Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 3
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
200.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1282

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 3

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1. Cơ sở đề xuất giải pháp.

1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.

Chữ viết có vị trí vô cũng quan trọng đối với đời sống con người trong mọi

lĩnh vực. Đó chính là một công cụ, phương tiện không thể thiếu đối với nhân

loại trên khắp các quốc gia. Ở Việt Nam nói chung và trong cấp tiểu học nói

riêng, chữ viết không chỉ là công cụ để học sinh giao tiếp và trao đổi thông tin

mà là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa khoa học và

đời sống mà còn thể hiện tính cách của con người qua từng nét chữ. Bởi vậy, ở

trường Tiểu học, việc dạy học chữ viết và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng

đầu của môn Tiếng Việt. Ngoài ra, chữ viết còn góp phần quan trọng trong việc

rèn luyện cho học sinh những phẩm chất, đạo đức tốt. Thông qua việc dạy chữ

để hình thành dần những đức tính của con người lao động mới hoàn thiện về

nhân cách con người cho các em.Để khẳng định điều đó cố thủ tướng Phạm Văn

Đồng đã chỉ ra cho chúng ta: “Chữ cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy

cho học sinh viết đúng,viết cẩn thận,viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính

cẩn thận,tính kỉ luật và lòng tự trọng đối với mình như đối với thầy cô và mọi

người xung quanh mình”. Tất cả những biểu hiện trên được thể hiện qua “nét

chữ” của các em.

Chính vì vậy, việc dạy chữ sẽ đóng góp một phần lớn trong việc dạy người.

Dạy chữ là một trong những mục tiêu lớn trong chương trình dạy học Tiếng Việt

ở Tiểu học nói chung và việc dạy chữ viết ở lớp ba nói riêng.

1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp

Trong những năm học gần đây, việc dạy Tiếng Việt ở các trường Tiểu học

đã được chú trọng, nhất là việc rèn viết chữ mẫu theo quy định mới. Thực hiện

Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X và chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ về đổi

mới giáo dục phổ thông, Bộ Giáo Dục - Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết trong

trường Tiểu học theo quy định số 31/2002?QĐ-Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

Mẫu chữ viết mẫu tại văn bản nguồn là mẫu chữ viết truyền thống có tính

thẩm mĩ cao nhưng không dễ viết đẹp được. Trong khi đó,học sinh Tiểu học là

lứa tuổi học sinh đang ở độ tuổi còn nhỏ mang tính “Học mà chơi - Chơi mà

học” nên rất cần đến có những biện pháp cụ thể và tính kiên trì của những giáo

viên đứng lớp.

1.2.1.Thực trạng và những mâu thuẫn

Hiện nay, trong những năm gần đây, chữ viết của một số học sinh ở các bậc

Tiểu học, học sinh viết chữ xấu là tình trạng đáng báo động. Đa số các em đã

chọn cho mình những loại bút dễ viết, tiện, không phải bơm mực, lau mực như

những cây bút bi, bút bebe, … hơn là những cây bút mực truyền thống như trước

kia. Bên cạnh đó, phải kể đến là một bộ phận giáo viên trong các trường Tiểu

học chữ viết chưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ, độ cao chữ hay quy cách chữ viết….

đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mặt khác, đặc điểm

tâm lí của lứa tuổi học sinh Tiểu học rất cụ thể, dễ “bắt chước” vì vậy, mỗi thầy,

cô giáo sẽ là tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi và đó đặc biệt là học sinh

tiểu học

1.2.2.Thực trạng của những vấn đề nghiên cứu

Trẻ em đến trường là để học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc, học vần

giúp trẻ biết đọc thì phân môn Tiếng Việt sẽ giúp các em viết thạo và từ đó là

nền tảng để các em lên các lớp 4, lớp 5 và sau này sẽ giúp các em viết đúng, đẹp

có sáng tạo nghệ thuật hơn.

Song trong thực tế, kĩ năng nghe - đọc - nói và viết nhất là kĩ năng viết của

học sinh tiểu học nói chung và học sinh trường Trưng Vương nói riêng còn

nhiều điều phải băn khoăn lo lắng, cần quan tâm bởi các tác động không nhỏ từ

phía gia đình, nhà trường, xã hội và tâm lí các em học sinh, đặc biệt là hiện nay

công nghệ thông tin đang phát triển thì việc rèn kĩ năng viết thường bị xem nhẹ

và ít được quan tâm. Chính vì vậy, người giáo viên trong quá trình dạy học cần

phải có sự tim tòi sáng tạo và tích cực tìm ra những biện pháp thích hợp giúp

học sinh rèn luyện chữ viết một cách có ý thức, tự chủ và năng động, góp phần

học tốt các môn học khác. Nên tôi đã chọn, tìm hiểu và nghiên cứu thấu đáo và

đưa ra áp dụng một số giải pháp trong việc rèn chữ viết cho học sinh qua đề tài

“Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 3.” Để từ đó

góp phần phát triển nhân cách cho các em toàn diện hơn.

1.3. Phương pháp thực hiện

Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

– Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề rèn chữ viết cho học sinh

Tiểu học.

– Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giảng dạy cho học

sinh. Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh để thu thập thông tin nghiên cứu.

– Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh để tìm

hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc rèn chữ viết cho học sinh.

– Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên. Quan sát

cử chỉ, thái độ, hành động, của học sinh trong học tập, giao tiếp thông qua các tiết

học trên lớp. Quan sát các hoạt động trên lớp của ngoại khóa trên sân trường, hoạt

động tập thể ngoài giờ lên lớp,… để từ đó điều chỉnh ý thức thái độ nghiêm túc học

tập.

– Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên có kinh

nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề

tài.

– Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của

các biện pháp đã đề xuất.

– Phương pháp thống kê toán học.

1.4. Đối tượng và phạm vi ứng dụng

* Phạm vi về quy mô: Là vấn đề rèn chữ viết thông qua các tiết tập viết, tiết

chính tả.

– Phạm vi về không gian: Tại trường Tiểu học Trưng Vương.

– Phạm vi về thời gian: Từ tháng 8/2018 đến 05/2019.

- Thực trạng về chữ viết của HS lớp ¾ trường Tiểu Học Trưng Vương

1.5. Các căn cứ đề xuất giải pháp

– Nghiên cứu lí luận của vấn đề rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học.

– Điều tra thực trạng trong công tác rèn chữ viết cho học sinh trường Tiểu

học Trưng Vương.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!