Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Lỗi dùng từ và đặt câu trong các bài tập làm văn của học sinh thcs ở hà tĩnh.
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
1013.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1645

Lỗi dùng từ và đặt câu trong các bài tập làm văn của học sinh thcs ở hà tĩnh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

LỖI DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU TRONG CÁC BÀI TẬP LÀM

VĂN CỦA HỌC SINH THCS Ở HÀ TĨNH

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Đăng Châu

Người thực hiện:

Trần Thị Thùy An

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hà Tĩnh - một vùng quê nghèo nổi tiếng với truyền thống học hành, văn

chương và khoa bảng. Thế nhưng, trong những năm gần đây, truyền thống tốt đẹp

ấy của mảnh đất Hà Tĩnh đang có nguy cơ bị đe dọa và đang dần bị mai một. Biểu

hiện dễ thấy nhất là trong các bài tập làm văn của các em học sinh từ tiểu học, trung

học cơ sở đến trung học phổ thông kể cả những bài viết của những sinh viên đại học

trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay hầu như bài nào cũng mắc lỗi về dùng từ và đặt

câu. Điều này chứng tỏ kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em là rất yếu kém.

Thực tế cho thấy trong nhiều năm gần đây, ngành giáo dục nước nhà quan

tâm, chú ý rất nhiều đến việc trau dồi tiếng mẹ đẻ cho học sinh, sinh viên thế nhưng

hiện tượng mắc lỗi trong cách dùng từ, đặt câu trong các bài tập làm văn của các em

vẫn rất phổ biến không chỉ ở riêng Hà Tĩnh mà trên địa bàn cả nước.

Trước thực trạng đó cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở Hà

Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung và nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của quê

hương, đất nước, chúng tôi thực sự cảm thấy bức xúc và muốn góp một phần bé nhỏ

của mình nhằm giúp các em học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ một cách khoa học,

theo chuẩn ngôn ngữ. Chỉ có như vậy thì sự trong sáng của Tiếng Việt mới thực sự

được giữ gìn, và nền giáo dục nước nhà mới thực sự phát triển. Đó cũng chính là lí

do khiến chúng tôi chọn đề tài Lỗi dùng từ và đặt câu trong các bài tập làm văn

của học sinh THCS ở Hà Tĩnh để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình.

2. Lịch sử vấn đề

Lỗi dùng từ và đặt câu là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và đáng

quan tâm đối với việc dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và bộ môn Ngữ văn

nói chung. Từ trước đến nay đã có rất nhiều các công trình lớn nhỏ khác nhau

nghiên cứu về vấn đề này. Sau đây chúng tôi xin nêu ra một vài công trình tiêu biểu.

Đầu tiên cần phải kể đến là cuốn Giảng dạy từ ngữ ở trường Phổ thông của

các tác giả Phan Thiều – Nguyễn Quốc Túy - Nguyễn Thanh Tùng. Trong phần 3

của cuốn sách này các tác giả đã đề cập đến việc giảng dạy từ ngữ trong Tập làm

3

văn trong đó họ đã nói đến vị trí của phân môn Tập làm văn trong sự phát triển

ngôn ngữ của học sinh, về cách dạy từ ngữ trong phân môn Tập làm văn mà cụ thể

là trong văn miêu tả và trong văn kể chuyện.

Tiếp đến là công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân – Trần Thị Ngọc

Lang với cuốn Câu sai và câu mơ hồ. Với cuốn sách này các tác giả đã giúp người

đọc hiểu rõ khái luận về câu sai và câu mơ hồ. Theo các tác giả “Câu sai là những

câu dùng chệch so với những câu chuẩn mực đã quy ước. Sự quy ước này có thể

được chế định hóa như các quy định về chính tả, nhưng cũng có thể chỉ là sự ngầm

quy ước của xã hội” [ 6, tr.9] và khi phân loại các kiểu câu sai thì các tác giả phân

thành các kiểu như: Sai chính tả, sai cách dùng từ, những câu sai ngữ pháp, những

câu sai lôgic, những câu sai về quy chiếu, những câu sai phong cách và những loại

câu sai khác… Còn câu mơ hồ theo Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc Lang thì đó

là “ một câu trong khi có một biểu hiện duy nhất ở cấp độ này lại có ít nhất hai cách

biểu hiện ở một cấp độ khác” [6, tr.90].

Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tươm với cuốn Dạy học tiếng Việt Trung học cơ

sở. Trong cuốn sách này, ở phần Ngữ pháp Tiếng Việt, các tác giả đã đưa vào phụ

lục 2 với tiết dạy: CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ (SGK Ngữ văn 7 tập một). Trong

phần II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC của tiết dạy này có nói “Thông qua việc phân

tích lỗi về quan hệ từ ở mỗi câu để giúp học sinh biết cách sửa các lỗi đó” [13,

tr.74]. Cụ thể là các lỗi: lỗi thiếu quan hệ từ, lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về

nghĩa, lỗi dùng thừa quan hệ từ, lỗi dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

Bùi Minh Toán với cuốn Tiếng Việt thực hành. Trong cuốn sách này Bùi

Minh Toán đã giành hai chương để nói về việc đặt câu và dùng từ trong văn bản.

Trong đó các tác giả đã đề cập đến rất nhiều lỗi câu (lỗi về cấu tạo ngữ pháp của

câu, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa trong câu, lỗi về thiếu thông tin…) và các lỗi về từ

trong văn bản (lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo, lỗi về nghĩa của từ, lỗi về kết

hợp từ …). Từ việc chỉ ra các lỗi về từ trong văn bản các tác giả đã đi tới một số

vấn đề cần lưu ý về quá trình phát hiện và sửa các lỗi về dùng từ trong văn bản.

Cuốn Tiếng Việt thực hành do Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (2009) là một

cuốn sách đề cập rất nhiều đến các lỗi thông thường về câu và về cách dùng từ trong

4

văn bản. Cụ thể về câu, tác giả đề cập đến các lỗi như: lỗi về cấu tạo câu, lỗi về dấu

câu, lỗi về liên kết câu và các cách chữa các lỗi này. Về cách dùng từ thì gồm các

lỗi: lặp từ, dùng từ không đúng nghĩa, dùng từ không hợp phong cách và cách chữa.

Trên đây là một số công trình nghiên cứu chung về lỗi dùng từ, đặt câu. Điều

này chứng tỏ đây là vấn đề hiện nay rất được dư luận quan tâm. Tuy nhiên đây mới

chỉ là sự phát hiện thực tế nhỏ lẻ, chung chung và chưa có một công trình nghiên

cứu nào theo hướng tiếp cận trên cứ liệu đặt câu, dùng từ của học sinh Hà Tĩnh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các lỗi thường gặp trong cách dùng từ và đặt câu trong các bài tập làm văn

của học sinh THCS ở Hà Tĩnh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát các bài tập làm văn của học sinh một số trường THCS ở ba khu vực

đồng bằng, miền núi và thành phố thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

4. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu

- Phương pháp tổng hợp, nhận xét và đánh giá

5. Cấu trúc của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu

tham khảo thì phần nội dung gồm ba chương:

Chương 1: Tổng quát về từ, câu và lỗi dùng từ, đặt câu

Chương 2: Các lỗi dùng từ và đặt câu thường gặp trong các bài tập làm văn

của học sinh THCS ở Hà Tĩnh hiện nay

Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp nhằm hạn chế lỗi dùng từ và đặt câu

trong các bài tập làm văn của học sinh THCS ở Hà Tĩnh hiện nay.

5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ TỪ, CÂU VÀ LỖI DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU

1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề

1.1.1. Lí thuyết về từ và lỗi dùng từ

1.1.1.1. Lí thuyết về từ vựng học ngữ nghĩa và từ pháp học

a. Từ vựng học ngữ nghĩa

* Từ và cấu tạo từ

Từ trước đến nay có rất nhiều định nghĩa về từ. Theo quan niệm của tác giả

Đỗ Hữu Châu thì “Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến mang

những đặc điểm ngữ pháp nhất định nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả

ứng với những kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo

câu”.

Cấu tạo từ tiếng Việt xét ở hai vấn đề: yếu tố cấu tạo từ và phương thức cấu

tạo từ.

Có thể nói rằng, trong tiếng Việt, các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức

ngữ âm có nghĩa nhỏ nhất – tức là những yếu tố không thể phân chia thành những

yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa – được dùng để cấu tạo ra các từ theo các

phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt. Chúng ta gọi các yếu tố có đặc điểm và có

chức năng như trên bằng thuật ngữ có tính quốc tế: hình vị.

Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để

cho ta các từ. Để cấu tạo nên từ, tiếng Việt sử dụng ba phương thức chủ yếu sau: từ

hóa hình vị, ghép hình vị và láy hình vị.

