Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sản xuất chế phẩm dinh dưỡng bổ sung cho heo con từ dịch thủy phân protein trùn quế (Perionyx excavatus) :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học Cấp Trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài:
SẢN XUẤT CHẾ PHẨM DINH DƯỠNG BỔ SUNG CHO HEO CON
TỪ DỊCH THUỶ PHÂN PROTEIN TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus)
Mã số đề tài: 194.TP02
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Tấn Việt
Đơn vị thực hiện: Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm
Tp. Hồ Chí Minh, ........…
1
LỜI CÁM ƠN
Đề tài “SẢN XUẤT CHẾ PHẨM DINH DƯỠNG BỔ SUNG CHO HEO CON TỪ
DỊCH THUỶ PHÂN PROTEIN TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus)” được thực hiện tại
Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường đã có những chính
sách phù hợp để động viên và tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên của trường có cơ hội
vào điều kiện thực hiện các ý tưởng của mình để đáp ứng nhu cầu của bản thân và yêu
cầu của xã hội.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo
điều kiện của Ban lãnh đạo Viện Công Nghệ Sinh Học và Thực Phẩm.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Chi nhánh Trang trại chăn nuôi Vĩnh
Khánh (địa chỉ: ấp Trung Bình Tiến, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang)
thuộc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang cùng toàn thể anh,
chị, em trong trại chăn nuôi đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ về nhân lực và vật lực trong
suốt thời gian qua.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn các đồng nghiệp và các sinh viên, học viên đã cùng tôi thực
hiện các thí nghiệm trong khuôn khổ đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
2
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: Sản xuất chế phẩm dinh dưỡng bổ sung cho heo con từ dịch thuỷ phân
protein trùn quế (Perionyx excavatus)
1.2. Mã số: 194.TP02
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 Phạm Tấn Việt – Tiến sĩ Viện CN SH&TP Chủ nhiệm
2 Nguyễn Thj Diệu Hạnh – Tiến sĩ Viện CN SH&TP Thành viên chính – thư ký
3 Nguyễn Ngọc Ẩn – Tiến sĩ Viện CN SH&TP Thành viên chính
4 Nguyễn Ngọc Huy – Thạc sĩ
Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm An
Giang
Thành viên chính
5 Hứa Huỳnh Minh Thảo – Kỹ sư Viện CN SH&TP Thành viên chính
1.4. Đơn vị chủ trì:
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 08 năm 2020
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 06 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): Không có thay đổi
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 25,0 triệu đồng.
II. Kết quả nghiên cứu
2.1. Đặt vấn đề:
Ở nước ta, vào năm 2017 tổng số đàn heo có khoảng 27,4 triệu con và định hướng đến
năm 2020 là trên 30,3 triệu con. Toàn quốc có khoảng 245 cơ sở sản xuất thức ăn chăn
nuôi công nghiệp, trong đó có 71 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, 03 cơ sở liên doanh và
171 cơ sở sản xuất trong nước với tổng sản lượng 19,3 triệu tấn. Lợi nhuận của nghề chăn
nuôi phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn, vì thế mặc dù định hướng đến năm 2020 đàn
heo cả nước ta là 30,3 triệu con nhưng tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp chỉ
có 19,2 triệu tấn.
Chăn nuôi heo ở Việt Nam đang chuyển động nhanh từ mô hình chăn nuôi với quy mô
nhỏ lẻ sang mô hình chăn nuôi với quy mô công nghiệp, trang trại tập trung nhằm đáp
ứng nhu cầu thực phẩm sạch và thân thiện với môi trường ngày càng cao của người tiêu
dùng.
3
Nguồn năng lượng chính cho các hoạt động sống và tăng trưởng của gia súc, gia cầm
được cung cấp từ bột. Bột chiếm tỷ lệ khá lớn trong khẩu phần ăn của gia súc và gia cầm.
Hàm lượng bột chủ yếu có trong ngũ cốc, chiếm khoảng 50÷65% khẩu phần ăn của heo
con.
Tỷ lệ đạm chỉ chiếm khoảng 21÷23% trong khẩu phần thức ăn của heo con. Tuy nhiên
đạm lại có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho các quá trình
chuyển hoá hoá sinh.
Bên cạnh những nguồn đạm động vật truyền thống như bột cá, bột thịt, …, đạm trùn
quế ngày càng được sử dụng nhiều trong chăn nuôi. Hàm lượng đạm cao, chứa đầy đủ các
acid amin thiết yếu, giàu khoáng chất là những lý do mà nhiều nhà chăn nuôi xem trùn
quế là nguồn thực phẩm bổ sung cao cấp cho nhiều loại vật nuôi.
Với những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Sản xuất chế phẩm dinh dưỡng bổ
sung cho heo con từ dịch thuỷ phân protein trùn quế (Perionyx excavatus)” nhằm
cung cấp thêm một nguồn dưỡng chất tinh giúp đàn heo hấp thu nhanh các amino acid, từ
đó giúp heo con lớn nhanh, khỏe mạnh và thân thiện môi trường.
2.2. Mục tiêu
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được các điều kiện thủy phân trùn quế và sản xuất chế phẩm giàu dinh
dưỡng bổ sung trong thức ăn cho heo con ở điều kiện nuôi công nghiệp
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định các điều kiện thủy phân protein trùn quế bằng enzyme thương mại SEBNeutral PL.
Sản xuất dịch thủy phân protein từ trùn quế.
Sản xuất chế phẩm giàu dinh dưỡng từ protein trùn quế để bổ sung cho heo con
Ứng dụng chế phẩm protein từ trùn quế trên heo con trong điều kiện nuôi công
nghiệp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp lên men cơ bản để thuỷ phân thịt trùn quế
Phản ứng lên men được thực hiện trong cốc thuỷ tinh 100ml. Hỗn hợp lên men được
cho vào cốc thuỷ tinh với thành phần theo bảng 3.1 và được đặt trên máy khuấy từ gia