Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học vi sinh vật cho học sinh trung học phổ thông huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
994

Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học vi sinh vật cho học sinh trung học phổ thông huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THỊ THƠI

SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THỊ THƠI

SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học

Mã ngành: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hằng

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hằng. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc

rõ ràng. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố

trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những kết quả nghiên cứu trong

luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019

Tác giả luận văn

Nông Thị Thơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thiện luận văn, bên cạnh sự nỗ

lực của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, sự động viên,

ủng hộ của đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thị Hằng đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn;

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo trường Đại học

Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô trong Khoa Sinh học trường Đại

học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu;

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các giáo viên, học sinh trường

THPT Na Rì- tỉnh Bắc Kạn đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong

quá trình thực hiện luận văn;

Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, động

viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019

Tác giả luận văn

Nông Thị Thơi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................vi

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lí do lựa chọn đề tài ........................................................................................1

1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường phổ thông.........................1

1.2. Xuất phát từ đặc điểm của bài tập tình huống trong dạy học.......................2

1.3. Xuất phát từ đặc điểm dạy học Sinh học vi sinh vật ở trường THPT ..........2

1.4. Xuất phát từ thực trạng giáo dục của tỉnh Bắc Kạn .....................................3

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................4

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ....................................................................4

4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................4

5. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................5

6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5

7. Đóng góp của luận văn ....................................................................................6

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....................7

1.1. Tổng quan nghiên cứu về bài tập tình huống ...............................................7

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................8

1.2. Những vấn đề chung về bài tập tình huống trong dạy học.........................10

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản .........................................................................10

1.2.2. Đặc điểm của bài tập tình huống .............................................................13

1.3. Dạy học bằng sử dụng bài tập tình huống và năng lực tự học ...................16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.3.1. Dạy học bằng sử dụng bài tập tình huống ...............................................16

1.3.2. Năng lực tự học .......................................................................................16

1.4. Thực trạng sử dụng bài tập tình huống trong dạy học tại các trường

THPT tỉnh Bắc Kạn ...........................................................................................21

1.4.1. Khái quát về điều tra thực trạng ..............................................................21

1.4.2. Kết quả điều tra thực trạng ......................................................................22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................30

Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10 - THPT).... 31

2.1. Nội dung dạy học Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10 - THPT) ..................31

2.1.1. Cấu trúc nội dung phần Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 THPT.........31

2.1.2. Mục tiêu dạy học Sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10............................32

2.2. Thiết kế bài tập tình huống trong dạy học Sinh học vi sinh vật.................33

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống trong dạy học Sinh học vi

sinh vật...............................................................................................................33

2.2.2. Quy trình thiết kế bài tập tình huống.......................................................34

2.2.3. Một số bài tập tình huống hướng dẫn tự học trong dạy học phần

Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10 THPT được thiết kế....................................38

2.3. Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học vi sinh vật.................48

2.3.1. Biện pháp sử dụng bài tập tình huống có hiệu quả .................................48

2.3.2. Quy trình sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học vi sinh vật....49

2.3.3. Ví dụ kế hoạch bài học Sinh học vi sinh vật sử dụng bài tập tình huống .....51

2.4. Đánh giá năng lực tự học trong dạy học Sinh học vi sinh vật....................57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................62

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................63

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................63

3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................63

3.2.1. Nội dung thực nghiệm .............................................................................63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm.......................................................................63

3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm....................................................................64

3.3.1. Kết quả đánh giá năng lực tự học của học sinh thông qua nhận thức

kiến thức Sinh học vi sinh vật ...........................................................................64

3.3.2. Kết quả đánh giá năng lực tự học của học sinh thông qua kĩ năng

tự học .................................................................................................................72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................74

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................76

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Thứ tự Viết tắt Chữ viết đầy đủ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

BTTH

ĐC

GD&ĐT

GDPT

GV

HS

PPDH

SHVSV

TN

Bài tập tình huống

Đối chứng

Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục phổ thông

Giáo viên

Học sinh

Phương pháp dạy học

Sinh học vi sinh vật

Thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Yêu cầu cần đạt về năng lực tự học của học sinh ............................17

Bảng 1.2. Nhận thức của giáo viên về bài tập tình huống và sử dụng bài tập

tình huống trong dạy học...................................................................23

Bảng 1.3. Thái độ của học sinh đối với các hoạt động dạy học môn Sinh

học (%) ..............................................................................................27

Bảng 1.4. Ý thức học tập đối với hoạt động học tập của học sinh....................28

Bảng 2.1. Mục tiêu dạy học Sinh học vi sinh vật ở trường THPT....................32

Bảng 2.2. Một số bài tập tình huống trong dạy học Sinh học vi sinh vật .........38

Bảng 2.3. Các mức độ nhận thức kiến thức Sinh học vi sinh vật......................58

Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá các kĩ năng của năng lực tự học ...........................60

Bảng 3.1. Tần suất mức độ nhận thức kiến thức qua các bài kiểm tra..............65

Bảng 3.2. Tần suất điểm kiểm tra bài 15 phút (f%) ..........................................66

Bảng 3.3. Kiểm định

X

điểm kiểm tra 15 phút ................................................67

Bảng 3.4. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 15 phút ....................................68

Bảng 3.5. Tần suất điểm kiểm tra bài 45 phút (f%) ..........................................69

Bảng 3.6. Kiểm định

X

điểm kiểm tra 45 phút ................................................70

Bảng 3.7. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 45 phút ....................................71

Bảng 3.8. Kết quả thực hiện các kĩ năng tự học của năng lực tự học ...............72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mức độ sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học tại

trường THPT tỉnh Bắc Kạn ...............................................................25

Hình 1.2. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia học tập môn học sử

dụng bài tập tình huống.....................................................................26

Hình 1.3. Mức độ sử dụng bài tập tình huống với phát triển năng lực tự học

của học sinh trong dạy học Sinh học tại trường THPT tỉnh Bắc Kạn ..26

Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10).............31

Hình 2.2. Sơ đồ các bước trong quy trình thiết kế bài tập tình huống ..............34

Hình 2.3. Sơ đồ các bước sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh

học vi sinh vật nhằm phát triển năng lực tự học ...............................50

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất mức độ nhận thức kiến thức qua các bài kiểm tra..65

Hình 3.2. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra bài 15 phút.......................................66

Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra bài 45 phút.......................................69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do lựa chọn đề tài

1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường phổ thông

Đổi mới giáo dục ở Việt Nam được xác định theo định hướng phát triển

phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện,

giúp HS phát triển hài hòa thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực,

tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời.

Mục tiêu đổi mới được quy định trong Nghị quyết 88/2014/QH13 của

Quốc hội: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT nhằm tạo chuyển biến

căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT; kết hợp dạy chữ, dạy người

và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ

kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài

hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS” [22].

Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ “Đổi với GDPT, tập trung phát triển trí tuệ, thể

chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng

khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ,

tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn [2].

Đổi mới PPDH đã được coi là một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp

phát triển GD&ĐT ở nước ta. Xu thế chung của việc đổi mới là sử dụng các

PPDH phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS; chuyển từ hình

thức GV giữ vai trò trung tâm trong giờ học và có nhiệm vụ truyền đạt thông

tin cho HS sang hình thức HS giữ vai trò trung tâm, GV tổ chức hoạt động

nhận thức của HS qua đó phát huy tích tích cực, độc lập và sáng tạo của HS.

Dạy học các môn khoa học trong nhà trường cần phải chú ý đến việc nâng cao

năng lực, trong đó có năng lực tự học cho HS thông qua các tình huống học tập

cụ thể và có thể áp dụng vào thực tiễn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!