Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng câu đố trong dạy học chủ đề “tự nhiên” của môn tn-xh lớp 1, 2, 3.
PREMIUM
Số trang
68
Kích thước
765.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
863

Sử dụng câu đố trong dạy học chủ đề “tự nhiên” của môn tn-xh lớp 1, 2, 3.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

HOÀNG THỊ MỸ PHƯƠNG

Sử dụng câu đố trong dạy học chủ đề “Tự

nhiên” của môn TN-XH lớp 1, 2, 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Tiểu học là bậc học nền tảng, mang tính chủ đạo đối với sự phát triển toàn diện

nhân cách của học sinh. Dạy học và giáo dục ở bậc Tiểu học sẽ không chỉ đặt nền

móng cho giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho toàn bộ sự hoàn thiện nhân

cách con người. Hội nghị quốc tế về giáo dục phổ thông ở Matxcova (Nga), năm

1968, đã có kết luận rằng: “Nếu đứa trẻ không đạt kết quả tốt ở bậc Tiểu học thì

chắc nó cũng không tiến bộ được trong những năm sau”. Vì thế, giáo dục ở bậc

Tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành nền tảng tri thức, phẩm chất

thái độ và hành vi ứng xử của các em trong cấp học này và ở những cấp học tiếp

theo.

Từ năm 2000 đến nay, theo hướng đổi mới giáo dục thì chương trình giáo dục

mới cũng được áp dụng vào giảng dạy trên phạm vi cả nước. Các môn học đều

hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong đó, môn TN-XH cũng là môn

học có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho học sinh, những tri thức

thu nhận được từ môn học này là những cơ sở ban đầu, những đường nét ban đầu để

hình thành nhân cách cho học sinh.

Môn TN-XH trong chương trình Tiểu học hiện nay được xây dựng theo tư

tưởng tích hợp kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, là môn học về

môi trường tự nhiên và môi trường xã hội gẫn gũi, bao quanh học sinh, vì vậy có rất

nhiều nguồn cung cấp kiến thức cho các em: Từ sách giáo khoa, tranh ảnh, truyện

kể, văn thơ, trò chơi dân gian,…Trong đó coi trọng thực hành và vận dụng kiến

thức, quan tâm đến năng lực tự học, tự khám phá kiến thức của học sinh. Những tri

thức mà các em thu nhận được sẽ gắn chặt trong kí ức, tâm trí và một số kiến thức

sẽ được hiện thực hoá trong cuộc sống thơ ngây và cả cuộc đời của học sinh. Vì vậy

việc dạy các em như thế nào để có hiệu quả giáo dục cao cũng là một vấn đề trăn trở

của các nhà giáo.

3

Ngày nay, song song với việc đổi mới nội dung dạy học thì đổi mới phương

pháp dạy học cũng được triển khai để phù hợp với nội dung và thực hiện tốt mục

tiêu của giáo dục.Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học thì hoạt động của

học sinh là trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tìm

hiểu kiến thức. Một trong những hướng mới của phương pháp dạy học tích cực hiện

nay là việc khai thác, củng cố kiến thức từ việc sử dụng câu đố trong dạy học.

Phương pháp này được hầu hết các giáo viên công nhận mang lại hiệu quả cao và có

xu hướng được sử dụng ngày càng nhiều trong dạy học các môn học nói chung và

môn TN-XH nói riêng.

Phương pháp sử dụng câu đố có tác dụng sư phạm, giáo dục rất cao, vừa phù

hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Bởi đố - đáp không đơn thuần

chỉ là một trò chơi giải trí thông thường mà còn là một sân chơi trí tuệ bổ ích

bằng ngôn từ. Câu đố là một trong những phương tiện đắc lực giúp trẻ có được

một bộ não phát triển toàn diện và sự phát triển nhanh về trí tuệ. Nó giúp thoả mãn

óc tò mò, lòng khao khát ham hiểu biết của trẻ nhỏ.

Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng câu đố trong dạy học chủ đề

“Tự nhiên” của môn TN-XH lớp 1, 2, 3” để làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực tiễn về việc sử dụng câu đố trong dạy học chủ đề “ Tự nhiên”

của môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học, góp phần giúp học sinh nắm vững kiến

thức bài học, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo; tính tích cực, hứng thú học tập

của học sinh.Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn TN-XH ở Tiểu học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Việc sử dụng câu đố trong dạy học chủ đề “ Tự nhiên” của môn TN & XH lớp

1, 2, 3.

- Giáo viên đang giảng dạy các khối lớp 1, 2, 3 trường Tiểu học Trần Cao Vân￾Thành phố Đà Nẵng.

