Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học chương trình hóa vô cơ lớp 12 ở trường trung học phổ thông.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
LÊ THỊ NA LY
Đề tài:
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓAHỌC
VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA VÔ CƠ 12
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM
Đà Nẵng - 2013
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
Đề tài:
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓAHỌC
VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA VÔ CƠ 12
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Na Ly
Lớp : 09SHH
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Văn An
Đà Nẵng - 2013
LỜI CẢM ƠN
Lần đầu tiên thực hiện công việc nghiên cứu em đã gặp không ít khó khăn
trong quá trình thực hiện. Nhờ sự tận tình đặc biệt của thầy giáo – thạc sỹ Phan Văn
An đã giúp đỡ em vượt qua lần lượt những khó khăn và hoàn thành khóa luận này.
Em xin khắc ghi và hứa sẽ phấn đấu, không ngừng học tập để tương lai trở thành
người giáo viên giỏi cả về chuyên môn và nghiệp vụ.
Cũng qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới thầy chủ nhiệm và các thầy giáo, cô
giáo trong hoa Hóa – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, các thầy cô
giáo cùng em các em học sinh hai trường THPT Phan Thành Tài và THPT Hòa
Vang (Đà Nẵng), các bạn sinh viên lớp 09SHH khoa Hóa – Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng…đã tạo điều kiện giúp đỡ cũng như động viên em trong thời gian
học tập và làm nghiên cứu để hoàn thành tốt khóa luận này.
Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan nên khóa luận này không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót nhất định, kính mong được sự góp ý nhận xét đánh giá
của các thầy cô và toàn thể các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 05 năm
2013
Sinh viên:
Lê Thị Na Ly
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong những thập niên của thế kỷ XXI, thế kỉ của nền
văn minh trí tuệ và tri thức. Nền văn minh tri thức coi tri thức là lực lượng trực tiếp
sản xuất ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Để thích ứng và hòa nhập với
trào lưu phát triển của các nước trên thế giới và trong khu vực phải có biện pháp
mạnh mẽ, đồng bộ, khẩn trương khắc phục những khuyết điểm còn thiếu sót góp
phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và các bộ môn học ở trường phổ thông
nói chung.
Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc lồng ghép các thí
nghiệm, các thiết bị dạy học vào trong các bài học hóa học giữ vai trò đặc biệt quan
trọng. Khuynh hướng chung của việc cải cách bộ môn hóa học trong nước và trên
thế giới là tăng tỉ lệ thí nghiệm và nâng cao chất lượng thí nghiệm, các bài thực
hành hóa học. Trước đây, phương pháp dạy học của nước ta còn nặng nề về lí
thuyết, rất nhiều học sinh do không hình dung được thí nghiệm xảy ra như thế nào
nên không tiếp thu được kiến thức, việc hiểu bài nhớ bài là rất khó khăn. Có những
em có thể nói là thông vanh vách về các lí thuyết nhưng đến khi cho các em thực
nghiệm thì các em lại hoàn toàn lúng túng. Không chỉ có những học sinh bình
thường mà có thể thấy ngay ở các học sinh đi tham dự các kỳ thi Olympic Quốc tế
điểm lý thuyết rất cao nhưng điểm thực hành thì thấp, không phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, nếu có sự hỗ trợ đắc lực của thí
nghiệm hóa học và thiết bị dạy học sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học và
làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo thì
chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao.
Trước tình hình đó, các nhà giáo dục đã quyết định phải đưa các thí nghiệm
hóa học và các thiết bị dạy học vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Nhưng
việc làm này hiện nay một số trường, một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức.
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được triển khai trên toàn quốc
rất lâu và đã nhiều tác giả nghiên cứu lĩnh vực này. Tuy vậy, chưa có công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu về thực trạng việc sử dụng thí nghiệm để nâng cao chất
lượng dạy học hóa học ở các trường phổ thông.
Xuất phát từ những tương quan trên và bản thân muốn tìm hiểu. Vì vậy triển
khai đề tài: “Sử dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để nâng cao chất
lượng dạy học chương trình hóa vô cơ lớp 12 ở trường trung học phổ thông” là
cần thiết, phù hợp với tình hình thực tiễn mang tính bức xúc về phương phương
pháp dạy học Bộ môn Hóa học trong trường phổ thông nói riêng, phù hợp với chủ
trương tăng cường phát triển kinh tế – xã hội nói chung.
Tôi chọn đề tài này với mong muốn tích hợp, lồng ghép thí nghiệm hóa học
và thiết bị dạy học phần hóa vô cơ lớp 12 trong chương trình phổ thông để làm cơ
sở nghiên cứu những vấn đề sau khi giảng dạy ở phổ thông.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để đổi
mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương trình hóa
vô cơ lớp 12 ở trường trung học phổ thông.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy học hóa học về thí
nghiệm hóa học và thiết bị dạy học.
2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng TBDH, thí nghiệm hóa học ở trường phổ
thông.
3. Đề xuất trang thiết bị hợp lý và sử dụng có hiệu quả phục vụ cho việc
nâng cao chất lượng dạy học.
4. Triển khai việc sử dụng thí nghiệm hóa học và TBDH về chương trình hóa
vô cơ lớp 12 ở trường trung học phổ thông.
- Triển khai thực nghiệm sư phạm.
