Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh trong tiết tự chọn ngữ
MIỄN PHÍ
Số trang
25
Kích thước
8.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1380

SKKN tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh trong tiết tự chọn ngữ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Năm học 2014- 2015

Kính gửi :Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng

Đồng kính gửi: Hội đồng khoa học Trường THPT Lê Ích Mộc

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Dương

Chức vụ, đơn vị công tác: TTCM. Phó chủ tịch công đoàn

Tên sáng kiến : “Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực

cho học sinh trong tiết tự chọn Ngữ văn 12 chuyên đề truyện ngắn sau năm

1945"

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Môn Ngữ văn lớp 12

1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết:

a. Ưu điểm :

- Chương trình dạy học tự chọn được chỉ đạo thực hiện trong các trường

THPT . Do đó, giáo viên có thời lượng tiết hợp lí để nâng cao năng lực, trình độ

cho học sinh.

- Dạy học tích hợp được toàn Ngành giáo dục áp dụng nhiều năm nên có

kết quả và kinh nghiệm để chúng tôi học hỏi.

-Phần Tiểu dẫn trong SGK ở 5 truyện ngắn có đề cập đến các vùng miền

liên quan đến quê hương của các nhà văn hoặc hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm (5

vùng văn hoá: Tây Bắc“Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), Bắc Bộ“Vợ nhặt” (Kim

Lân), Trung Bộ“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu), Nam Bộ“Những

đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi), Tây Nguyên “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung

Thành)). Giáo viên bước đầu đã có sự chú ý, đầu tư khi giới thiệu đến học sinh một

số thông tin, tranh ảnh về các vùng miền này.

b. Hạn chế và bất cập :

- Nội dung các tiết học tự chọn do từng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch,

giáo viên tự tìm tòi tư liệu, thiết kế.

- Khi giáo viên giới thiệu đến học sinh về kiến thức văn hoá vùng miền trong

từng tác phẩm chưa có sự đầu tư chiều sâu, thiếu tính hệ thống, thiếu một cái nhìn

1

toàn diện, sâu sắc khiến học sinh không có kiến thức tổng hợp bổ trợ cho việc đọc

hiểu văn bản hay tạo lập văn bản bàn về văn hoá trong đề thi các cấp.

2.Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

a.Tính mới, tính sáng tạo:

- Tính mới: Giáo viên tìm ra một trong những điểm trống trong nhận thức

của học sinh là kiến thức vùng miền (có liên quan đến việc đọc hiểu văn bản)nên

đề xuất giải pháp thay thế giúp học sinh có cơ hội bộc lộ năng lực và bổ sung kiến

thức về âm nhạc, trang phụ, món ăn, lễ hội và ngôn ngữ của 5vùng miền khi

giảng dạy tự chọn Ngữ văn 12 chuyên đề truyện ngắn sau năm 1945. Từ đó, bước

đầu giúp học sinh hệ thống kiến thức về văn hoá có trong các truyện ngắn được

học của chương trình Ngữ văn 12, đáp ứng yêu cầu nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ

và đề thi các cấp.

- Tính sáng tạo: Giáo viên thông chia 4 nhóm theo từng nội dung bài học

để học sinh sưu tầm tư liệu, làm chủ bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên

(Nhóm Thời trang và âm nhạc, nhóm Festivan, nhóm Em yêu tiếng Việt, nhóm ẩm

thực), tạo cơ hội cho học sinh bổ sung kiến thức về văn hoá, ngôn ngữ Việt Nam

theo từng vùng miền. Từ đó, góp phần hiểu tác phẩm sâu sắc hơn, tạo hứng thú cho

các em với bộ môn hơn.

b.Khả năng áp dụng, nhân rộng:

- Sáng kiến đã được áp dụng và được kiểm chứng cho HS lớp 12A7, 12A6 tại

trường THPT Lê Ích Mộc năm học 2014 – 2015.

- Sáng kiến có khả năng áp dụng nhân rộng cho các lớp 12 của trường THPT Lê

Ích Mộc và các trường bạn.

- Thực tế việc áp dụng giải pháp này là rất dễ dàng, thuận tiện, thiết thực và đem

lại hiệu quả cao. Có thể mở rộng đối tượng sang các khối lớp khác và sinh hoạt

thành chuyên đề ngoại khoá cấp trường.

c. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại mà các

trường, phụ huynh học sinh đã trang bị cho các lớp học.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!