4

- Học sinh các khối lớp 1, 2, 3 trường Tiểu học Trần Cao Vân- Thành phố Đà

Nẵng.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu sử dụng câu đố vào trong dạy học môn TN- XH thì học sinh sẽ hứng thú

với bài học, yêu thích môn học này hơn. Vì vậy, hiệu quả giảng dạy của môn Tự

nhiên và Xã hội sẽ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội lớp 1, 2, 3.

- Tìm hiểu thực tế việc sử dụng câu đố trong dạy và học môn Tự nhiên và Xã

hội.

- Xây dựng một số kế hoạch bài học nhằm đánh giá kết quả đạt được khi sử

dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng câu đố

trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học.

- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng câu đố trong

dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học.

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Do những hạn chế về điều kiện khách quan và chủ quan, tôi chỉ nghiên cứu việc

sử dụng câu đố trong dạy học chủ đề “ Tự nhiên” của môn TN-XH ở học sinh các

khối lớp 1, 2, 3 trường Tiểu học Trần Cao Vân qua môn Tự nhiên và Xã hội.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu

sau đây:

6.1 Phương pháp đọc và phân tích – tổng hợp tài liệu

Đọc tài liệu, từ đó phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết cho đề tài.

6.2 Phương pháp điều tra bằng anket

Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.

6.3 Phương pháp thống kê

5

Để phân tích kết quả thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

6.4 Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát các giờ dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học

6.5 Phương pháp thực nghiệm

Đề xuất giáo án và thực hiện giảng dạy các bài có sử dụng câu đố trong môn Tự

nhiên và Xã hội.

6.6 Phương pháp đánh giá và xử lí kết quả

Đánh giá, phân tích và xử lí số liệu kết quả thu được sau khi thực nghiệm.

6.7 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn giáo viên về việc sử dụng câu đố trong quá trình dạy môn TN-XH.

7. Cấu trúc của đề tài

Đề tài gồm 3 phần:

* Phần mở đầu:

- Lí do chọn đề tài

- Mục đích nghiên cứu

- Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Giả thuyết khoa học

- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

* Phần nội dung:

- Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng câu đố trong dạy học

chủ đề “Tự nhiên”cho học sinh Tiểu học qua môn TN-XH lớp 1, 2, 3.

- Chương 2: Sử dụng câu đố trong dạy học chủ đề “Tự nhiên”cho học sinh Tiểu

học qua môn TN-XH lớp 1, 2, 3.

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

* Phần kết luận và kiến nghị.

* Tài liệu tham khảo.

6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA

VIỆC SỬ DỤNG CÂU ĐỐ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

“TỰ NHIÊN” CỦA MÔN TN& XH LỚP 1, 2, 3

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1 Tổng quan về câu đố

1.1.1.1 Khái niệm câu đố

Có nhiều khái niệm khác nhau về câu đố.

Aristôt đã định nghĩa:“Câu đố là một kiểu ẩn dụ hay” và coi cái hay đặc biệt

của câu đố ở chỗ “trong khi nói về cái tồn tại thực tế, câu đố đồng thời kết hợp với

cả cái hoàn toàn không thể có được”

Theo tác giả Vũ Ngọc Phan:“Câu đố là một loại hình sáng tác phản ánh các sự

vật, hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch (nói một đằng hiểu một

nẻo)” sau:“Câu đố là một thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận, bộ phận lời

đố và bộ phận lời giải (vật đố); lời đố bằng văn vần, nhằm miêu tả vật đố một cách

xác thực, hợp lẽ nhưng làm cho lạ hoá để khó đoán nhận; lời giải nêu tên vật đố, là

những sự vật, hiện tượng phổ biến, ai cũng từng biết, từng hay”.

Theo từ điển TV, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học: “câu đố là câu văn

vần mô tả người, vật, hiện tượng một cách lắt léo hoặc úp mở, dùng để đố nhau.”

Câu đố là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh đặc

điểm các sự vật, hiện tượng bằng phương pháp giấu tên và nghệ thuật chuyển hóa

gây nhiễu ( chuyển vật nọ thành vật kia) được nhân dân dùng trong sinh hoạt tập thể

để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết, mua vui.[ Nhiều tác giả, Từ điển thuật

ngữ văn học, NXB GD, 2006]

1.1.1.2 Nguồn gốc và quá trình hình thành câu đố

Phương pháp nhận thức và phản ánh nghệ thuật của câu đố là một phương pháp

phổ biến ở hầu hết các dân tộc khác nhau trên thế giới. Phương pháp này có mầm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!