Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng lý thuyết thương mại quốc tế trong phát triển quan hệ kinh tế giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
\
nì
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP. H ồ CHÍ MINH
KHOA ĐÔNG NAM Á
Mạch Thị Mỹ Hoàng
SỬ DỤNG LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUÔC
TẾ TRONG PHÁT TRIEN q u a n h ệ k i n h t ế
GIỮA TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VỚI CÁC
NƯỚC ĐÔNG NAM Á(ASEAN)
(LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ)
TRl/ỔNG ĐẬI HỌC MÓ ĨP .H C M
NHD: PGS.TS Đào Duy Huân
TP. Hồ Chí Minh -n ă m 2004
LÒI MỞ ĐẦU
1/ Ly do chon để tài:
N gay từ thời xa xưa vai trò của thương mại đã được bác học Lê Quí
Đôn khẵng định qua nhận định “ phi cổng bất phú, phi nông bất ổn, phi
thương bất hoạt, phi trí bất hưng”.
T ất cả các nước, không kể chính trị, hệ tư tưởng hay trình độ phát
triển đều có thể tham gia vào quá trình thương mại quốc tế. Ngoại
thương mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép một nước
tiêu dùng nhiều hơn khả năng sản xuất của mình so với trường hợp tự
cung tự cấp, khỏng buôn bán.
Do khác nhau về điều kiện sản xuất, năng suất lao động, một nước có
th ể nâng cao mức sông và thu nhập thực tế của mình bằng cách chuyên
môn hoá vào việc sản xuất và xuất khẩu những m ặt hàng có năng suất
cao nhất, tức là những m ặt hàng được sản xuất từ các nguyên liệu rất
dồi dào trong nước và nhập khẩu những mặt hàng mà yếu tô" đề sản
xuất ra chúng khan hiếm ở trong nước.
Trong xu th ế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, đòi hỏi các
địa phương và doanh nghiệp phải chuẩn bị tâ"t cả những điều kiện để
cùng cả nước tham gia hội nhập kinh tê"quốc tế.
Tính đến năm 2006 phải thực hiện xong việc cắt giảm th u ế quan xuô"ng
còn
0-5% của khu mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), điều này đòi hỏi
các địa phương phải tìm giải pháp đẩy nhanh quan hệ kinh tế với các
nước ASEAN, nêu không sẽ phải tiêu thụ sản phẩm của 9 nước còn lại
và nền kinh tê"sẽ tụt hậu.
Bà Rịa- Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh quan hệ kinh tế với
các nước ASEAN, nhưng những năm qua quan hệ kinh tế với các nước
trong khu vực chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, cần phải đánh giá
lại, đưa ra các giải pháp đẩy nhanh quan hệ kinh tế. Đây cũng là lý do
tại sao em chọn đề tài này làm bài tôt nghiệp đại học.
2/ M uc tiêu, nhiệm vu của để tài:
Mục tiêu: Sử dụng các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá những
hiệu quả và những hạn ch ế trong quun hệ kinh tế giữa tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu với các nước ASEAN. T rên cơ sở đó đưa ra các giải pháp
nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế của hai bên.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các lý thuyết thương mại quốc tế làm cơ sở cho việc
xác định lợi th ế trong hoa(t động thương mại quốc tế của một
quốc gia.
- Phân tích thực trạng quan hệ kinh tế của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
với các nước ASEAN trong thời gian qua để thấy những thành
tựu và hạn ch ế gắn với những lợi th ế và bất lợi như th ế nào.
- Đề ra những giải pháp phát huy các lợi thế, khắc phục những bất
lợi đốĩ với hoạt động thương mại của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng
như của Việt Nam.
3/ Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp định tính như phân tính tổng hợp, đôi
chiếu so sánh, qui nạp diễn dịch, hệ thống cấu trúc đưực vận dụng để
phân tích thực trạng quan hệ kinh tế của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với các
nước ASEAN trong thời gian qua.
4/ Đ ôì tương và pham vi nghiên cứu:
Đốì tượng nghiên cứu là quan hệ kinh tế của tính Bà Rịa Vũng Tàu với
các nước ASEAN. Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở một
sô"lĩnh vực về quan hệ đầu tư và một sô" sản phẩm mà tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu có lợi th ế khi quan hệ với các nước ASEAN.
Đe có đưọc công trình nghiên cứu này em xin chân thành cảm tạ:
• Mẹ: Người có công sinh thành và nuôi dưỡng em cho đến ngày hôm
nay.
