Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng ngôn ngữ lập trình mathematica để giải một số bài toán về “năng lượng liên kết và sự phóng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Mathematica để
giải một số bài toán về “năng lượng liên kết và
sự phóng xạ của hạt nhân” chương trình sách
giáo khoa Vật lý lớp 12 Ban nâng cao
Trần Quí Nam
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Văn Loát
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về giải bài tập vật lý, nghiên cứu phần mềm
Mathematíca trong việc tổ chức dạy học vật lý nói chung và trong dạy soạn thảo và
dạy một số bài tập thuộc phần “ năng lượng liên kết và sự phóng xạ của hạt nhân”.
Tìm hiểu những vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vật lý tại các
trường Trung học phổ thông (THPT) nói chung, tại trường THPT Cổ Loa nói riêng
trong việc sử dụng phần mềm Mathematica nhằm hỗ trợ giải các bài tập vật lý.
Keywords: Phương pháp giảng dạy; Vật lý; Trung học phổ thông; Lớp 12; Phóng xạ;
Hạt nhân; Ngôn ngữ lập trình; Sách giáo khoa
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang ở kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ thông tin và sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, làm cho mâu thuẫn giữa lượng tri thức cần phải trang bị cho
học sinh với thời lượng có hạn của tiết học ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, phương
pháp dạy học truyền thống mà chủ yếu là thầy thông báo kiến thức trò lắng nghe và ghi chép
không còn phù hợp. Đó là tất yếu khách quan đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy và học.
Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải xây dựng
năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh đồng thời còn phải rèn luyện cho học
sinh phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và Vật lý học nói riêng. Tuy nhiên, phương
pháp dạy học các bộ môn khoa học tự nhiên nói chung và bộ môn Vật lý nói riêng ở trường
phổ thông vẫn mang nặng tính chất thông báo, tái hiện. Học sinh ít được tạo điều kiện bồi
dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn luyện và tư duy khoa học, phát triển năng lực giải
quyết vấn đề.