Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1750

Sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG VŨ CHÍNH

SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (VietGAP) TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG VŨ CHÍNH

SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT (VietGAP) TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực

hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là công

trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép bất kỳ một công trình nghiên

cứu nào của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài này là trung thực,

các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.

Tác giả luận văn

Hoàng Vũ Chính

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên khích lệ

của nhiều tổ chức, cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh, Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học và làm

luận văn. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Thị Phương

Hảo - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên

cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp

và PTNT các huyện, phòng Kinh tế, thành phố, thị xã, UBND, các cán bộ chuyên

môn và các hộ dân tại các xã có thực hiện điều tra, khảo sát đã tạo điều kiện cho tôi

tiến hành nghiên cứu đề tài.

Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,

khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Hoàng Vũ Chính

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ii

MỤC LỤC ................................................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................vii

MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................ 1

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................................................. 3

3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4

5. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn.................................................. 5

6. Bố cục luận văn ..................................................................................................................... 5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT CHÈ THEO

TIÊU CHUẨN VIETGAP..................................................................................................... 6

1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP................................................ 6

1.1.1. Lý luận về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và thực hành sản xuất

nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAP) ......................................................... 6

1.1.2. Cơ sở pháp lý để sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ......................................... 18

1.1.3. Quy mô, kết quả và hiệu quả sản xuất chè theo VietGAP........................................ 20

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ....................... 23

1.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP .......................................... 28

1.2.1. Tình hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP ở trên thế giới và tại

Việt Nam................................................................................................................................ 28

1.2.2. Bài học kinh nghiệm sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho tỉnh

Thái Nguyên .......................................................................................................................... 34

iv

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 36

2.1. Câu hỏi nghiên cứu và Phương pháp tiếp cận............................................................... 36

2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................... 36

2.1.2. Phương pháp tiếp cận ................................................................................................... 36

2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 37

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................................. 37

2.2.2. Xác định quy mô mẫu .................................................................................................. 38

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin................................................................................... 38

2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin................................................................................. 39

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin................................................................................. 39

2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................................... 40

Chương 3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN

VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN................................................... 44

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên................................... 44

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................................... 44

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 47

3.1.3. Các chính sách về sản xuất chè theo VietGAP đang được triển khai tại

Thái Nguyên........................................................................................................................... 48

3.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè theo VietGAP tại các hộ điều tra......................... 50

3.2.1. Quy trình sản xuất chè của hộ điều tra........................................................................ 50

3.2.2. Kết quả sản xuất chè của hộ điều tra........................................................................... 54

3.2.3. Hiệu quả sản xuất chè của hộ điều tra......................................................................... 60

3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè theo VietGAP.......................................... 63

3.2.5. Đánh giá chung về sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên theo tiêu chuẩn VietGAP....... 70

Chương 4. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ

THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ....79

4.1. Định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển chè an toàn của tỉnh Thái Nguyên ..... 79

4.1.1. Định hướng.................................................................................................................... 79

4.1.2. Mục tiêu ......................................................................................................................... 79

4.1.3. Nhiệm vụ ....................................................................................................................... 80

v

4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................................................ 81

4.2.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn.............................. 81

4.2.2. Giải pháp về phát triển vùng sản xuất gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

và phát triển công nghiệp chế biến ........................................................................................ 82

4.2.3. Giải pháp về đổi mới hình thức sản xuất, hình thành chuỗi liên kết sản xuất

tiêu thụ sản phẩm..................................................................................................................... 84

4.2.4. Giải pháp về xúc tiến thương mại, thị trường và xây dựng thương hiệu................. 85

4.2.5. Giải pháp về chính sách hỗ trợ và tăng cường hiệu lực hiệu quả công tác

quản lý nhà nước ..................................................................................................................... 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 94

PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 96

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Dạng đầy đủ

1 BQ : Bình quân

2 BVTV : Bảo vệ thực vật

3 CĐ : Chuyển đổi

4 CP : Cổ phần

6 ĐVDT : Đơn vị diện tích

5 ĐVT : Đơn vị tính

7 HTX : Hợp tác xã

8 QSEAP

: Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm

nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh

học của Bộ NN&PTNT

9 SX TTC VietGAP

: Sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất

nông nghiệp tốt tại Việt Nam

10 UBND : Ủy ban nhân dân

11 VietGAP : Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam

12 VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Hướng dẫn bón phân cho nương chè sản xuất theo tiêu chuẩn

VietGAP với sản lượng trung bình 10-15 tấn/ha ..................................13

Bảng 3.1: So sánh các giá trị bình quân về diện tích, năng suất, sản lượng

giữa hai nhóm hộ: sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và sản

xuất chè không theo tiêu chuẩn VietGAP .............................................54

Bảng 3.2: So sánh kết quả sản xuất giữa hai nhóm hộ: Sản xuất theo tiêu

chuẩn VietGAP và SX không theo tiêu chuẩn VietGAP ......................59

Bảng 3.3: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm hộ: Sản xuất theo tiêu

chuẩn VietGAP và sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP ..............61

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta hiện nay có khoảng 124.000 ha chè, là nước sản xuất chè lớn thứ 7

và xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới. Các sản phẩm chè của Việt Nam đã được

xuất khẩu đi hơn 100 nước trên thế giới, với nhiều chủng loại chè phong phú và đa

dạng. Tuy nhiên, đáng chú ý là tới nay Việt Nam vẫn chưa được thế giới ghi nhận là

nước sản xuất và xuất khẩu chè hàng đầu. Giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân là

do đa phần chè xuất khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu xuất sang thị trường dễ tính, chưa

nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường yêu cầu chất lượng cao như

EU, Mỹ...; các nhà sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam cũng đang phải đối mặt với

nhiều thách thức về chi phí sản xuất, công nghệ chế biến, tiêu chuẩn chất lượng,

quảng bá, xây dựng thương hiệu; trong khi đó, cách thức trồng, chế biến chè hiện có

một số khâu không tuân thủ tiêu chuẩn về nguyên liệu, máy móc, vệ sinh an toàn

thực phẩm nên rất khó đảm bảo chất lượng.

Những tồn tại, hạn chế của ngành chè trong nhiều năm nay ảnh hưởng tới

tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của nước ta. Người trồng chè vì lợi nhuận trước

mắt, phát triển về diện tích và sản lượng mà ít quan tâm đến chất lượng; vẫn có thói

quen sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân vô cơ, điều đó dẫn tới việc sẽ để

lại dư lượng lớn các chất hóa học, vi sinh vật và kim loại nặng trong đất, nước, gây

nên mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời ảnh hưởng tới môi trường và sức

khỏe của người sản xuất, tiêu dùng chè.

Thái Nguyên là một trong những vùng chè trọng điểm của cả nước,được

thiên nhiên ưu đãi với các điều kiện về đất đai và khí hậu thích hợp cho phát triển

cây chè, hiện diện tích chè toàn tỉnh là 21.585 ha, trong đó có 19.647 ha chè kinh

doanh (Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên 2017) [4]. Là cây trồng thế mạnh

của địa phương, sản xuất chè góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng

hóa bền vững; nghề trồng và chế biến chè đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội

trên địa bàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và cải

thiện đời sống người dân trong tỉnh.

2

Mặc dù có thế mạnh về cây chè với diện tích chè lớn, năng suất, sản lượng chè

cao, nhưng chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm chè tỉnh Thái Nguyên chưa

tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập

quốc tế sâu rộng, các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ nhưng lại có thêm nhiều rào cản về

kỹ thuật, chất lượng hàng hóa, đặc biệt các vấn đề liên quan an toàn thực phẩm, dẫn tới

cản trở việc xuất khẩu chè. Thêm vào đó, yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm chè an

toàn của người tiêu dùng trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiêu thụ sản phẩm

chè. Do đó phát triển sản xuất chè an toàn đang là xu thế tất yếu. Sản xuất chè an toàn