Có mấy điểm sau đây cần chú ý về hình vị tiếng Việt: hình vị phải tự thân

mang nghĩa đi vào các hình thức cấu tạo từ mà sản sinh ra từ. Từ một hình vị đi vào

các phương thức khác nhau hoặc một hình vị mang nhiều nghĩa có thể tạo ra nhiều

từ khác nhau. Vì vậy, trong sử dụng tiếng Việt, cần phải nắm vững nghĩa của hình

vị cấu tạo nên từ, có như vậy mới sử dụng một cách đúng nghĩa. Một khi xác định

giới hạn cấu tạo của một từ đồng thời sẽ xác định luôn nghĩa của từ và phạm vi sử

dụng từ để từ đó dẫn tới việc lĩnh hội nội dung. Bởi vậy, “hình vị, từ, cụm từ, câu…

về mặt ngữ âm đều là những âm tiết hoặc những tổ hợp âm tiết, cho nên việc nhận

6

thức một âm tiết hoặc một tổ hợp âm tiết nào đó có phải là từ hay không có ý nghĩa

cực kì quan trọng đối với việc sử dụng từ và lĩnh hội ý nghĩa của câu nói.

Có nhiều loại đơn vị khác nhau về chức năng trong ngôn ngữ. Âm vị là

những đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, tự thân không có nghĩa nhưng có giá trị khu biệt

nghĩa khi tham gia tạo vỏ âm thanh cho các đơn vị có nghĩa. Hình vị là đơn vị được

tạo ra từ kết hợp các âm vị, tự thân có nghĩa, là đơn vị tạo từ nhưng không được

dùng trực tiếp để giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với nhau tạo

thành câu.

Từ hóa hình vị, ghép hình vị, láy hình vị tạo ra từ, mà chức năng của chúng

là kết hợp với nhau thành câu.

Với các từ như: nhà, chiếu, đường, mặt trời, bên, sáng… chúng ta tạo ra một

đơn vị lớn hơn từ như: “Nhà bên đường”.

Các đơn vị mới này không sẵn có, không cố định và không bắt buộc. Chúng

được tạo ra trong một hoạt động giao tiếp nào đó. Giao tiếp kết thúc thì nó lại bị

“tháo rời” ra thành các từ trong bộ não. Đợi đến những lần giao tiếp khác, từ lại kết

hợp với nhau cho vô số những đơn vị mới.

Các đơn vị được cấu tạo bởi các từ, xuất hiện trong giao tiếp gồm cụm từ,

câu, văn bản. Từ có những đặc điểm:

- Có hình thức ngữ âm và ý nghĩa.

- Có tính sẵn có, cố định, bắt buộc.

- Là những đơn vị thực tại hiển nhiên của ngôn ngữ.

Nó là đơn vị lớn nhất của hệ thống ngôn ngữ. Trong hệ thống ngôn ngữ,

không có đơn vị nào cũng có hình thức ngữ âm và ý nghĩa cụ thể mà lại lớn hơn từ

- Nhưng nó lại đơn vị nhỏ nhất ở trong câu, là đơn vị trực tiếp nhỏ nhất để

tạo câu.

Bất kì đơn vị nào, lớn nhất trong hệ thống của một ngôn ngữ và nhỏ nhất để

tạo câu thì đều là từ.

Trong ngôn ngữ, bên cạnh từ, còn có những tập hợp từ mang tính sẵn có, cố

định, bắt buộc và nhỏ nhất để tạo câu như: mắt lá răm, một nắng hai sương…đó là

các ngữ cố định. Ngữ cố định là những đơn vị từ vựng tương đương với từ.

7

Tập hợp các từ và ngữ cố định được gọi là từ vựng của ngôn ngữ. Hay nói

cách khác “Từ vựng là đơn vị có nghĩa có sẵn trong ngôn ngữ, phân biệt với cụm từ

hay nghĩa tự do” [10, tr.13].

* Nghĩa của từ và hoạt động

Sự hình thành và phát triển nghĩa của từ chỉ xảy ra trong hoạt động. Thông

qua hoạt động lao động, hoạt động nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan, con

người ngày càng nhận thức ra các sự vật, hiện tượng và đặc trưng của chúng. Kết

quả nhận thức này được biểu hiện trong tên gọi (nghĩa biểu vật) và quan niệm về

chúng (nghĩa biểu niệm). Về mặt nhận thức ý nghĩa của từ cũng vậy, để hiểu nghĩa

của từ, con người cũng cần thông qua hoạt động và trong quá trình đó mới tiếp xúc,

hiểu biết bản chất của hiện thực, nắm vững các khái niệm và tên gọi của chúng – từ

ngữ. Không có hoạt động, hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, con người

