Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng ngô ngữ lập trình Autolisp tring tự động hóa thiết kế dụng cụ cắt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Kĩ thuật – Công nghệ
1
SỬ DỤNG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH AUTOLISP
TRONG TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT KẾ DỤNG CỤ CẮT
Nguyễn Quốc Tuấn (ĐH Thái Nguyên)
1. Tự động hóa thiết kế trong sản xuất dụng cụ
Thiết kế dụng cụ cắt là quá trình phân tích, tính toán tương đối phức tạp như tính toán
xác định biên dạng lưỡi cắt dụng cụ, xác định kích thước hình dáng hình học, kích thước kết cấu
của dụng cụ cắt… Đây là công việc tiêu tốn nhiều thời gian, nhiều khi không đảm bảo độ chính
xác yêu cầu nếu sử dụng việc tính toán thủ công theo phương pháp truyền thống. Sự sử dụng
m¸y tÝnh ®iÖn tö mở ra một hướng mới trong lĩnh vực thiết kế dụng cụ cắt, được đặc trưng bởi
sự hoàn thiện của các phương pháp tính toán, bởi sự mô đun hóa toán học các quá trình sáng tạo
và có thể tự động hóa quá trình thiết kế dụng cụ cắt. Dụng cụ cắt được tự động hóa thiết kế cho
độ chính xác biên dạng cao, góp phần nâng cao chất lượng gia công. Đặc biệt, ngày nay với sự
phát triển của công nghệ CAD/CAM-CNC việc tự động hóa thiết kế dụng cụ cắt là một phần
không thể thiếu được trong quá trình tự động hóa quá trình sản xuất dụng cụ cắt.
Để thiết kế dụng cụ cắt yêu cầu phải có các thông tin đầu vào như: Kích thước hình dáng
hình học của chi tiết gia công, dạng gia công, máy gia công, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết gia
công…[1] các thông tin này là cơ sở dữ liệu cho sản xuất tự động hóa thiết kế dụng cụ. Quá trình
tự động hóa thiết kế dụng cụ chuyên dùng hoặc hiệu chỉnh và chuẩn bị sản xuất dụng cụ gồm
nhiều giai đoạn có thể trình bày ở hình 1.
Mỗi một giai đoạn của quá trình thiết kế có một thuật toán riêng biệt, được trình bày tổng
quát như sau:
- Dụng cụ cắt được thiết kế tương ứng với một quy trình công nghệ gia công chi tiết nào
đó, được xác định nhờ các bảng về phạm vi sử dụng của dụng cụ.
- Xác định kích thước mẫu đã được tiêu chuẩn hóa đối với dụng cụ, nhưng một số trường
hợp sự tìm kiếm kích thước tiêu chuẩn hóa là không tối ưu.
- Khả năng hiệu chỉnh các dụng cụ tiêu chuẩn có thể được sẽ chuyển sang thiết kế dụng
cụ cắt hiệu chỉnh. Trong trường hợp ngược lại, sẽ hình thành một thông tin để thiết kế dụng cụ
cắt chuyên dùng.
- Khi thiết kế hiệu chỉnh cần tìm ra một kích thước mẫu của dụng cụ tiêu chuẩn phải hiệu
chỉnh. Sau khi chọn được kích thước mẫu yêu cầu của dụng cụ cắt tiêu chuẩn, tìm các thông số
hiệu chỉnh dụng cụ và đưa ra thông số của dụng cụ cần hiệu chỉnh. Bản vẽ sẽ được hình thành
nhờ các kích thước dụng cụ tiêu chuẩn mẫu đã được hiệu chỉnh.
- Việc thiết kế các dụng cụ cắt chuyên dùng đặc biệt sẽ được thực hiện theo kiểu thuật
toán thiết kế dụng cụ cắt đặc biệt và các quy trình công nghệ chế tạo chúng được lập ra theo các
mẫu. Từ thông tin ban đầu sẽ hình thành việc thiết kế theo một mẫu đã định của dụng cụ cắt đặc
biệt, bản vẽ được hình thành từ các kích thước thiết kế và được vẽ tự động.
- Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất dụng cụ chuyên dùng, từ chọn phôi đến xác định
các nguyên công và các bước công nghệ, cũng như tính toán chế độ cắt và định mức thời gian
cho các nguyên công. Sau khi lập được quy trình công nghệ sẽ đưa ra phiếu công nghệ và tiến
hành chuyển sang việc lập kế hoạch kinh tế.