Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sáng tác và sử dụng truyện về chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------
Đề tài:
SÁNG TÁC VÀ SỬ DỤNG TRUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ NƯỚC
VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Đà Nẵng, tháng 5/2016
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Diệu Hà
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Minh Thư
Lớp : 12SMN2
MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu........................................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
7. Những đóng góp của đề tài..................................................................................... 4
8. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................. 4
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SÁNG TÁC VÀ SỬ
DỤNG TRUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI........................................................................... 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................. 5
1.2. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 6
1.2.1. Một số vấn đề lí luận về tác phẩm văn học....................................................... 6
1.2.2. Một số vấn đề lí luận về truyện dành cho trẻ mầm non.................................. 15
1.2.3. Sáng tác truyện về chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên.......................... 23
1.2.4. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non .. 31
1.3. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 34
1.3.1. Vài nét về cơ sở điều tra ................................................................................. 34
1.3.2. Thực trạng việc sáng tác và sử dụng truyện về chủ đề Nước và các hiện tượng
tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non 20-10 và trường mầm non
Dạ Lan Hương…....................................................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 41
Chương 2: SÁNG TÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ
NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6
TUỔI......................................................................................................................... 42
2.1. Những cơ sở định hướng cho việc sáng tác và sử dụng truyện cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi ........................................................................................................... 42
2.1.1. Chương trình giáo dục mầm non mới đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........... 42
2.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi.............................................................. 43
2.1.3. Đặc điểm cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mầm non .................................. 47
2.2. Sáng tác một số tác phẩm truyện về chủ đề Nước và các hiện tượng tự
nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non.......................................... 51
2.2.1. Những tác phẩm truyện sáng tác..................................................................... 51
2.2.2. Tiêu chí đánh giá các tác phẩm truyện sáng tác ............................................. 51
2.3. Sử dụng những tác phẩm truyện sáng tác về chủ đề Nước và các hiện
tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non ....................... 53
2.3.1. Mục đích ......................................................................................................... 53
2.3.2. Cách tiến hành ................................................................................................ 53
2.4. Thực nghiệm sư phạm ..................................................................................... 60
2.4.1. Mục đích ......................................................................................................... 60
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm.............................................................................. 60
2.4.3. Tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú của trẻ 5 – 6 tuổi đối với các tác phẩm
truyện sáng tác về chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên..................................... 60
2.4.4. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 61
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 64
1. Kết luận................................................................................................................ 64
2. Kiến nghị.............................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 66
PHỤ LỤC
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện nhằm hình thành nhân
cách của một con người. Trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ thì
các tác phẩm văn học đóng vai trò rất quan trọng. Văn học là một loại hình nghệ
thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Các tác phẩm văn học đã gieo vào lòng trẻ
tình cảm yêu mến thế giới xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về
truyền thống dân tộc, nảy sinh ở trẻ lòng nhân ái, mở rộng nhận thức về thiên nhiên
xã hội. Mỗi tác phẩm văn học với nội dung lý thú cùng những hình tượng nghệ thuật
trong sáng luôn có sức lôi cuốn sự chú ý, đem lại niềm vui thích cho trẻ nhỏ, đồng
thời cũng mang lại những tác dụng giáo dục lớn lao. Vì thế, từ lâu văn học được
xem như là một trong những phương tiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện về mọi
mặt.
Đặc biệt, kho tàng truyện dành cho trẻ em rất phong phú với nhiều thể loại
như: truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện dân gian,… mỗi thể loại lại có những đặc
trưng rieeng. Chính những đặc trưng này đã đem lại cho trẻ sự thích thú, dễ chịu và
cũng là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ,khơi mở trí tưởng
tượng của trẻ. Đây cũng là một trong các hình thức nhận thức thế giới của trẻ, giúp
trẻ chính xác hóa những bỉểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh, từng bước
cung cấp thêm những khái niệm mới, và mở rộng kinh nghiệm sống cho trẻ.Đồng
thời, trẻ mầm non đang hình thành và phát triển về ngôn ngữ, việc đọc truyện cho
trẻ nghe và cho trẻ kể lại truyện có tác dụng tích cực cho trẻ phát triển ngôn ngữ qua
ngữ điệu, kích thích việc đặt câu hỏi cho trẻ khi có tình huống cần tư duy, sáng tạo
và tăng thêm vốn từ cho trẻ. Bên cạnh đó, truyện còn có tác dụng rất lớn trong việc
giáo dục đạo đức cho trẻ, bởi vì trẻ rất thích bắt chước và học tập được các đức tính
tốt từ các nhân vật trong truyện. Thông qua các câu truyện, trẻ có thể phân biệt được
người tốt – người xấu, cái tốt – cái xấu…
2
Thế nhưng những điều thú vị về tự nhiên luôn được trẻ quan tâm nhiều nhất.