- Kiểm tra đánh giá sự phù hợp của kết quả nghiên cứu vào thực tiễn 2
trường phổ thông ở TP Đà Nẵng và Tỉnh QuảngNam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu hệ thống các phương pháp dạy học nói chung và PPDH nói
riêng.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận giúp cho chúng tôi trong quá trình nghiên
cứu cụ thể, mở rộng nghiên cứu những vấn đề liên quan và cho phép kế thừa những
kết quả nghiên cứu của các tác giả.
2. Trò chuyện, trao đổi, tìm hiểu việc học và dạy hóa học, nhằm xác định
thực trạng việc sử dụng các DCTN, thí nghiệm hóa học trong quá trình dạy học hóa
học. Trên cơ sở đó xác định được những nội dung cần cải tiến DCTN, thí nghiệm
cho phù hợp, đề xuất được hướng sử dụng hợp lý thiết bị dạy học phục vụ cho dạy
học hóa học ở trường trung học phổ thông.
3. Phương pháp thực nghiệm: Nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu và
khả năng thực hiện trong thực tế.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đi sâu nghiên cứu việc sử dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học
nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình hóa vô cơ lớp 12 ở trường trung
học phổ thông.
Đề xuất phương pháp sử dụng thí nghiệm phục vụ dạy học hóa học ở trường
trung học phổi thông và sử dụng một cách hợp lý các trang thiết bị dạy học đó theo
hoàn cảnh của trường, của địa phương.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THIẾT BỊ CỦA VIỆC
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỂ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA VÔ CƠ LỚP 12 Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Những phương hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và nước
ta
1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học [6], [7]
Phương pháp là một phạm trù hết sức quan trọng đối với mọi hoạt động. Có
nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp. Có thể định nghĩa: “phương pháp
được hiểu là hệ thống các nguyên tắc, các thao tác có thể nhằm từ những điều kiện
nhất định ban đầu tới một mục đích định trước”.
Hiện nay có nhiều định nghĩa về phương pháp dạy học. Xin nêu một định
nghĩa mới nhất về phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học “là cách thức hoạt động của thầy trong việc tổ chức,
chỉ đạo các hoạt động nhận thức của trò nhằm giúp trò chủ động đạt các mục tiêu
dạy học”.
Việc dạy học hóa học ở trường phổ thông gồm có 4 loại bài học:
1/ Giờ lý thuyết học bài mới:
Giờ lý thuyết học bài mới là hình thức tổ chức mà trong đó giáo viên trong
một khoảng thời gian xác định hướng dẫn, tổ chức các hoạt động dạy học để học
sinh giành lấy kiến thức và kỹ năng mới về hóa học.
2/ Giờ thực hành:
Giờ thực hành là hình thức tổ chức mà trong đó giáo viên củng cố và rèn
luyện khả năng vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành thí nghiệm
và tư duy kĩ thuật. Bồi dưỡng khả năng quan sát, khả năng giải thích hiện tượng thí
nghiệm, minh họa hay cụ thể hóa lại những kiến thức đã học nhờ đó mà có cơ sở
giải thích một số vấn đề thực nghiệm.
3/ Giờ ôn tập – luyện tập:
Giờ ôn tập – luyện tập là hình thức tổ chức mà trong đó người giáo viên ôn
tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức. Luyện tập để rèn luyện khả năng vận dụng
kiến thức, đào sâu, mở rộng kiến thức và chính xác các khái niệm cơ bản của hóa
học.
4/ Kiểm tra:
Kiểm tra là hình thức tổ chức mà trong đó giáo viên tổ chức kiểm tra – đánh
giá kết quả dạy học. Đánh giá chất lượng kiến thức, kỹ năng của học sinh về bề
rộng, bề sâu, độ bền, tính linh hoạt, khả năng vận dụng,… từ đó giáo viên biết được
kết quả việc tổ chức hoạt động dạy học của mình để rút ra kinh nghiệm mà điều
khiển kịp thời hoặc cải tiến phương pháp dạy học.
1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và nước ta
1/ Đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới [6], [1]
Trong những năm gần đây, các tài liệu giáo dục và dạy học của nhiều nước
trên thế giới đều chú ý đến mối quan hệ giữa dạy học và phát triển. Dạy học không
những trang bị cho học sinh kiến thức khoa học mà còn nhằm phát triển năng lực trí
tuệ, năng lực sáng tạo.
Do tác động của kinh tế thị trường, vai trò của giáo dục ngày nay càng được
đề cao và được xem như là một động lực trực tiếp nhất để bồi dưỡng nhân lực, thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Do tác động đó, nhà trường muốn tồn tại và
phát triển thì phải đổi mới cách dạy học cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp đến
kiểm tra – đánh giá, trong đó phương pháp là yếu tố cuối cùng quyết định chất
lượng đào tạo. Từ đó, xuất hiện những hệ dạy học thích hợp với quá trình đào tạo
phân hóa, cá thể hóa cao độ như hệ dạy học “tự học có hướng dẫn” đòi hỏi tỉ trọng
tự lực cao của người học, đồng thời cả sự điều khiển sư phạm thông minh khéo léo
của người thầy. Các phương pháp dạy học hiện đại được phát sinh từ những tiếp
cận khoa học hiện đại như tiếp cận hệ thống, tiếp cận modun, phương pháp
grap.v.v…Từ những phương pháp đó, đã xuất hiện những tổ hợp phương pháp dạy
học như algorit dạy học, grap dạy học, modun dạy học,…Những tổ hợp phương
pháp phức hợp này rất thích hợp với những hệ dạy học mới của nhà trường trong cơ
chế thị trường hiện đại và chỉ có chúng mới cho phép người giáo viên sử dụng phối