Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 12 – THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CHÍU TRẦN DINH
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 -THPT
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN – 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CHÍU TRẦN DINH
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - THPT
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ở TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Văn Hảo
THÁI NGUYÊN – 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác
giả, không sao chép ở bất kì một công trình hoặc một luận văn, luận án của các
tác giả khác. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa
được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các trích dẫn, các số liệu và kết
quả tham khảo dùng để so sánh đều có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tác giả xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời
cam đoan của mình.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn
Chíu Trần Dinh
Xác nhận Xác nhận
của khoa chuyên môn của người hướng dẫn khoa học
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn khoa học TS.
Đỗ Văn Hảo là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em
thực hiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên, tập thể các thầy cô trong khoa Địa lí, phòng sau Đại học đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tác giả nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở một số trường THPT tỉnh Quảng Ninh
như: trường THPT Ba Chẽ, trường THPT Tiên Yên, trường PTDTNT Tỉnh
Quảng Ninh và các em HS các trường thực nghiệm đã tham gia trả lời các phiếu
điều tra, nhằm giúp tác giả có một cơ sở thực tiễn để nghiên cứu và thực hiện
luận văn này.
Tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng luận văn vẫn còn những hạn chế.
Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá của quý thầy cô
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn
Chíu Trần Dinh
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các bảng ..........................................................................................iv
Danh mục các hình............................................................................................ v
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 7
7. Những đóng góp của đề tài ......................................................................... 10
8. Cấu trúc của đề tài....................................................................................... 11
NỘI DUNG..................................................................................................... 12
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 – THPT THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TỈNH QUẢNG
NINH ..................................................................................................... 12
1.1. Cơ sở lí luận dạy học................................................................................ 12
1.1.1. Quan niệm về kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí........................... 12
1.1.2. Một số định nghĩa phương pháp dạy học.............................................. 12
1.1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực....................................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài......................................................................... 16
1.2.1. Đặc điểm chương trình Địa lí 12........................................................... 24
iv
1.2.2. Đặc điểm kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 12............................. 24
1.2.3. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12.......... 25
1.2.4. Thực trạng dạy học Địa lí hiện nay.......Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Định hướng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí ở
trường THPT...........................................Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 27
Chương 2. SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 -
THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở
TỈNH QUẢNG NINH……………………………………………………...29
2.1. Nguyên tắc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 12 - THPT theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh Quảng Ninh.......................... 31
2.1.1. Đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với HS ............................. 31
2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và liên hệ với thực tiễn .................................... 32
2.1.3. Đảm bảo tính giáo dục .......................................................................... 33
2.1.4. Đảm bảo nguyên tắc tự lực và phát triển tư duy cho HS...................... 34
2.2. Các loại kênh hình trong chương trình Địa lí lớp 12 ............................... 27
2.2.1. Hệ thống lược đồ trong sách giáo khoa Địa lí 12 ................................. 29
2.2.2. Các loại biểu đồ, bảng số liệu thống kê trong chương trình Địa lí lớp 12
.................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Sơ đồ, lát cắt địa lí.................................Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Atlat Địa lí Việt Nam............................Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Các loại tranh ảnh, phim và video clip ................................................. 30
2.3. Phương pháp sử dụng các kênh hình trong dạy học Địa lí 12 – THPT theo
định hướng phát triển năng lực HS......................................................... 35
2.3.1. Phương pháp sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam........................................ 35
2.3.2. Phương pháp khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ Địa lí lớp 12 ...... 41
2.3.3. Phương pháp khai thác kiến thức Địa lí từ bảng số liệu thống kê. ....... 46
2.3.4. Phương pháp khai thác kiến thức Địa lí từ biểu đồ............................... 48
v
2.3.5. Phương pháp khai thác kiến thức Địa lí qua sơ đồ, lát cắt địa hình ..... 52
2.3.6. Phương pháp sử dụng các loại tranh ảnh, phim và video clip trong việc
dạy học Địa lí 12 ..................................................................................... 55
2.4. Ý nghĩa của phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 12 -
THPT theo định hướng phát triển năng lực HS ...................................... 57
2.5. Kĩ năng sử dụng kênh hình trong các khâu của quá trình dạy học Địa lí
.................................................................Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Trong khâu soạn giáo án .......................Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Trong quá trình giảng bài mới ..............Error! Bookmark not defined.
2.5.3. Sử dụng kênh hình trong kiểm tra đánh giáError! Bookmark not
defined.
2.5.4. Sử dụng kênh hình trong quá trình tự học của HSError! Bookmark not
defined.
2.5.5. Sử dụng kênh hình trong củng cố kiến thứcError! Bookmark not
defined.