Bằng chứng là những câu hỏi như: Vì sao mùa hè nóng còn mùa đông lạnh? Vì sao
bầu trời có màu xanh? Vì sao lại có gió? Vì sao lại có mưa? Mưa để làm gì? Vì sao
nước biển lại mặn?... được trẻ thường xuyên đặt ra cho người lớn. Và chủ đề Nước
và các hiện tượng tự nhiên đã giúp trẻ thỏa mãn những mong muốn đó. Không
những thế mục tiêu của chủ đề còn hướng đến việc hình thành ở trẻ khả năng cảm
nhận cái đẹp, biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên, biết tự bảo vệ sức
khỏe trước những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết…
Hẳn những ai làm cha làm mẹ hay các giáo viên mầm non từng rất vui mừng
nhưng cũng không ít lần bối rối khi bắt gặp những thắc mắc ngộ nghĩnh, thông minh
nhưng không dễ giải đáp của con trẻ.Vấn đề đặt ra ở đây là phải giải đáp làm sao
cho trẻ dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ, giúp trẻ nắm rõ vấn đề hơn.
Cách giải đáp được cho là hiệu quả nhất là thông qua các câu chuyện với các nhân
vật đáng yêu, gần gũi với trẻ. Thế nhưng, thực tế hiện nay những câu chuyện sáng
tác về chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiênnhằm làm tăng vốn hiểu biết, giải đáp
những thắc mắc của trẻ về sự kì diệu của cuộc sống là không nhiều. Điển hình một
số câu chuyện mà giáo viên ở các trường mầm non hay sử dụng như: Giọt nước tí
xíu, Cô mây, Hồ nước và mây, Đám mây đen xấu xí.
Từ những lí do trên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Sáng tác và sử dụng
truyện về chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi”nhằm hỗ trợ cho các giáo viên mầm non có thêm nguồn tư liệu về các hiện
tượng tự nhiên để giải đáp thỏa đáng những thắc mắc thường gặp trong cuộc sống
hằng ngày và thỏa mãn lòng ham hiểu biết không ngừng của trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm sáng tác và sử dụng những câu chuyện về chủ đề
Nước và các hiện tượng tự nhiên góp phần hỗ trợ cho giáo viên mầm non có thêm tư
liệu để vận dụng trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Qúa trình sáng tác và sử dụng tác phẩm văn học
cho trẻ mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Qúa trình sáng tác và sử dụng truyện về chủ đề
Nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ được thỏa mãn nhu cầu khám phá khoa học và vốn
hiểu biết của trẻ sẽ tăng thêm nếu giáo viên mầm non có nhiều hơn nữa những câu
chuyện về chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên phù hợp để lựa chọn và sử
dụng trong quá trình giáo dục trẻ.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc sáng tác và sử dụng truyện cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi, nhằm xây dựng hệ thống lí thuyết định hướng cho đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng về việc sáng tác và sử dụng truyện về chủ đề Nước và
các hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hiện nay.
- Sáng tác và sử dụng một số câu chuyện về chủ đề Nước và các hiện tượng tự
nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và thực nghiệm sư phạm.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về việc sáng tác và sử dụng truyện về chủ đề Nước và các hiện
tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non 20-10 và trường mầm
non Dạ Lan Hương .
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tham khảo, thu nhập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hóa những tài liệu có liên quan đến đề tài, cụ thể hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở
lý luận về việc sáng tác và sử dụng tác phẩm văn học cho trẻ mầm non.
4
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại được sử dụng nhằm:
- Trao đổi với các giáo viên mầm non để thấy được nhận thức của họ về việc
sáng tác và sử dụng truyện về chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi. Đồng thời để thấy được những thuận lợi và khó khăn mà các giáo viên
gặp phải trong quá trình sáng tác và sử dụng truyện về chủ đề Nước và các hiện
tượng tự nhiên.
6.2.2. Phương pháp thực nghiệm
Vận dụng các câu chuyện đã sáng tác vào hoạt động giáo dục theo chủ đề
Nước và các hiện tượng tự nhiên ở trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó
đánh giá kết quả thực nghiệm.
7. Những đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần xây dựng cơ sở lí luận liên quan đến sáng tác tác phẩm văn
học nói chung và truyện nói riêng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi về chủ đề Nước và các
hiện tượng tự nhiên. Chúng tôi đã sáng tác được 9 câu chuyện về chủ đề này nhằm
giải đáp những thắc mắc về các hiện tượng tự nhiên mà trẻ thường gặp trong cuộc
sống hằng ngày. Đồng thời thiết kế bộ giáo cụ - sách vải minh họa làm phương tiện
hỗ trợ để thu hút sự hứng thú của trẻ vào câu chuyện.
