Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng tác phẩm văn học nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ cho trẻ mầm non.
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1072

Sử dụng tác phẩm văn học nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ cho trẻ mầm non.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 177-179; 176

177 Email: [email protected]

SỬ DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MĨ

CHO TRẺ MẦM NON

Trần Thị Phượng - Trường Cao đẳng cộng đồng Kon Tum

Ngày nhận bài: 30/6/2019; ngày chỉnh sửa: 10/7/2019; ngày duyệt đăng: 18/7/2019.

Abstract: Aesthetic education is an indispensable task in the care and education of preschool

children, it brings children interesting and unique things in life. Aesthetic education in the process

of familiarizing children with literature in a basic and systematic way is a central task of early

childhood education, contributing to the formation of a child's personality. This article analyzes

the role of literature in aesthetic education for preschool children; We also propose some measures

to use literary works to form and develop aesthetic competency for preschool children.

Keywords: Literature, development, preschool children.

1. Mở đầu

Giáo dục thẩm mĩ (GDTM) là một nội dung quan

trọng của giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ và là việc

cần phải tiến hành một cách nghiêm túc từ tuổi mầm

non. Có thể coi trẻ mầm non là thời kì “hoàng kim” của

GDTM. Ở lứa tuổi này, tâm hồn trẻ rất nhạy cảm dễ xúc

động đối với con người và cảnh vật xung quanh, trí

tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú. Do vậy,

năng khiếu nghệ thuật cũng được nảy sinh và phát triển

mạnh mẽ.

Khi nói đến GDTM cho trẻ mẫu giáo, chúng ta

thường coi đó là nhiệm vụ của trường mầm non với các

tiết học tạo hình, âm nhạc,… mà hầu như ít chú ý đến các

tiết học khác và các hoạt động khác của trẻ, đặc biệt là

văn học. Sự cảm nhận đầu tiên, rực rỡ nhất, ấn tượng nhất

về vẻ đẹp được bắt nguồn từ thẩm mĩ trong những tác

phẩm văn học. Chính trong nội dung các tác phẩm văn

học thể hiện mối quan hệ giao tiếp - ứng xử tốt đẹp giữa

con người với con người và giữa con người với cảnh vật

xung quanh. Cái đẹp trong văn học còn thể hiện ở nghệ

thuật ngôn từ giàu hình ảnh và sức gợi cảm. Do đó, cho

trẻ làm quen với tác phẩm văn học là điều kiện quan trọng

để GDTM cho trẻ ở trường mầm non.

Bài viết này phân tích vai trò của văn học trong việc

GDTM cho trẻ mầm non; đề xuất một số biện pháp sử

dụng tác phẩm văn học nhằm hình thành, phát triển năng

lực thẩm mĩ cho trẻ mầm non

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Vai trò của văn học trong việc giáo dục thẩm mĩ

cho trẻ mầm non

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là đưa đến

cho trẻ một chân trời mới của nghệ thuật văn chương, chỉ

văn chương thôi chứ chưa phải văn học với tư cách là

một môn văn hóa đầy đủ. Tác phẩm văn học là một hiện

tượng phong phú, phức tạp nhất của khoa học nghiên cứu

văn học. Cho trẻ 3-6 tuổi tiếp xúc với tác phẩm văn học

là để trẻ bước đầu cảm nhận được sự độc đáo về phong

cách nghệ thuật và vẻ đẹp riêng của nội dung, hình thức

văn chương. Đây là “thế giới mới” của cuộc sống thực

tại, bao gồm thiên nhiên, xã hội con người được diễn tả,

biểu đạt, truyền đạt trong các hình thức đa dạng, độc đáo.

Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi

hiện tượng thiên nhiên vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được; cũng

nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ

như làng quê, cánh đồng, phiên chợ, lớp học, dòng sông,

khu phố...; trẻ được cảm nhận thêm tình làng nghĩa xóm,

tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu. Văn học có thể đề

cập những lực lượng siêu nhiên như thần linh, ông bụt,

cô tiên, phù thủy, quỷ sứ… và những “phép mầu” còn

tồn đọng trong tâm thức dân tộc. Đó cũng là đối tượng

miêu tả của văn học, làm nên sự phong phú, hấp dẫn của

đời sống tinh thần. Nhờ số lượng văn học đáng kể, trẻ sẽ

nhận dạng được văn học, đó là khả năng mô tả cuộc sống

xung quanh phong phú hấp dẫn bằng những dạng thức

khác nhau. Trẻ sẽ nhận biết sự khác nhau về nội dung và

hình thức giữa các thể loại (thơ, truyện). Trẻ biết phân

biệt đó là “cổ tích”; nhận được sự khác nhau của các thể

loại tác phẩm, cảm nhận được cái đặc sắc của cách diễn

đạt hình tượng, qua đó phát triển đời sống tinh thần.

Làm quen với tác phẩm văn học như một cấu trúc

hoàn chỉnh, giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện

giữa hoàn cảnh, trạng thái tình huống và nhân vật, giữa

lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật:

giữa không khí âm sắc giọng điệu chung của tác phẩm

văn học và hành động văn học; bước đầu giúp trẻ nhận

ra sự khác nhau giữa ngôn ngữ truyện thiên về ngôn ngữ

đời thường (khẩu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính,

giàu hình ảnh. Qua tác phẩm văn học, trẻ quen dần tính

chất nhiều nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn học; dần

hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh

đến ý tưởng nhà văn truyền đạt.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!