Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng e-learning trong dạy học theo dự án cho học phần quản trị dự án đầu tư.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 460 (Kì 2 - 8/2019), tr 47-53
47 Email: [email protected]
SỬ DỤNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
CHO HỌC PHẦN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Nguyễn Thị Huệ - Đặng Thị Hương Giang - Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
Ngày nhận bài: 01/4/2019; ngày chỉnh sửa: 13/6/2019; ngày duyệt đăng: 14/6/2019.
Abstract: The article presents an overview of project-based teaching and online teaching
(E-learning). Based on that, we propose a plan to combine project-based teaching by E-learning
and show some initial results achieved when applying this method to teaching investment project
management module in Business Administration, Faculty of Economics - Administration, Dong
Nai University of Technology.
Keywords: Online teaching, project-based teaching, investment project management.
1. Mở đầu
Trong chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh
doanh tại Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Công
nghệ Đồng Nai, Quản trị dự án đầu tư là học phần chuyên
ngành bắt buộc nhằm trang bị cho sinh viên (SV) những
kiến thức lí thuyết và hệ thống hóa các dạng bài tập thực
hành về thiết lập và quản trị dự án đầu tư; xét trên bình
diện thực tiễn, nội dung học phần này mang tính ứng
dụng thực tế cao.
Trước đây, học phần Quản trị dự án đầu tư được
giảng dạy theo phương pháp truyền thống kết hợp giảng
dạy theo dự án. Theo đó, giảng viên (GV) yêu cầu SV
đọc trước nội dung bài học ở nhà, tìm kiếm tài liệu, chuẩn
bị nội dung thuyết trình. Các buổi học trên lớp được tổ
chức giảng dạy theo phương pháp truyền thống với phần
thuyết trình của SV cùng với phần tóm tắt và tổng kết
vấn đề của GV; SV lắng nghe, đặt câu hỏi và lĩnh hội
kiến thức. Sau đó, GV hướng dẫn SV thực hiện dự án
mẫu và chia nhóm SV về nhà thực hiện dự án theo yêu
cầu của GV.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vấn về đặt ra là
GV khó kiểm soát được quá trình thực hiện dự án của SV
để hướng dẫn kịp thời. Đến khi SV không nộp bài hoặc
không thực hiện được yêu cầu thì GV mới nắm bắt được
tình hình, và như vậy, việc hướng dẫn SV thực hiện lại
dự án sẽ rất khó khăn, làm cho hiệu quả của việc dạy học
bị giảm đi đáng kể.
Từ thực tế đó, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất
phương án cho hoạt động giảng dạy học phần Quản trị
dự án đầu tư tại Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học
Công nghệ Đồng Nai: “Sử dụng E-learning trong dạy
học theo dự án cho học phần Quản trị dự án đầu tư”.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hình thức đào tạo trực tuyến (E-learning)
Hiện nay, có một số quan điểm về hình thức đào tạo
trực tuyến. Theo [1; tr 3] “Đào tạo trực tuyến là một
phương pháp đào tạo tiên tiến, toàn diện, có khả năng
kết nối và chia sẻ tri thức rất hiệu quả hướng tới thực
hiện tốt mục tiêu dạy - học, trong đó có sự tương tác trực
tiếp giữa người dạy với người học cũng như công đồng
học tập một cách thuận lợi thông qua Công nghệ thông
tin và truyền thông”.
Cũng trên quan điểm lấy công nghệ thông tin làm nền
tảng, tác giả Tô Nguyên Cương (2016) cho rằng “Đây là
hình thức tổ chức dạy học ứng dụng các công nghệ mới,
đặc biệt là công nghệ thông tin”. Nó có một số ưu điểm
chính sau: - Về phía người học: Quá trình học tập không
bị giới hạn bởi không gian và thời gian, cho phép học
sinh học bất cứ lúc nào, ở đâu và dễ dàng chọn lựa nội
dung học phù hợp với mình. Người học có thể tra cứu,
tìm kiếm thêm các ấn bản điện tử của tạp chí nghiên cứu
chuyên ngành trong nước và trên thế giới. Thông qua học
tập trực tuyến, sự phối hợp giữa các học sinh, giữa học
sinh và giáo viên và giữa các giáo viên có thể thực hiện
cởi mở, dễ dàng. Đặc biệt, học sinh có thể được “quyền”
chọn những giáo viên, giáo sư giỏi ở các nước khác nhau
trên thế giới. Từ đó, xây dựng được thói quen tự học suốt
đời, một xã hội học tập không chỉ ở lứa tuổi đi học mà sẽ
là tất cả mọi người, kể cả người lớn; - Về phía nội dung
học tập: Khả năng cập nhật nội dung nhanh chóng, từ đó
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học; - Về yếu tố công
nghệ: Nội dung kiến thức được trình bày bằng đa phương
tiện, trực quan, sinh động nên kích thích được hứng thú
học tập của học sinh. Đồng thời với tính tương tác cao
dựa trên multimedia sẽ tạo điều kiện cho người học trao
đổi thông tin dễ dàng [2; tr 28].
Có thể thấy hình thức tổ chức dạy học trực tuyến có
rất nhiều ưu điểm nổi bật so với hình thức tổ chức dạy
học truyền thống. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ một số hạn
chế như: - Về phía người học: Đòi hỏi phải biết tự định
hướng và lập kế hoạch học tập, có khả năng làm việc độc
lập và ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể
hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng với GV và các
thành viên; - Về phía nội dung học tập: Hạn chế đưa ra
các nội dung quá trừu tượng, phức tạp. Đặc biệt, hình
thức tổ chức dạy học trực tuyến không thể thay thế được