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đã có bước chuyển biến tích cực, tuy nhiên đến nay

kết quả chưa cao, tỷ lệ sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

(VietGAP, GAP khác) được chứng nhận còn thấp, đến năm 2017 diện tích chè sản xuất

và được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 1.079 ha chiếm 5,5% diện tích chè

kinh doanh toàn tỉnh (Ban quản lý dự án phát triển chè Thái Nguyên, 2017). Chè Thái

Nguyên được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu chỉ là nguyên

liệu thô, giá bán thấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa (khoảng 80% sản lượng). Các mặt hàng

chè chế biến chưa thực sự đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, có rất ít doanh

nghiệp đầu tư vào thương hiệu, đóng gói gia tăng giá trị cho trà, cũng như đáp ứng

được các yêu cầu về kỹ thuật, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để xuất khẩu

sang các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ...

Sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu cần thực hiện nghiêm

ngặt theo các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn chặt chẽ, đòi hỏi các yếu tố về chi

phí, con người và kỹ thuật, người sản xuất phải thay đổi từ nhận thức đến hành

động để từ đó tạo ra các sản phẩm chè an toàn, chất lượng đáp ứng được nhu cầu

ngày càng cao của người tiêu dùng.

Trước thực tế trên, đòi hỏi cần có sự phân tích, đánh giá đúng thực trạng sản

xuất chè VietGAP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, để từ đó đề ra giải pháp

thúc đẩy phát triển sản xuất chè theotiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh, nhằm

nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế và phát triển

bền vững ngành chè tỉnh Thái Nguyên, do đó vấn đề “Sản xuất chè theo tiêu chuẩn

thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”

đã được lựa chọn để nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ.

3

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát

triển sản xuất chè an toàn, các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều bức tranh, bối cảnh cũng

như khả năng phát triển của ngành chè. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp của tác giả

Đặng Thị Thanh Huệ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện nông

nghiệp Việt Nam), năm 2010 đã đánh giá chất lượng đất thích hợp với vùng trồng

chè, có thể ứng dụng hiệu quả trong quy hoạch vùng trồng chè. Tuy nhiên tác giả

chưa phân tích sâu về các khía cạnh phát triển sản xuất chè an toàn theo các tiêu

chuẩn, cũng như chưa đánh giá các yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển

sản xuất chè an toàn. Nghiên cứu “Đánh giá khả năng cạnh tranh của chè san tuyết

huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Anh Tuấn, năm

2011 trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng đánh giá khá chi tiết khả năng cạnh tranh

của chè shan tuyết, tác giả có phân tích khía cạnh chất lượng sản phẩm, nhưng chưa

có hệ thống giải pháp đồng bộ phát triển chè an toàn. “Nghiên cứu thực trạng sản

xuất chè, khả năng phát triển chè an toàn theo hướng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp của tác giả Mai

Thị Hồng Quyên, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2012, đã đánh giá tổng

quát thực trạng sản xuất chè và khả năng phát triển chè an toàn theo hướng nông

nghiệp hữu cơ và đề xuất hệ thống giải pháp phát triển chè an toàn theo hướng hữu

cơ. Tuy nhiên tác giả chưa phân tích sâu về quy trình, tiêu chuẩn cũng như chưa phân

biệt rõ chè an toàn và chè hữu cơ. Tác giả cũng chưa đề cập đến chè an toàn theo các

tiêu chuẩn, trong đó có ViệtGAP. Nghiên cứu “Phát triển sản xuất và tiêu thụ chè

Shan tại Huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang”. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hường

với nhan đề “Nghiên cứu tính bền vững mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân

Cương, thành phố Thái Nguyên” đã được tiến hành năm 2012, trong đề tài nghiên

cứu của mình, tác giả đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, áp lực đối với hoạt

động sản xuất chè an toàn, qua đó chỉ ra các rào cản và đề xuất một số giải pháp phát

triển bền vững hoạt động sản xuất chè an toàn tại khu vực nghiên cứu, tuy nhiên

nghiên cứu chỉ thực hiện trên địa bàn một xã Tân Cương.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!