2.6. Một số giáo án minh họa về sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 12 -
THPT theo định hướng phát triển năng lực HS...................................... 59
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 68
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................... 69
3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương pháp tiến hành thực nghiệm.. 69
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 69
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm.......................................................................... 69
3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm ....................................................................... 69
3.1.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm..................................................... 70
3.2. Tổ chức thực nghiệm................................................................................ 70
3.2.1. Chọn trường thực nghiệm ..................................................................... 70
3.2.2. Chọn lớp thực nghiệm........................................................................... 71
3.2.3. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm .......................................................... 72
vi
3.2.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm.......................... 72
3.2.5. Thời gian tiến hành thực nghiệm .......................................................... 73
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 73
3.4. Kết quả sau khi tiến hành thực nghiệm.................................................... 73
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 79
3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng.................................................................. 79
3.5.2. Đánh giá về mặt định tính ..................................................................... 80
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sự biến động diện tích rừng qua một số năm................................. 46
Bảng 2.2. Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có
hạt theo đầu người của ĐBSH và cả nước năm 1995 – 2005................. 47
Bảng 3.1. Tổng hợp điểm kiểm tra của HS các lớp thức nghiệm................... 75
Bảng 3.2. Tổng hợp điểm kiểm tra của HS các lớp đối chứng ....................... 75
Bảng 3.3. Đánh giá xếp loại học lực của HS các lớp thực nghiệm theo từng
trường ...................................................................................................... 76
Bảng 3.4. Đánh giá xếp loại học lực của HS các lớp đối chứng theo từng
trường...................................................................................................... 76
Bảng 3.5. Đánh giá xếp loại học lực của HS cả 3 trường............................... 78
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Định hướng chức năng và cấu trúc đa thành tố của năng lực ......... 16
Hình 2.1. Lược đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.................................... 44
Hình 2.2. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông
Hồng, giai đoạn 1986 – 2005.................................................................. 49
Hình 2.3. Cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng lớn nhất nước ta năm 2005
(%)........................................................................................................... 50
Hình 2.4. Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta trong giai đoạn 1990 -
2005......................................................................................................... 50
Hình 2.5. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn.................. 51
Hình 2.6. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp 53
Hình 2.7. Lát cắt địa hình Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ............................ 54
Hình 3.1. Biểu đồ xếp loại học lực của HS các lớp thực nghiệm theo từng
trường ...................................................................................................... 77
Hình 3.2. Biểu đồ xếp loại học lực của HS các lớp đối chứng theo từng trường
................................................................................................................. 77
Hình 3.3. Biểu đồ xếp loại học lực của HS cả 3 trường theo lớp thực nghiệm
và đối chứng............................................................................................ 78
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1. CNTT Công nghệ thông tin
2. ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
3. ĐC Đối chứng
4. ĐHSP Đại học sư phạm
5. ĐHQG Đại học Quốc gia
6. GV Giáo viên
7. HS Học sinh
8. NXB Nhà xuất bản
9. PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú
10. SGK Sách giáo khoa
11. THPT Trung học phổ thông
12. THCS Trung học cơ sở
13. TN Thực nghiệm
14. TB Trung bình
15. TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
16. VD Ví dụ
17. WTO Tổ chức thương mại thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đang tập trung vào việc
đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học theo định hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm của quá
trình dạy học và giáo dục.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo định hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển
năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [19]. Điều
này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của
người GV, trong đó phương pháp trực quan và phương pháp thực hành là các
phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều GV quan tâm áp dụng trong
giảng dạy. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho HS
những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở HS
tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo
những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động,
kĩ năng thực hành, Bởi vì:
Trong chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12, ngoài kiến thức địa lí
được tàng trữ ở kênh chữ dưới dạng các khái niệm, thì các kiến thức địa lí còn
được tàng trữ ở trong kênh hình rất đa dạng, các kênh hình có tính trực quan
cao và tính diễn giải lôgic các hiện tượng trong dạy học Địa lí.
2
Hệ thống kiến thức địa lí tàng trữ ở kênh hình rất phong phú bao gồm:
Bản đồ, lược đồ, các loại tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ, các loại phim ảnh,
video clip,… Khi lên lớp, GV cần phải hướng dẫn HS khai thác sâu hơn kiến
thức ở kênh chữ và kênh hình. Do đó, HS cần phải hiểu rõ và nắm chắc kiến
thức mà GV đã hướng dẫn ở trên lớp. Sự phối hợp biểu hiện kiến thức trên kênh
chữ của các nhà biên soạn SGK và sự khai thác triệt để kiến thức ở kênh chữ
và kênh hình của GV và HS đã tạo điều kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức
địa lí trực quan sinh động hơn, giúp cho quá trình tiếp thu kiến thức địa lí dễ
dàng hơn và lưu giữ kiến thức trong kí ức lâu bền hơn.
Thực tế việc dạy học môn Địa lí tại các trường THPT hiện nay cho
thấy: Việc khai thác kênh hình trong SGK mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn
thuần là minh họa cho bài giảng mà chưa hướng dẫn cho HS khai thác hết
nguồn tri thức phong phú và bổ ích này, nên HS tiếp thu bài giảng một cách
máy móc, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế. Vì vậy tác
giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí
12 – THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở tỉnh Quảng
Ninh”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Trước đây, các nhà phương pháp dạy học Địa lí và các nhà Địa lí học nổi
tiếng của Liên Xô như: N.Nbaranxiki, A.C Barcov, V.P Buđanov… Và nhiều
người khác cho rằng: Muốn dạy học Địa lí có kết quả tốt thì tính trực quan trong
dạy học là điều rất cần thiết.
Gần đây, các nhà phương pháp nổi tiếng của các nước khác như:
I.I.Alecne, I.D.Dvere…,khi nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực họ
cũng cho rằng, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp dùng lời,
phương pháp thực hành tích cực hơn phương pháp trực quan trong dạy học
Địa lí. N.Baranxki đã nhận định: “Cái đối tượng, hiện tượng nghiên cứu mà