• Phó giáo sư - tiến sĩ Đào Duy Huân: Người tận tình hướng dẫn để em
hoàn thành tốt bài luận văn này
• Giám đốc và các anh chị trong Sở ngoại vụ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em hoàn thành đế tài này.
• Giáo sư Nguyễn Quốc Lộc là người đã tận tình hướng dẫn chúng em
môn “ Phưong pháp nghiên cứu khoa học”, giúp em có cái nhìn tống
thể về cấu trúc cũng như nội dung của một bài luận văn.
• Cô Phan Hồng Xuân: người lãnh đạo khoa Đông Nam Á đã tạo điều
kiện cho chúng em làm đề tài tốt nghiệp.
• Quí thầy cô khoa Đông Nam Á trường Đại học Mở -Bán công TPHCM
đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong suốt khóa học.
Mục lục
Lòi mở đầu
1/ Chương 1: Tổng quan các lý luận về thương mại quốc tể.
1.1 Các lý thuyết về thương mại quốc tế và Vai trò của thương mại
quốc tế trong phát triển kinh tế
1.1.1 Các lý thuyết về thương mại quốc t ế . ....................-................................. 1
1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế trong tăng trưởng và
phát triển kinh tế của một quốc gia— ..............................................................13
1.2 Lợi th ế và bất lợi trong thương mại quốc tế................................................14
1.3 Tác động của thương mại quốc tế đối với tỉnh Bà Rịa -Vũng T àu......— 17
2/ Chương 2: Thực trạng quan hệ kinh té giữa
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các nước Asean tronẹ những năm qua.
2.1 Tổng quát quan hệ kinh tế của Tỉnh với thế giới.........................................22
2.1.1 Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu của Tỉnh------------------------- 23
2.1.2 Nhận xét hoạt động xuất khẩu......................................-.........-...........27
2.1.3 Tình hình xuất nhập khẩu ở Tỉnh có thuận lợi và khó khăn—........31
2.2 Quan hệ kinh tế Tỉnh với các nước ASEAN
2.2.1 Hoạt động đầu tư...................-..................................................................33
2.2.3 Hoạt động thương mại (các họat động xuất nhập khẩu).................... — 37
2.3 Đánh giá ch u n g ....................................................................................... 38
3/ Chương 3: Các giải pháp phát triển quan hệ kinh tế
giữa tinh Bù Rịa - Vũng Tàu với các nước Asean dựa trên lợi thế so sánh
3.1 Tiềm năng tạo ra lợi thế trong quan hệ kinh tế của
tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu với các nước Asean...............-............-....................... 41
3.1.1 Tiềm năng du lịch—........................................................................... — 42
3.1.2 Tiềm năng dầu khí-................................................... —......................- 43
3.1.3 Tiềm năng hải sản............................................ -...................................44
3.1.4 Tiềm năng phát triển cảng................................................................... 45
3.1.5 Tiềm năng nông nghiệp....................................................................... 46
3.1.6 Các lợi thế phát triển các khu công nghiệp
tỉnh Bà Rịa -Vũng T àu................. — ...............-—..................................... 49
3.2 Các giải pháp để phát triển mối quan hệ kinh tế
giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các nước Asean
3.2.1 Các sản phẩm hàng hóa có lợi th ế để xuất khẩ u sang Asean........50
3.2.2 Giải pháp cụ thể để tăng cường xuất khẩu các hàng hoá
có lợi th ế sang các nước Asean............-............. ................ ........................53
3.3 Các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu nhằm mở rộng quan hệ kinh tế với các nước ASEAN-----57
3.4 Kiến nghị
3.4.1 v ề thương mại--...................—...................................................... 63
3.4.2 về đầu tư.....................................................................— ............ 64
3.4.3 v ề du lịch—...................................... -............... ........................... 67
3.4.4 Một sei kiến nghị với tỉnh trong việc việc mở rộng
quan hệ kinh tế với Lào và Cam puchia-........................................ —67
Kết luận
Phu lue
PHỤ LỤC
1/ Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á.......... -...................................71
2/ Danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi.........................................................— 80
3/ Các ưu đãi đầu tư theo địa bàn thuộc doanh nghiệp B và C-.................................. 83
