng dẫn làm khóa luận và giáo viên hướng dẫn

thực tập tại trường THCS Nguyễn Lương Bằng thành phố Đà Nẵng.

- Thực nghiệm sư phạm.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên sử dụng thí nghiệm hóa học để tổ chức các hoạt động của học

sinh một cách có hiệu quả thì sẽ giúp mỗi học sinh nhận ra rằng bản chất của bộ môn

hóa học không phải là những khái niệm trừu tượng hay lí thuyết khô khan mà có

những thí nghiệm trực quan, sinh động, từ đó sẽ nâng cao tính chủ động tích cực của

học sinh, giúp phát triển các năng lực cho bản thân mỗi học sinh, đáp ứng được định

hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá hiện nay.

7. Cái mới của đề tài

- Đề xuất một số giáo án có sử dụng thí nghiệm để dạy học theo hướng phát triển

năng lực của học sinh (4 giáo án).

4

NỘI DUNG

Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN

THẾ GIỚI VÀ NƯỚC TA

1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy

1. Giờ lý thuyết học bài mới

Giờ học lí thuyết là thời gian thầy, cô trình bày bài giảng đã được chuẩn bị để

phục vụ nắm bắt được những vấn đề quan trọng của bài:

- Tham khảo các nguồn thông tin, tài liệu khác nhau, trích dẫn những thông tin có

liên quan nhất đến nội dung bài học, nhằm trình bày các thông tin một cách rõ

ràng, chính xác và dễ hiểu.

- Cung cấp các kiến thức, kĩ năng quan trọng nhất giúp học sinh giải đáp được các

câu hỏi bài tập, các nội dung chính của bài học.

- Giải thích các vấn đề lí thuyết khó.

2. Giờ thực hành

Tiết thực hành là một tiết học riêng với hình thức chủ yếu là thí nghiệm do HS

tự làm (cá nhân hoặc nhóm) nhằm ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức đã học và

rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm.

3. Giờ ôn tập - luyện tập

a. Giờ ôn tập

Theo Từ Điển Tiếng Việt -Viện ngôn ngữ học: Ôn là học lại hoặc nhắc lại để

nhớ điều đã học hoặc đã trải qua. Ôn tập là học và luyện lại những điều đã học để

nhớ, để nắm chắc.

Giờ ôn tập là dạng giờ học lên lớp nhằm nhắc lại, hệ thống lại kiến thức mà HS

đã học trước đó qua một số bài học, một chương hoặc một phần của chương trình một

cách rời rạc thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau theo một logic

nhất định để củng cố khắc sâu kiến thức cho HS.

b. Giờ luyện tập

5

Theo Từ Điển Tiếng Việt -Viện ngôn ngữ học:

Luyện là tập đi tập lại nhiều lần để nâng cao dần khả năng hoặc kĩ năng. Luyện

tập là làm đi làm lại nhiều lần theo nội dung đã học để cho thành thạo.

Giờ luyện tập là dạng bài lên lớp nhằm giúp HS tái hiện lại kiến thức đã học

thành hệ thống từ đó tìm ra được những kiến thức cơ bản nhất, mối quan hệ bản chất

giữa kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn

đề học tập.

4. Kiểm tra

Kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức

năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu của quá trình này. Kiểm tra có

3 chức năng bộ phận liên kết, thống nhất với nhau, xâm nhập và bổ sung cho nhau đó

là: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Mục đích của đánh giá là xác định và

xem lại khi kết thúc một giai đoạn trọn vẹn của dạy học, kết quả học tập của học

sinh đạt đến mức độ nào so với mục tiêu mong muốn. Đánh giá là quá trình xác

định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học. Đánh giá là mô tả

định tính hoặc vừa định tính vừa định lượng những khía cạnh của hành vi (kiến

thức, kĩ năng, thái độ) của học sinh, đối chiếu với những chỉ tiêu của mục đích

dự kiến.

- Phát hiện lệch lạc: Thông qua đánh giá sẽ phát hiện ra cả mặt tốt và mặt chưa

tốt trong trình độ đạt tới của học sinh, thậm chí cả mặt thất bại. Phát hiện lệch

lạc, tìm ra nguyên nhân của lệch lạc là điều quan trọng hơn so với việc liệt kê

thành tích. Từ đó biết sửa chữa lệch lạc, loại trừ lệch lạc.

- Điều chỉnh kế hoạch, uốn nắn lệch lạc: Đánh giá kết quả và phát hiện được lệch

lạc cho phép giáo viên điều chỉnh kế hoạch hành động trong qui trình công nghệ

dạy học của mình tùy thuộc vào nội dung và tính chất của lệch lạc, nhằm mục

đích là uốn nắn, loại trừ lệch lạc, thảo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá

trình chiếm lĩnh khái niệm hóa học của học sinh tiến lên chất lượng mới. Tùy

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!