Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng e-learning trong hoạt động giảng dạy cho sinh viên thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp ở trường đại học công nghệ đồng nai.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 38-43
38 Email: [email protected]
SỬ DỤNG E-LEARNING TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CHO SINH VIÊN THỰC TẬP TOÀN THỜI GIAN TẠI DOANH NGHIỆP
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
Dương Thị Xuân Diệu - Trường Đại học Duy Tân
Nguyễn Ngọc Diệp - Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
Ngày nhận bài: 17/4/2019; ngày chỉnh sửa: 03/6/2019; ngày duyệt đăng: 14/6/2019.
Abstract: In the reality of education in Vietnam in recent years, the trend of program development
spends a lot of time on training in the form of study at the enterprise (full-time internship from 3
to 6 months), is considered as a key for learners to become skilled workers after they graduate. The
combination of E-learning and full-time corporate internship is seen as an essential solution to the
needs of high quality human resource training today. The effectiveness of the combination is
assessed based on the cooperation between teachers - students, universities - enterprises in the
connection of benefits when mutual benefits.
Keywords: E-learning application, human resource training, technology 4.0, corporate internship.
1. Mở đầu
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 đã mang đến sự mới mẻ cho ngành GD-ĐT,
một bước đi đột phá khi lần lượt các quốc gia lớn trên thế
giới áp dụng hình thức giảng dạy E-learning vào hoạt
động giảng dạy. Một vài quốc gia có nền giáo dục phát
triển, đi tiên phong trong phong trào đưa giáo dục điện tử
(E-learning) vào việc đào tạo con người là Mĩ, Ấn Độ,
Trung Quốc, Hàn Quốc,… Họ đã sử dụng E-learning vào
phương pháp giáo dục ngay từ bậc trung học, họ cho rằng
đây là cách để học sinh làm quen với cách học ở đại học,
giúp người học tiếp cận tốt hơn và chủ động hơn trong
cuộc sống. Trong thời gian thực tập và tham gia công tác
xã hội, sinh viên (SV) được giám sát và hỗ trợ từ giảng
viên (GV) thông qua việc sử dụng một số mạng xã hội.
Riêng tại Việt Nam, E-learning chỉ vừa được áp dụng
những năm gần đây và đa phần được sử dụng tại các
trường đại học, trung tâm đào tạo từ xa và bị giới hạn
môn học ở các nhóm môn lí thuyết, không chuyên về
thực hành. Trong khi xã hội đang cần lực lượng lao động
lành nghề, giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhưng thời gian
học tập và trau dồi kĩ năng chuyên môn tại doanh nghiệp
của SV khá ngắn, chỉ từ 4-6 tuần. Thời gian thực tập
doanh nghiệp quá ngắn không đủ để hình thành kĩ năng
nghề, E-learning chưa phát huy được hiệu quả thực sự
trong giảng dạy tại các trường. Một thực tế khác, tại Việt
Nam không khó bắt gặp những trường hợp SV gặp khó
khăn khi đi thực tập, loay hoay với việc ra trường đúng
tiến độ và thành tích cuối khóa học. Thực tế, khi thực
hiện công tác thống kê việc làm cho SV sau khi ra trường,
tham gia đối thoại cùng các nhà tuyển dụng hay trao đổi
trên các forum tuyển dụng, nhận định chung về nguồn
nhân lực Việt Nam hiện nay là “thừa thầy, thiếu thợ”.
Thực trạng này là do SV chỉ được tập trung học lí thuyết
mà thực hành nghề quá ít, dẫn đến khi ra trường các em
không thể bắt tay vào công việc ngay mà cần các nhân
viên lành nghề (trình độ trung cấp) hướng dẫn lại.
Nhu cầu tham gia các lớp học E-learning của thực tập
sinh là hoàn toàn thực tế và phù hợp với định hướng hỗ
trợ và nâng cao tỉ lệ SV ra trường đúng tiến độ của
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nói riêng và các
đơn vị đào tạo nói chung. Tuy nhiên, việc áp dụng hình
thức dạy học E-learning còn là vấn đề khá mới với cả GV
và SV. Vì vậy, trong giới hạn bài viết, chúng tôi tập trung
giới thiệu mô hình cũng như những lưu ý khi “Sử dụng
E-learning trong hoạt động giảng dạy cho SV thực tập
toàn thời gian tại doanh nghiệp ở Trường Đại học Công
nghệ Đồng Nai”.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số hình thức dạy học E-learning và thực
trạng tổ chức sinh viên thực tập toàn thời gian tại
doanh nghiệp
E-learning là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh
“Electronic learning”, được hiểu với nghĩa là giáo dục
điện tử. Theo Means và cộng sự (2009), E-learning nghĩa
là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc
quản lí sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin,
truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ
hay toàn cục. Hoặc theo quan điểm hiện đại của Atkins
(2016) và Docebo (2014), E-learning là sự phân phát các
nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như
máy tính, mạng vệ tinh, Internet, Intranet, trong đó nội
dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng
video, audio thông qua một máy tính hay tivi; người dạy