4/ Hình thức và mức ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư có dự án
đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư..............................................................................86
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh tháng 4/ 2004......................................... 25
Bảng 2: Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu....................... .................................— 26
Bảng 3: Tình hình xuất nhập khẩu của Tỉnh với các nước Asean—........................ 38
Bảng 4: Tiềm năng về trồng trọt của Tỉnh.........................-................ -..................... 56
Bảng 5: Tiềm năng về chăn nuôi của Tỉnh............. —..............................................- 69
Bảng 6: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu...... ......... -................ 69
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng Xuất nhập khẩu và GDP của Asean 5(%)................... 73
Bảng 8: Sự chuyển dịch co cấu kinh tế của các nước Asean(%)...... ........................ 73
Bảng 9: Mối liên hệ giữa thương mại, tăng trưởng kinh tế và
các chỉ tiêu xã hội của Asean...................-............................................................... — 74
Bảng 10: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu ngành thủy sản Bà Rịa -Vũng Tàu......... 75
Bảng 11: Giá trị sản xuất Nông nghiệp theo giá hiện hành.....................................— 75
Bảng 12:Tổng hợp sản lượng kinh phí đề tài nghiệm thu
trong giai đoạn (1992-2001)...... ..................-....................... ....................................... 76
Bảng 13:Bảng giá trị xuất nhập khẩu (1998-2002)..................-.......-.......................... 76
Bảng 14:Các chỉ tiêu đạt được....................................................................................... 76
Bảng 15: Kết quả hoạt động của các khu công nghiệp
trên địa bàn Tỉnh năm 2002....................................................... ....................................77
Bảng 16: Bảng giải quyết việc làm và đào tạo chuyên môn
kỷ thuật cho người lao động của Tỉnh giai đoạn 1996-2002....................................... 77
Bảng 17: Mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2005................................................. 78
Bảng 18:Giá trị sản lượng các ngành kinh tế-................................................................ 78
Bảng 19:Chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu đến năm 2005.................................................. 79
Bảng 20:Giá trị ngành hàng xuất nhập khẩu năm 2001-2002— ................................ 79
Bảng 21 :Chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu đến năm 2005.................................................. 80
Bảng 22: Hoạt động xuất nhập khẩu 5 tháng năm 2004.................... — ........-......... 80
Bảng 23: Tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2004............-............................91
Bảng 25: Tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài trên địa bàn tinh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2004
Bảng 26: Danh sách các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2004
Bảng 27: Danh sách các doanh nghiệp Malaysia có vốn đầu tư nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Bảng 28: Danh sách các doanh nghiệp Singapo có vốn đầu tư nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Bảng 29: Danh sách các doanh nghiệp Indonesia, Thái Lan có vốn đầu
tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUÁT CÁC LÝ LUẬN VÊ THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
1.1 CÁC LÝ THUYẾT VÊ THƯƠNG MẠI QUÔC TÊ VÀ
VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ.
1.1.1 Các lý thuyết về thương mại quốc tế:
1.1.1.1 Các lý thuyết cổ điển về thương mại quốíc tế:
a/ Quan niệm của phái trọng thương (mercantilism) v'ê thương mại quốc
tế:
Vào thế kỉ 16,17 các nhà trọng thương cho rằng một quốc gia muôn trở
nên giàu mạnh phải xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Thặng dư xuất khẩu
sau đó được chuyển thành vàng nén hay kim loại quí như vàng, bạc. Môt
nước càng có nhiều vàng, bạc thì càng giàu mạnh và cókhả năng xâm chiếm
nhiều thuộc địa. Mặt khác, nhiều vàng cũng có nghĩa là có nhiều tiền trong
lưu thông nhờ đó mở rộng được hoạt kinh doanh. Do đó, Chính phủ phải làm
tất cả những gì có thể để kích thích xuất khẩu của quốc gia và hạn chế nhập
khẩu(nhất là những hàng xa xỉ), từ đó kích thích tăng sản lượng và việc làm.
