Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN nâng cao chất lượng soan giang ở Tiểu học
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
212.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
879

SKKN nâng cao chất lượng soan giang ở Tiểu học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

PHÒNG GD & ĐT LƯƠNG SƠN

TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ SƠN A

SÁNG KIẾN

Năm học 2007-2008

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG SOẠN - GIẢNG

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

HỌ VÀ TÊN: Nguyễn Văn Xung

CHỨC VỤ: Hiệu trưởng

ĐƠN VỊ : Trường tiểu học Hoà Sơn A

LƯƠNG SƠN, THÁNG 05 NĂM 2008

Phần thứ nhất

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quá trình dạy học bao gồm hệ thống những tác động từ phía người dạy (giáo

viên) đến người học (học sinh), nhằm làm cho học sinh tích cực và chiếm lĩnh tri

thức, hình thành những phẩm chất nhân cách và năng lực phù hợp với nhu cầu

ngày một cao của xã hội hiện đại.

Thiết kế nội dung (Soạn giáo án) và cách thức dạy học là một khâu đột phá

quan trọng để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng

giảng dạy. Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên bao giờ cũng dành một

thời gian thích đáng để thiết kế bài. Muốn dạy học có kết quả cần thiết kế chu đáo

bài học. Khi thiết kế bài học cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá

trình dạy học như: Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu, hứng thú, các phương tiện

kỹ thuật đồ dùng trực quan, cơ sở vật chất trường lớp... Từ đó có định hướng rõ rệt

để xác định những tiêu chí cụ thể cần đạt cũng như cách thức (sự lựa chọn phương

pháp phù hợp) để đạt được mục tiêu bài dạy.

Kết quả một giờ dạy không những phụ thuộc khá nhiều vào sự chuẩn bị bài

dạy mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau cũng như yếu tố chủ

quan không thể tránh khỏi. Đó chính là phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sự tự tin,

tính sáng tạo trong sử lý các tình huống sư phạm...

Trong một vài năm trở lại đây xu hướng đổi mới công tác soạn giảng ngày

càng trở nên bức xúc và cần thiết. Một trở ngại không nhỏ cản trở quá trình đổi

mới việc soạn giáo án và thực thi giờ dạy trên lớp chính là do thói quen ngại đổi

mới của một bộ phận không nhỏ giáo viên. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên muốn

giữ nề nếp soạn giáo án theo cách truyền thống mà ở đó giáo án chỉ là sự ghi chép

lại nội dung đã có ở sách giáo khoa mà không đưa ra các phương pháp dạy học

thích ứng với từng giai đoạn học tập của học sinh. Sự lựa chọn phương pháp giảng

dạy cũng gặp nhiều khó khăn do thói quen dễ dãi trong soạn giảng, trình độ giáo

viên còn nhiều bất cập. Hiện tượng thầy giảng trò nghe, trò chép vẫn là hiện tượng

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!