không thể nào chiếm lĩnh được khái niệm và theo đó cũng không bao giờ có một

vốn từ cần thiết và khả năng sử dụng chúng. Hoạt động giao tiếp là hoạt động đặc

trưng của con người, có quan hệ trực tiếp đến sự hình thành và phát triển năng lực

ngôn ngữ nói chung, năng lực từ ngữ nói riêng. Con người học từ, trước hết là học

trong thực tiễn giao tiếp. Chính văn cảnh, hoàn cảnh đó, từ mới xuất hiện sẽ là động

cơ thúc đẩy người nghe, người đọc dần dần đoán nhận ra nội dung ngữ nghĩa; qua

đó mà “chiếm lĩnh” từ ngữ mới vào vốn liếng riêng của mình.

* Sự tích lũy và sử dụng từ ngữ

Vốn từ vựng của con người ngày càng phong phú, đa dạng và tích cực nhờ

sự tích lũy liên tục không ngừng. Vốn từ vựng đó trong con người không phải là

một tập hợp hỗn độn, cô lập lẫn nhau mà là một hệ thống chặt chẽ cũng tương tự

như hệ thống từ vựng trong ngôn ngữ vậy. Trong đầu óc của con người, từ được sắp

xếp theo các lớp hạng trên cơ sở những mối liên hệ đồng nhất và đối lập giữa chúng

với nhau. Các nhà tâm lí – ngôn ngữ học đã tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau

và đều dẫn đến kết luận trên.

Như vậy là sự phân tích từ góc độ tâm lí về mặt tiếp cận, tích lũy từ ngữ rất

thống nhất với sự phân tích bản thân hệ thống từ vựng của ngôn ngữ. Từ ngữ trong

đầu óc của mỗi con người là một bản sao, một biểu hiện của hệ thống từ vựng ngôn

8

ngữ. Tất nhiên “bản sao” này trong mỗi con người có khác nhau và không thể hoàn

toàn đầy đủ như hệ thống từ vựng ngôn ngữ.

Sự tích lũy và sử dụng ngôn ngữ diễn ra trên hai trục: trục liên tưởng và trục

kết hợp. Trên cơ sở đó vốn từ ngữ được hình thành và được “tích cực hóa”. Như

nhà ngôn ngữ M. West đã nói “ngôn ngữ cũng như quần vợt, đó không phải là tri

thức mà là thói quen, là phản ứng tức thời vô thức tiếp nhận được thông qua thực

hành”. Từ đó có thể thấy rằng việc rèn luyện từ ngữ luôn phải được gắn liền với

hoạt động tích lũy vốn từ. Song song với đó là “khai thác” vốn từ, sử dụng để giao

tiếp đạt hiệu quả.

Có dạy từ ngữ tốt thì học sinh mới có thể vận dụng hiệu quả trong giao tiếp

và xâm nhập vào địa hạt của văn chương – nghệ thuật ngôn từ. Việc dạy học từ ngữ

giúp các em hiểu sâu thêm về tiếng Việt biết tự hào về ngôn ngữ của dân tộc mình.

Từ đó, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tạo điều kiện phát triển

năng lực sử dụng tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng

như đưa tiếng Việt phát triển lên một tầm cao mới.

b. Từ pháp học

Từ pháp học tiếng Việt chỉ quan tâm đến từ loại. Việc nhận biết từ loại tiếng

Việt bên ngoài văn cảnh là không cần thiết và không khả thi. Chúng ta cần dạy cho

học sinh cách nắm vững từ loại trong thực hành giao tiếp.

Cho đến nay, chủ yếu có hai phương pháp phổ biến để phân định từ loại:

phân chia từ vựng của một ngôn ngữ thành hai lớp khái quát là thực từ và hư từ;

hoặc phân chia từ vựng thành nhiều lớp cụ thể hơn với các đặc trưng xác định hơn.

Đây là các cách phân chia của ngữ pháp truyền thống châu Âu. Lịch sử nghiên cứu

ngữ pháp tiếng Việt có hai xu hướng: một xu hướng cho rằng từ vựng tiếng Việt

không được định loại vì chúng không có một dấu hiệu hình thức nào cả, nói cách

khác là không tồn tại từ loại trong tiếng Việt. Tuy nhiên số đông các nhà nghiên cứu

tiếng Việt vẫn cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và tồn tại những dấu hiệu khách

quan để định loại. Và việc phân loại cũng theo hai cách: phân biệt thực từ và hư từ;

phân biệt thành những lớp ngữ pháp cụ thể. Hiện nay trong tiếng Việt có thể phối

hợp hai cách phân loại này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!