Trong mọi trường hợp các nhà trọng thương ủng hộ sự kiểm soát chắt chẽ
của Chính phủ đối với tất cả những hoạt động kinh tế và chủ trương ủng hộ
chủ nghĩa dân tộc về kinh tế và họ tin rằng một quốc gia chỉ có thể có lợi khi
các quốc gia khác chi tiêu. Tuy nhiên, vì tất cả các quốc gia không thể đồng
thời có thặng dư xuất khảu và khối lượng vàng, bạc cố định vào một thời
điểm nào đó, một nước chỉ có thể có lợi khi các nước khác chi tiêu,
b/ Trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đốỉ của Adam Smith:
Trong tác phẩm “Sự thịnh vượng của quốc gia” xuất bản năm 1776
Adam Smith đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyên môn hoấ như là một
nguồn lực để gia tăng sản lượng và ông cũng đã xem xét thương mại quốc tế
như là một trường hợp đặc biệt để chuyên môn hoá: trong một thế giới mà
những nguồn lực hữu ích khan hiếm và con người dù muôn cũng không thể
thoã mãn hoàn toàn nhu cầu của mình, mỗi quốc gia phải chuyên môn hoá
2
sản xuất những hàng hoá với những công cụ thích hợp nhất; xuất khẩu một
bộ phận hàng hoá này, trao đổi lấy những hàng hoá khác mà vì lý do nào đó
mình không thể sản xuất ra một cách dễ dàng được. Theo Adam Smith, trao
đổi giữa hai nước dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối. Khi một nước A sản xuất
hàng hoá X hiệu quả hơn nước B nhưng sản xuất hàng hoá Y kém hiệu quả
hơn còn nước B ngược lại thì cả hai có thể có lợi bằng cách chuyên môn hoá
vào việc sản xuất hàng hoá mà mình có lợi thế tuyê(t đối và trao đổi phần
sản phẩm thặng dư với nước kia. Khi đó các nguồn lực được sử dụng hiệu
quả nhất và sản lượng của cả hai hàng hoá sẽ tăng lên. Sự gia tăng sản lượng
của cả hai loại hàng hoá đo lường lợi ích của chuyên môn hoá sa(n xuất giữa
hai nước thông qua trao đổi.
Adam Smith tin rằng tất cả các quốc gia sẽ có lợi từ thương mại tự do và ủng
hộ chính sách tự do kinh doanh (có nghĩa là Chính phủ nếu có thể càng ít can
thiệp vào hệ thống kinh tế càng tốt). Thương mại tự do có thể làm cho việc
sử dụng các nguồn lực của thế giới hiệu quả và tối đa hoá phúc lợi thế giới.
Chỉ có vài ngoại lệ đối với chính sách tự do kinh doanh và thương mại tự do
này. Một trong những ngoại lệ đó là bảo vệ những ngành công nghiệp quan
trọng của quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều có nhiều hạn chế đối với
thương mại quốc tế. Các hạn chế thương mại luôn luôn được hợp lý hoá dưới
hình thức phúc lợi quốc dân. Trên thực tế các hạn chế thương mại luôn được
những ngành và những người bị ảnh hưởng do nhập khẩu ủng hộ. Các hạn
chế thương mại có lợi đối với một số ít người nhưng gây thiệt hại cho nhiều
người. Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích thương mại giữa các
nước phát triển và đang phát triển nhưng chưa giải thích được thương mại
giữa các nước phát triển với nhau. Lý thuyết lợi thế tương đối (hay lợi thế so
sánh) của Ricardo có thể giải thích được điều này.
c/ Trao đổi trên cơ sở lợi thế so sánh (LTSS) của Ricardo:
Năm 1817 Ricardo xuất bản cuốn sách “Các nguyên tắc của kinh tế
chính trị và thuế khoá” trong đó ông giải thích qui luật lợi thế so sánh
(LTSS). Theo qui luật LTSS, ngay cả khi một nước sản xuất kém hiệu quả
hơn nước khác cả hai mặt hàng, thương mại vẫn có lợi cho cả hai nước.
Mô hình của David Ricardo được xây dựng trên cơ sở các giả định sau:
- Có hai quốc gia cùng sản xuất ra hai loại hàng hoá, bằng cách sử
dụng một nhân tố sản xuất duy nhất là lao động.
- Năng suất của hai quốc gia là khác nhau; hơn nữa, năng suất lao động
ở một nước cao hơn ở nước kia về cả hai loại sản phẩm.
- Sở thích tiêu dùng là như nhau ở cả hai quốc gia.
3
- Có sự cạnh tranh hoàn hảo trong tất cả các thị trường hàng hoá và thị
trường sức lao động; không tính đến chi phí vận tải, thuế quan và các
hàng rào phi mậu dịch khác.
- Lao động có sự dịch chuyển linh hoạt trong phạm vi quốc gia nhưng
không có sự dịch chuyển trên phạm vi quốc tế.
