Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN tích hợp liên môn ngữ văn, lịch sử, địa lí, văn hóa học, sinh thái học trong bài đọc hiểu văn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN NĂM 2014
Tên sáng kiến:
TÍCH HỢP LIÊN MÔN
NGỮ VĂN, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, VĂN HÓA HỌC, SINH THÁI HỌC
TRONG BÀI ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ( TRÍCH) CỦA NGUYỄN TUÂN.
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hồng Liên
Đơn vị công tác: Tổ Văn
Trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ
Ninh Bình, tháng 5 năm 2014
1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2013- 2014
I. TÊN SÁNG KIẾN
Tích hợp liên môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Văn hóa học, Sinh
thái học trong bài đọc- hiểu văn bản Người lái đò Sông Đà( trích) của
Nguyễn Tuân.
II. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Liên
Chức danh: Giáo viên
Học vị: Cử nhân ngành Ngữ Văn
Địa chỉ: Tổ Văn- Trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ
Hộp thư điện tử: [email protected]
ĐT liên hệ:
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Giải pháp cũ thường làm.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..., chương
trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/ 2006/QĐBGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng
lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình hình thực
2
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học
tập cho học sinh. Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi
hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức
dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi
mới phương pháp dạy học. Một trong những đổi mới về phương pháp daỵ học
môn Ngữ văn hiện nay là chú trọng yêu cầu tích hợp theo đặc trưng thể loại
và tích hợp kiến thức liên môn. Theo yêu cầu đổi mới đó, ở mỗi bài khi dạy
học, giáo viên và học sinh cần chú ý kết hợp cả tri thức, cả kĩ năng về Văn,
Tiếng Việt và Làm văn; đặc biệt cần chú ý tới tính đặc trưng về thể loại; đồng
thời phải chú ý vận dụng kết hợp kiến thức của các môn học, ngành học khác.
Nhưng trong các bài học cụ thể, kể cả sách giáo khoa và sách bài tập Ngữ văn
của học sinh chưa chú ý tới yêu cầu tích hợp này. Đó là thiếu sót không chỉ ở
một bài mà ta còn có thể thấy ở nhiều bài trong chương trình Ngữ văn hiện
nay.
Trong chương trình Ngữ văn THPT, các bài đọc - hiểu về văn bản tùy bút
chiếm số lượng rất ít so với các văn bản thơ, truyện. Ở chương trình Ngữ văn
12, học sinh được tìm hiểu hai văn bản: Người lái đò Sông Đà(trích) của
Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( trích) của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
Nguyễn Tuân (1910-1987) là cây bút văn xuôi tài hoa độc đáo của nền
văn học Việt Nam hiện đại. Ông đặc biệt thành công ở thể loại tuỳ bút, đưa
thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao với những đặc sắc riêng.
Người lái đò Sông Đà in trong tập kí Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Tập
tùy bút này gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Người lái đò
Sông Đà là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của tập Sông Đà, thể hiện
những nét đặc sắc trong nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân. Vào những năm
1958- 1960, Đảng và nhà nước ta có chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa
miền núi Tây Bắc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại
cho Nguyễn Tuân và nhiều nghệ sĩ đương thời nguồn cảm hứng sáng tạo dạt
dào. Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong
thời kì kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế Tây Bắc năm
1958. Tác phẩm có sức sống lâu bền vì nó không đơn giản minh họa cho một
chủ trương, chính sách mà bộc lộ những cảm xúc, suy ngẫm của nhà văn về
cuộc sống, xã hội, con người; từ một thời mà nói đến được nhiều thời.
Trước đây, khi hướng dẫn HS tìm hiểu trích đoạn tùy bút này, vì chưa chú
ý tới tính đặc trưng về thể loại; đồng thời chưa chú ý vận dụng kết hợp kiến
3