8. Cấu trúc của đề tài
Luận văn gồm phần mở đâù, phần nội dung, phần kết luận và kiến nghị.
Phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sáng tác truyện về chủ đề Nước
và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Chương 2: Sáng tác và sử dụng truyện về chủ đề Nước và các hiện tượng tự
nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
5
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SÁNG TÁC VÀ SỬ
DỤNG TRUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể là:
Cuốn “Tuyển tập thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non theo chủ đề”,
Nhà xuất bản Giáo dục, do Thúy Quỳnh và Phương Thảo tuyển chọn. Các tác phẩm
được tuyển chọn bao gồm những tác phẩm quen thuộc trong chương trình giáo dục
mầm non, những tác phẩm có chất lượng cao từ những cuộc thi sáng tác thơ truyện
cho trẻ và những tác phẩm được in trên sách báo, tạp chí dành cho trẻ.
Cuốn “Bé ơi xem này: Thời tiết và khí hậu”, Nhà xuất bản Giáo dục. Nội
dung đơn giản, dễ hiểu và rất mới lạ, thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc
sống, giúp trẻ có những kiến thức đầu tiên về thời tiết và khí hậu. Sách vừa chơi,
vừa học cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.
Cuốn “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề”
cho trẻ 5-6 tuổi, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, do Lê Thị Thu Hương chủ biên.
Cuốn “Tuyển chọn thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non chủ đề Lễ hội
và bốn mùa”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, do Thúy Quỳnh và Phương Thảo
tuyển chọn.
Cuốn “Tuyển chọn thơ ca, truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non chủ đề Nước
và các hiện tượng tự nhiên”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, do Thúy Quỳnh và
Phương Thảo tuyển chọn.
Tuy nhiên số lượng truyện về chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên dành
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, chúngtôi nghiên cứu đề tài
“Sáng tác và sử dụng truyện về chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi” nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hỗ trợ các giáo viên
mầm non trong công tác giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
6
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số vấn đề lí luận về tác phẩm văn học
a) Khái niệm tác phẩm văn học
Văn học cũng như nghệ thuật nói chung tồn tại thông qua tác phẩm. Không thể
nói đến nghệ thuật hội họa, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật sân khấu nếu như không
có những bức tranh, những bản nhạc, những vở diễn… Cũng vậy, không thể nói đến
văn học nếu không có những bài thơ, những truyện ngắn, những tiểu thuyết…
Trong toàn bộ hoạt động văn học, tác phẩm văn học vừa là kết quả của hoạt
động sáng tác của nhà văn, vừa là cơ sở và đối tượng hoạt động thưởng thức của
người đọc. Do đó xác định tác phẩm văn học là gì là một vấn đề quan trọng để hiểu
sâu bản chất của văn học. Hơn nữa, bản thân tác phẩm văn học là nơi biểu hiện tập
trung mọi đặc trưng và bản chất của văn học, người ta không thể có được sự hiểu
biết đúng đắn và sâu sắc về văn học nếu không tìm hiểu thấu đáo sản phẩm sáng tạo
của nhà văn cũng như hoạt động thưởng thức của người đọc.
Vì vậy, khái niệm tác phẩm văn học được hiểu như sau:
“Tác phẩm văn học là tế bào của đời sống văn học. Nó không chỉ là kết quả
sáng tạo của nhà văn mà còn là đối tượng tiếp nhận của bạn đọc, đối tượng khảo
sát của nghiên cứu văn học, đối tượng phân tích của giảng dạy văn học.”
Khác với tác phẩm khác, tác phẩm văn học, nghệ thuật có tính đặc thù. Đó là
tác phẩm sáng tạo tinh thần, vừa vật chất, vừa sáng tác của nghệ sĩ, nhưng đồng thời
vừa có sự đồng sáng tạo của người hưởng thụ, tiếp nhận. Thật vậy, văn học phản
ánh đời sống bằng hình tượng nghệ thuật, nhưng hình tượng, do bản chất tinh thần,
tự nó không thể tồn tại được nếu không có yếu tố vật chất mang nó như ngôn ngữ,
kết cấu, văn bản, quyển sách. Các yếu tố này đã được xem xét từ lâu, nhưng một
mặt, thường chỉ được xem như yếu tố tiêu cực, bề ngoài, không quan trọng; hai là
chúng được hiểu một cách tĩnh tại, tách rời người đọc, do đó chưa hiểu được thực sự
tồn tại của tác phẩm văn học. Văn bản viết hay in một tác phẩm văn học, khi chưa
có người đọc, chưa thành tác phẩm, cũng như một bản kí âm của nhạc sĩ, chưa được
biểu diễn với âm thanh, gia điệu của người hát, của nhạc khí thì chưa phải tác phẩm