- Mỗi nước sẽ chuyên môn hoá trong việc sản xuất và xuất khẩu mặt
hàng mà bất lợi tuyệt đôi nhỏ hơn(có nghĩa là có LTSS) và nhập khẩu
những mặt hàng bất lợi tuyệt đối lớn hơn(nghĩa là không có LTSS)
Kết luận chung có thể rút ra là nếu mỗi nước chuyên môn hoá vào việc sản
xuất sản phẩm mà họ có LTSS , tổng sản lượng thế giới của mỗi loại hàng hoá
sẽ tăng lên. Tuy nhiên cần chú ý là chuyên môn hoá theo LTSS không thúc
đẩy thế giới sản xuất sản lượng tối đa có thể sản xuất nếu tất cả lao động được
tự do di chuyển đến nước sản xuất hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trao đổi hàng
hoá tự do có thể thúc đẩy thế giới sản xuất nhiều hơn mọi thứ khi so sánh với
trường hợp các nước không tiế hành thương mại quốíc tế với nhau. Cuối cùng
thương mại tự do có lợi ( có nghĩa là gia tăng sản lượng tiềm năng của thế giới
đốỉ với mỗi loại hàng hoá) nếu và chỉ nếu có một sự khác nhau về yêu cầu lao
động tương đối giữa các nước . có nghĩa là nếu nước này sản xuất có hiệu quả
hơn nứơc kia mọi loại hàng hoá nhưng không có sự chênh lệch về chi phí
tương đối thì không có cơ sở cho sự trao đổi.
Điểm thiếu sót trong lý thuyết LTSS của D. Ricardo là không xác định
được tỉ lệ trao đổi quốc tế hay còn gọi là giá quốc tế vì trong chi phí sản xuất,
D.Ricadro chỉ mới tính đến yếu tố duy nhất là lao động còn các yếu tô" khác
như vốn, kỷ thuất chưa được đề cập đến.
d/ Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler:
Theo Haberler chi phí của hàng hoá X là sô" lượng hàng hoá Y phải từ bỏ
để dành nguồn lực đủ để sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá X. Giả định rằng
chi phí hay giá cả một hàng hoá phụ thuộc vào lao động hao phí để tạo ra nó.
Kết quả là một nước có chi phí cơ hội trong sản xuất thấp hơn sẽ có LTSS về
hàng hoá đó(và không có LTSS đối với hàng hoá thứ hai). Theo Haberler, chi
phí cơ hội cho từng quốic gia có sự khác nhau và điều này làm cơ sở phát sinh
thương mại quốc tế. Khi tham gia thương mại quốc tê" mỗi quốc gia sẽ chuyên
môn hoá sản xuất loại sản phẩm mà họ có chi phí cơ hội thâ"p để trao đổi với
các nước có chi phí cơ hội cao hơn. Như thê", thông qua thương mại quốc tế,
các quốc gia sẽ được tiêu dùng nhiều hơn những gì mà mình có thể sản xuất ra
do chuyên môn hoá sản xuất và do đó làm tăng tổng sản lượng các loại sản
phẩm được sáng tạo ra.
4
Kết luận này này cũng giông như trong trường hợp qui luật lợi thế so
sánh dựa trên lý thuyết giá trị lao động, nhưng ở đây chúng ta giải thích dự
trên lý thuyết chi phí cơ hội. Điểm hạn chế của Haberler là ông cho rằng chi
phí cơ hội của các loại sản phẩm là không đổi và chưa tính đến sở thích, thị
hiếu tiêu dùng ở hai quốc gia. Trên thực tế, học thuyết về thương mại quốc tế
hiện đại đã chứng minh rằng chi phí cơ hội của một sản phẩm có xu hướng
tăng lên khi một quốc gia dành càng nhiều tài nguyên để sản xuất ra loại sản
phẩm đó.
1.1.1.2 Các lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế:
a/ Lý thuyết chuẩn về thương mại quốc tế:
Thực tế chi phí cơ hội luôn gia tăng, có nghĩa là quốc gia phải từ bỏ ngày
càng nhiều một hàng hoá để dành nguồn lực cho việc sản xuất thêm một đơn
vị hàng hoá khác. Chí phí cơ hội gia tăng gia tăng được thể hiện bằng một
đường giới hạn khả năng sản xuất lõm về phía gốc (thể hiện chí phí cơ hội gia
tăng) thay vì là một đường thẳng. Sở thích, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi
được biểu hiện qua đường cong lồi từ góc toạ độ, vị trí hình dạng đó chính là
đường cong bàng quan.
b/ Nguồn lực sản xuất vốn có và lý thuyết H-0 (Hecksher-Ohlin):
Năm 1919 Eli Hecksher- một nhà kinh tế Thụy Sĩ xuất bản một bài báo với
tựa đề “Ấnh hưởng của ngoại thương đối với phân phối thu nhập” trong đó
ông giới thiệu phác thảo lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế. Bài báo
không gây được chú ý gì cho đến 10 năm sau đó khi Bertil Ohlin(người đoạt
giải Nobel năm 1977 về thương mại quốc tế cùng với Hames Meade là học trò
của Hecksher) nghiên cứu, bổ sung và làm sáng tỏ tư tưởng của Hecksher qua
việc xuất bản quyển sách mang tên “Thương mại giữa các vùng và giữa các
nước” vào năm 1933. Lý thuyết H-O nghiên cứu cơ sở của LTSS và ảnh
hưởng của thương mại quốc tế đối với thu nhập nhân tố trong hai nước.
