Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sinh tử trong Nho giáo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Sinh tử trong Nho giáo
1. Những ngộ nhận về Tôn Giáo tính của Nho giáo
Trong Tứ Thư, Khổng Tử họa hoằn mới bàn về sự chết; (1) càng không thích nói đến
thần thánh, qủy quái, hay một thế giới mai sau. Sự kiện này khiến nhiều học giả cho
rằng Khổng Tử vô thần; rằng học thuyết của ngài thuần túy nhân bản. Luận điểm
này không hoàn toàn sai, song chắc hẳn là không đúng. Các nho gia Việt vào thời
cựu trào, hay trong miền Nam trước năm 1975, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,
Trần Trọng Kim, Nguyễn Ðăng Thục, Kim Ðịnh, Bửu Dưỡng, vân vân, (2)đa số
nghiêng về phía hữu thần, hoặc ít nhất, không vô thần; trong khi các nhà nghiên cứu
Nho học hiện nay tại Hà Nội và Sài Gòn nghiêng về hướng vô thần nhiều hơn. (3)
Một số vị còn đi xa hơn giải thích Nho học như là một học thuyết duy vật. (4)Chúng
tôi thiết nghĩ, tư duy Nho học theo phạm trù tôn giáo Tây phương là một sai lầm về
phạm trù. (6) Tương tự, nhìn Nho học theo nhãn quan của học thuyết duy vật không
chỉ vấp phạm vào sai lầm này, mà còn cố tình bóp méo cả quá trình lịch sử của Nho
học nữa. Thế nên, tranh luận về tính chất hữu thần hay vô thần của Nho học theo
phạm trù thần họvà ý thức hệ Tây phương trở thành thừa thãi. Song nếu tôn giáo
hiểu theo nghĩa tông giáo của Ðông phương, (6) thì chúng ta không thể chối bỏ chiều
kích thần linh và tâm linh của Nho học. Chính vì thế, trong luận văn này, chúng tôi
tìm hiểu nhãn quan của Nho học về sự sống và sự chết không theo phạm trù của
thần học Tây phương, song theo lối nhìn của người Trung Hoa, và có lẽ của người
Việt chúng ta. (7) Nói rõ hơn, chúng tôi muốn bàn đến chiều kích tâm linh và thần
linh của Nho học từ lối nhìn của con người đông phương (đặc biệt trong đọan 4 về
tiểu đề "Biện chứng Sinh Tử".
Trước hết, chúng ta phải công nhận là, lịch sử tư tưởng của Trung Hoa, và cách riêng
lịch sử của Nho học Trung Hoa, luôn luôn thay đổi không ngừng. Sự thay đổi có thể
là dấu chỉ của tiến bộ, cũng có thểcủa thụt lùi; sự thay đổi cũng có thể chỉ là một
biến dạng hay tô điểm thêm chút ít mà thôi. Ðiều đó có nghĩa là, nếu chúng ta chấp
nhận luận đề về sự biến đổi của lịch sử, chúng ta cũng phải công nhận rằng ngay cả
quan niệm về thần linh cũng đã ở trong một qúa trình thay đổi, và đương tiếp tục
diễn trình lịch sử biến hóa của con ngưởi. Hiểu như thế, chúng ta mới có thể nhận
định một cách trung thực về sự thay đổi của nhân sinh quan cũng như thần linh quan
trong Nho học.
Sự thay đổi nhân sinh quan bắt đầu từ nhà Chu (1111 trước công nguyên, tắt tr.c.n.)
khi người Tàu bắt đầu chú trọng đến vai trò của con người. Trước nhà Chu , vào thời
nhà Thương (1751-1111 tr.c.n.), người Tàu đặt tất cả vận mệnh trong tay Thượng
Ðế. (8)Người ta kính bái Ðế. Họ tin vào hồn phách, khuẩn, thiên mệnh, sự bất tử của
hồn phách. (9) Họ cho rằng, mưu sự tại Thiên, mà thành sự cũng tại Thiên, thế nên
khấn cầu, xin các thần linh ban cho họ thái hòa, phồn thịnh. Nhà Chu khi lật đổ nhà
Thương, cần một lý do thích đáng để hợp lý và hợp pháp hóa sự phản phúc của
mình. Chính do đó, họ đổi lại quan niệm thiên mệnh cũng như vai trò của thần
thánh. Họ phát triển một lý thuyết đạo đức dựa trên chính con người, và chính con
người mới có thể nhờ vào hành vi cũng như ngôn từ tốt lành mà hòan thành chính
định mệnh của mình. (10) Nói cách khác, con người có thể tự quyết định vận mệnh,
nhờ vào hành vi đạo đức của mình. Lý do này hợp lý hóa công việcải triều hoàn
đại, cũng như biến hành vi tiếm vị của nhà Chu trở thành danh chính ngôn thuận.
Nhưng cũng từ đời Chu , các nhà lãnh đạo phải dựa vào đạo đức để trị nước. Họ rất
có thể bị lật đổ nếu thiếu tài thất đức. Quan niệm "dân vi quý" của Mạnh Tử thực ra