Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rủi ro cho vay tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT
RỦI RO CHO VAY TẠI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT
RỦI RO CHO VAY TẠI CÁC QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 60.34.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Hùng
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Tháp, hoạt động của kinh tế tập thể đóng
vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế của toàn Tỉnh phát
triển, kinh tế tập thể đã có những đóng góp tích cực trong sản xuất kinh doanh, nâng
cao đời sống của xã viên, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của địa
phương. Thời gian qua, hoạt động của các Qũy tín dụng nhân dân (QTDND) đã đóng
góp không nhỏ cho sự phát triển của kinh tế tập thể trên địa bàn Tỉnh.. Luận văn với đề
tài: “Rủi ro cho vay tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”
được tác giả lựa chọn và nghiên cứu nhằm phát huy hơn những thành quả trong hoạt
động cho vay mà các QTDND đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đưa ra những
giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro còn tiềm ẩn, tồn tại trong hoạt
động cho vay góp phần mở rộng và phát triển hơn nữa hoạt động cho vay trên địa bàn
trong thời gian tới cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong
hoạt động cho vay và đề xuất giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra trong
hoạt động cho vay tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, luận văn đã thực hiện
được những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, luận văn đã trình bày tổng quan những lý luận cơ bản về QTDND thông
qua khái niệm, tính chất, mục tiêu hoạt động; đặc điểm các hoạt động nghiệp vụ chủ
yếu, đồng thời, luận văn đưa ra những chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá rủi ro tín dụng
trong hoạt động cho vay tại QTDND; bài học kinh nghiệm.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá được thực trạng hoạt động cho vay tại các QTDND,
đánh giá những rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay còn tồn tại, tiềm ẩn, từ đó xác
định nguyên nhân của những hạn chế chủ yếu trong thực tế hoạt động cho vay tại các
QTDND.
Thứ ba, trên cơ sở những nguyên nhân của hạn chế và những định hướng phát
triển QTDND, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu có tính khả thi góp phần hạn chế
rủi ro tín dụng xảy ra trong hoạt động cho vay và những kiến nghị hỗ trợ từ phía các
cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động cho vay của QTDND an toàn,
hiệu quả và bền vững.
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình,
cụ thể:
Tôi tên là: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Sinh ngày 06 tháng 7 năm 1991
Quê quán: thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
Hiện đang công tác tại: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp – số 50
Lý Thường Kiệt, phường 1, Đồng Tháp.
Là học viên cao học khóa XVII của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh.
Mã số học viên: 020116140388
Cam đoan đề tài: “Rủi ro cho vay tại các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp”.
Mã số chuyên ngành: 62.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hùng
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2017
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi kính gởi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban
Giám hiệu, các Thầy Cô Trường Đại Học Ngân hàng TP. HCM đã trang bị cho tôi
những kiến thức quý báu trong thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Lê Hùng, người hướng
dẫn khoa học của luận văn, đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những đánh giá quý báu
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện, cùng bạn bè và người thân đã giúp đỡ,
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các bạn.
Trân trọng!
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
MỤC LỤC
Trang
TOÁM TẮT LUẬN VĂN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VÀ CÁC
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY……………………..1
1.1 Quỹ tín dụng nhân dân…………………………………………………….1
1.1.1 Khái niệm, tính chất và mục tiêu hoạt động………………………….1
1.1.2 Nguyên tắc tổ chức……………………………………………………2
1.1.3 Vai trò, chức năng của Quỹ tín dụng nhân dân……………………….3
1.1.4 Cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân…………………………...7
1.1.5 Các hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng nhân dân…………………..7
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân…10
1.2.1 Khái niệm……………………………………………………………..10
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng………………………………………………11
1.2.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay……..12
1.2.4 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay………13
1.2.5 Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay………….16
1.3 Bài học kinh nghiệm từ một số Quỹ tín dụng nhân dân trong và ngoài
nƣớc………………………………………………………………………………..19
1.3.1 Bài học kinh nghiệm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay từ một số
Quỹ tín dụng nhân dân trong nước………………………………………………...19
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển Quỹ tín dụng nhân dân từ Quỹ tín
dụng Dejardins của Canada………………………………………………………...22
1.3.3 Bài học kinh nghiệm chung rút ra từ các Quỹ tín dụng nhân dân nêu
trên đối với Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp…………………25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1…………………………………………………………26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
THÁP………………………………………………………………………………27
2.1 Khái quát về các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.27
2.1.1 Tổng quan…………………………………………………………….27
2.1.2 Sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp giai đoạn 2014-2016…………………………………………………..28
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2014-2016)…………….30
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014-2016……………………………………….31
2.2.1 Tình hình nguồn vốn………………………………………………….31
2.2.2 Tình hình dư nợ cho vay……………………………………………...34
2.2.3 Phân tích đánh giá rủi ro cho vay của các Quỹ tín dụng nhân dân trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp…………………………………………………………….43
2.2.4 Những hạn chế và nguyên nhân rủi ro cho vay của các Quỹ tín dụng
nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp……………………………………………..48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2…………………………………………………………51
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TẠI CÁC QUỸ TÍN
DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP…………………..52
3.1 Định hƣớng phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam và
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp……………………………………………………..52
3.1.1 Định hướng phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam…..52
3.1.2 Định hướng phát triển Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp………………………………………………………………………………..54
3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với Quỹ tín dụng nhân dân……..54
3.2.1 Tăng cường huy động và cân đối nguồn vốn…………………………55
3.2.2 Thực hiện nghiêm quy trình, điều kiện cho vay……………………...58
3.2.3 Nâng cao chất lượng định giá tài sản đảm bảo……………………….61
3.2.4 Nâng cao năng lực của cán bộ, nhân viên…………………………….62
3.3 Các kiến nghị……………………………………………………………….63
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp……..64
3.3.2 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân nơi có Quỹ tín dụng nhân dân hoạt
động trên địa bàn…………………………………………………………………...65
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Hợp tác xã…………………………….66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3…………………………………………………………68
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
HTX Hợp tác xã
NHNN-ĐT Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
NHNN VN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
QTD Quỹ tín dụng
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
TCTD Tổ chức tín dụng
TV Thành viên
UBND Ủy ban nhân dân