Lý thuyết H-0 dựa trên các giả định sau:
- Có hai nước A và B, hai hàng hoá X và Y và hai nhân tô" sản xuất là vốn và
lao động. Cả hai nước sử dụng cùng một loại kỷ thuật sản xuất.
- Hàng hoá X là hhàng hoá thâm dụng lao động và hàng hoá Y là hàng hoá
thâm dụng vốn của cả hai nước.
- Lợi suất theo qui mô không đổi trong cả hai nước.
- Chuyên môn hoá sản xuất chưa hoàn toàn trong cả hai nước.
- Thị hiếu trong hai nước tương tự nhau.
5
- Cạnh tranh hoàn hảo trong cả hai thị trường hàng hoá và nhân tố trong cả
hai nước.
- Các nhân tố di chuyển trong phạm vi quốc gia nhưng không di chuyển trên
phạm vi quốc tế.
- Chi phí vận tải không đáng kể, không có thuế quan hay những trở ngại khác
đối với thương mại quốc tế tự do.
Lý thuyết Hecksher-Ohlin bao gồm hai định lý: định lý Hecksher-Ohlin (liên
quan đến phương thức thương mại (patern of trade) và lý thuyết cân bằng giá
cả yếu tố sản xuất và phân phối thu nhập (đề cập đến ảnh hưởng của thương
mại quốc tế đối với giá của các nhân tố).
Định lý Hecksher-Ohlin:
Từ tác giả định trên chúng ta có thể phát biểu định lý Hecksher-Ohlin
như sau: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hoá mà các nhân tố để sản
xuấtra chúng tương đối dư thừa và rẻ ở trong nước và nhập khẩu những hàng
hoá mà các nhân tố để sản xuất ra những hàng hoá đó tương đối han hiếm và
mắc ở trong nước đó. Nói tóm lại, các quốc gia có lao động dồi dào, nhưng tư
bản khan hiếm, sẽ xuất khẩu những hàng hoá tương đôi thâm dụng vốn. Nước
A sẽ xuất khẩu hàng hoá X vì hàng hoá X là hàng hoá thâm dụng lao dộngvà
lao động tương đối dồi dào và rẻ ở nước A. Mặt khác, nước B xuất khẩuhàng
hoá Y là hàng hoá thâm dụng vốn và vốn tương đối dư thừa và rẻ ở nước B.
Tỷ sô" r/w ở nước B thấp hơn ở nước A (r-giá cả tư bản; w- giá cả lao động).
Định lý Hecksher-Ohlin: cho rằng sự chênh lệch trong giá tương đối cũa
hàng hoá do sự dư thừa tương đối cácnhân tố hay nguồn lực giữa các nước là
nguyên nhân cơ bản quyết định LTSS và TMQT. Vì lý do này, lý thuyết
Hecksher-Ohlin thường được xem như lý thuyết tỷ lệ nhân tô" hay lý thuyết
nguồn lực nhân tố (factor-endowment). Định lý Hecksher-Ohlin giải thích
LTSS và mặc nhiên côngnhận rằng sự khác nhau do dư thừa tương đối các
nhân tố và khác nhau về giá cả các nhân tô" là nguyên nhân gây nên sự khác
nhau trong giá tương đối hàng hoá trước khi trao đổi giữa hai nuớc. Do đó sự
khác nhau trong giá tuyệt đôi hàng hoá giữa hai nước là nguyên nhân của sự
thay đổi.
Lý thuyết cân bằng giá cả yếu tô"sản xuất và phân phối thu nhập :
Lý thuyết này được Paul Samuelson (người được giải Nobel kinh tê" năm
1976) chứng minh một cách tỉ mỉ.
Với các giả định trên, chúng ta có thể phát biểu lý thuyết về sự cân bằng
giá cả yếu tô" sản xuất như sau: TMQT sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối và
cân bằng tuyệt đôi giá cả các yếu tô" sản xuất giữa các quốc gia. Nói cách