Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng tác phẩm văn học trong hoạt động hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 132-137
132 Email: [email protected]
SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG
HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Trương Thị Thùy Anh - Ngô Mạnh Dũng
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Ngày nhận bài: 06/3/2019; ngày chỉnh sửa: 10/4/2019; ngày duyệt đăng: 21/4/2019.
Abstract: In recent years, growing understanding and recognition of the value of science has
shown that science is a particularly important field in early childhood education. In Vietnam,
science inquiry in preschool is an important activity that contributes to creating worth opportunities
which preschoolers are experienced and form important skills, especially cognitive skill. However,
science inquiry activities can be achieved high efficiency when it has been combined with different
factors. In this article, we not only provide an overview of the characteristics of preschool children
at the age 5-6 and scientific exploration activities in preschool, but also focus on proposing some
methods that preschool teachers can use literary works to create a freshness and an attractiveness
for this activity.
Keywords: Science inquiry, preschool children, cognitive skill, literary work.
1. Mở đầu
Có thể thấy, nhu cầu nhận thức là một trong những
nhu cầu vốn có của con người nói chung, trẻ em nói
riêng. Vì vậy, ngay từ những năm tháng đầu đời, ở trẻ đã
xuất hiện xu hướng thích tiếp xúc với các sự vật, hiện
tượng xung quanh bằng những nỗ lực và cách thức khác
nhau. Trong quá trình phát triển, phạm vi tiếp xúc của trẻ
dần được mở rộng và chính nhờ quá trình đó, nhu cầu
nhận thức của trẻ ngày càng được thỏa mãn và phát triển.
Trên cơ sở lĩnh hội và tích lũy được các đặc điểm, tính
chất, mối quan hệ giữa các sự vật, ở trẻ, những biểu tượng
đầu tiên về cuộc sống bắt đầu được hình thành. Tuy
nhiên, mức độ nhận thức và tích lũy tri thức ở trẻ cao hay
thấp không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng
trẻ mà còn chịu sự chi phối của môi trường xung quanh.
Vì vậy, việc tạo ra một môi trường giáo dục mà ở đó, trẻ
được cung cấp cơ hội để tiếp nhận những tri thức mới
thực sự là một việc làm cần thiết.
Bằng việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu
khác nhau như: phương pháp phân tích và tổng hợp lí
thuyết, phương pháp phân tích nội dung, bài viết đề xuất
cách sử dụng tác phẩm văn học (TPVH) trong hướng dẫn
trẻ khám phá khoa học (KPKH). Kết quả của nghiên cứu
cho thấy, việc vận dụng TPVH trong hoạt động KPKH
là một trong những yếu tố góp phần tạo ra môi trường
giáo dục mới mẻ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu nhận thức
ngày càng cao của trẻ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và hoạt động khám phá khoa
học
2.1.1. Đặc điểm trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Ở trường mầm non, trẻ mẫu giáo (TMG) 5-6 tuổi là
một đối tượng đặc biệt khi so sánh với trẻ ở các giai đoạn
trước đó. Đối với TMG 5-6 tuổi, sự phát triển vượt trội
của những đặc điểm tâm lí đã tạo ra những tiền đề quan
trọng trong việc giúp trẻ tham gia các hoạt động nói
chung, hoạt động KPKH nói riêng. Về cơ bản, dựa trên
những thành tựu tâm lí đã tổng kết được, trong mối tương
quan với hoạt động KPKH, TMG 5-6 tuổi có những đặc
điểm tiêu biểu sau:
- Về nhận thức: Ở độ tuổi này, tư duy trực quan hình
tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Vào cuối độ tuổi,
ở trẻ bắt đầu xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ và
những mầm mống đầu tiên của kiểu tư duy logic. Biểu
hiện của kiểu tư duy này là ở chỗ trẻ có khả năng suy luận
tương đối tốt dựa vào vốn kinh nghiệm và biểu tượng
trong đầu. Vì thế, ở một mức độ đơn giản, trẻ có thể hiểu
được bản chất, mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng.
Bên cạnh đó, nhu cầu nhận thức của trẻ ở giai đoạn này
là rất lớn. Cùng với sự phát triển của các quá trình tâm lí,
TMG 5-6 tuổi dễ bị hấp dẫn bởi những gì mới lạ và vì
thế, ở chúng sẽ xuất hiện rất nhiều những câu hỏi có xu
hướng truy tìm nguồn gốc, nguyên nhân và mối liên hệ
giữa các sự vật, hiện tượng. Những kiểu câu hỏi có dạng
như: “cái gì...?”, “tại sao...?”, “như thế nào...?”... được
xem là khá phổ biến ở TMG 5-6 tuổi. Do vậy, giúp trẻ
học cách thỏa mãn trí tò mò thông qua KPKH về môi
trường xung quanh sẽ đóng một vai trò rất lớn trong việc
phát triển nhận thức và thúc đẩy quá trình học tập tích
cực sau này ở trẻ.
- Về chú ý: So với các giai đoạn trước đó, chú ý của
TMG 5-6 tuổi đã có những thay đổi rõ rệt. Điều này được
thể hiện rõ nét thông qua các phương diện như: khối