Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN TÍCH hợp văn học sử, HƯỚNG dẫn học SINH đọc HIỂU văn bản TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 12
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TÍCH HỢP VĂN HỌC SỬ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 12
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của Giáo dục
Dạy học theo định hướng nội dung là quan điểm và cách dạy một
thời, không còn phù hợp vì không đáp ứng được những nhu cầu mới của
người học, yêu cầu mới của cuộc sống và thời đại. Thực tiễn đặt ra phải đổi
mới, dạy học theo hướng hình thành năng lực cho học sinh.
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những cách đáp ứng yêu
cầu và nhu cầu đó, chuẩn bị cho đổi mới chương trình và sách giáo khoa thời
gian tới.
2. Xuất phát từ thực tế chương trình
1.1. Chương trình Ngữ Văn 12, bên cạnh các văn bản, các đơn vị kiến
thức Tiếng Việt, Làm văn còn có các bài Văn học sử:
- Văn học sử về một giai đoạn VH: Khái quát VHVN từ CM tháng 8
đến hết thế kỉ XX
- Văn học sử về một tác gia văn học: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn
Tuân.
1.2. Một trong những nội dung thuộc tinh thần đổi mới của chương trình
là: chú ý dạy học theo hướng tích hợp (ngang và dọc). Ví dụ: Phần
hướng dẫn học bài KQVHVN chương trình Nâng Cao tích hợp kiến thức
VHS và văn bản THCS như sau: Hãy phân tích những đặc điểm khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong VHVN 1945 – 1975 qua tác
phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Chiếc lược ngà (Nguyễn
Quang Sáng) trong chương trình Ngữ Văn 9.
1
Vậy, tinh thần tích hợp và dạy tích hợp vừa là một yêu cầu, vừa là một
cách khơi gợi hứng thú cho HS khi được hiểu sâu vấn đề để thấy mình
lớn lên như thế nào qua từng bài học và cấp học.
3. Xuất phát từ thực tế học sinh
HS bậc THPT còn hạn chế về tư duy hệ thống, cách học còn thụ động.
Học văn bản, HS thường không có ý thức gắn với kiến thức tác gia, kiến
thức chung về một xu hướng văn học, một thời đại văn học, bứt lìa bộ
phận ra khỏi toàn thể. Thực tế này dẫn đến hiện trạng là các đơn vị kiến
thức được các em tiếp nhận rời rạc, vụn vặt. Học bài nào biết bài đó, dẫn
đến việc quá tải về kiến thức, ngợp trong biển chữ nghĩa, không tránh
khỏi nản mỏi khi học Văn. Việc học như thế tất sẽ ảnh hưởng đến việc
kiểm tra, thi cử. Cho nên, khi đề ra về các vấn đề liên quan đến VHS, tức
là các vấn đề có tính chất khái quát, HS không tránh khỏi lúng túng vì
không biết gốc rễ vấn đề.
4. Xuất phát từ thực tế thi cử
Các đề thi, đề kiểm tra các cấp đều có những phần kiến thức, kĩ năng mà
muốn giải quyết thấu đáo cần phải có sự tích hợp giữa văn bản với VHS.
Ví dụ:
- Bức tượng đài về người lính mang vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn trong
Tây Tiến (Quang Dũng)
- Khuynh hướng sử thi trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành),
Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
- Tính dân tộc trong đoạn trích Việt Bắc (Tố Hữu)
- Chất trữ tình chính luận trong Đất nước (NKĐ)
- Điều gì khiến Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi vượt ra
khỏi hạn chế chung của văn chương một thời lãng mạn?
- Các đề so sánh: 2 đoạn thơ, 2 đoạn văn, 2 hình tượng trong cùng một
tác phẩm hoặc 2 tác phẩm (cùng giai đoạn, khác giai đoạn).
II. THỰC TRẠNG (TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN)
2
Trong quá trình dạy, người dạy chưa thực sự chú ý mối liên hệ giữa tác
phẩm và tác giả, giữa tác phẩm và một giai đoạn văn học. Thực trạng đó
dẫn đến các vấn đề sau:
- Dạy tác phẩm mà không thấy tác giả (đặc biệt các tác giả lớn, phong
cách nghệ thuật độc đáo). Trong khi đó, đối với văn chương, một
trong những vấn đề bản chất là sự sáng tạo, một trong những vấn đề
sinh tử là dấu ấn riêng của người nghệ sĩ, nên, cố nhiên, một trong
những cái đích của giờ dạy đọc hiểu văn bản là sao cho HS thấy được
tiếng nói riêng, đóng góp riêng, sáng tạo riêng, sức hấp dẫn riêng của
tác giả ấy khi viết về một đề tài đã quen, một hình tượng đã cũ.
- Dạy tác phẩm nào biết tác phẩm đó, thấy cây mà không thấy rừng.
Đó là sự thiếu vắng tư duy khoa học, tư duy hệ thống. Trong khi đó,
vạn vật trong vũ trụ này đều là một thể thống nhất, giữa các môn học
đều có liên quan thì cố nhiên, giữa các đơn vị kiến thức trong một bộ
môn không thể đứng riêng lẻ, tách rời. Dạy tác phẩm nào biết tác
phẩm đó khiến chính người dạy cũng thấy ngợp (bởi kiến thức như
đại dương, biết bao nhiêu cho đủ) và mệt mỏi. Hậu quả là, dạy ca dao
mà không thấy dân gian, không khác thơ trữ tình hiện đại; dạy thơ
trung đại mà không thấy chất cổ điển, không khác thơ mới 1930 –
1945. Khi đã không đặt được tác phẩm vào cái chung thì đương nhiên
cũng rất khó thấy được khám phá riêng của từng tác giả. Sức hấp dẫn
của văn chương bị ảnh hưởng, tư duy khoa học mờ nhạt, hiệu quả
khó cao.
- Tích hợp VHS, hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản không phải là vấn đề
mới mẻ. Tuy nhiên, người dạy chúng ta hoặc chưa ý thức được sự cần
thiết của vấn đề; hoặc có ý thức song chưa thành một hệ thống. Bài
viết của chúng tôi với cố gắng hệ thống thành một số vấn đề cơ bản,
có ý nghĩa như một chìa khóa nhỏ mở cánh cửa vào tác phẩm, góp
3