Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Rèn luyện một số năng lực tư duy cho học sinh tiểu học qua các bài toán cắt ghép hình lớp 4-5.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
TÔ THỊ QUỲNH ANH
Rèn luyện một số năng lực tư duy cho
học sinh Tiểu học qua các bài toán cắt
ghép hình lớp 4-5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của khóa luận, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo Thạc sỹ Mã Thanh Thủy, giảng viên khoa GD Tiểu học – mầm non
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa GD
Tiểu học – mầm non, Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo cùng toàn
thể các em học sinh lớp 4/4 - lớp 4/5- lớp 5/6 - lớp 5/4 trường Tiểu học
Trần Cao Vân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi có thêm tư liệu để hoàn thành
khóa luận này.
Tôi cũng rất chân thành cám ơn tất cả những người thân, gia đình,
bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Do lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm cũng như năng
lực của bản thân còn hạn chế. Vậy nên khóa luận này không thể không
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng ghóp ý kiến từ phía các
thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Tô Thị Quỳnh Anh
3
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngày nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, giáo dục
được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển kinh tế xã hội.
Với nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo những con người
phát triển toàn diện về mọi mặt, không những có kiến thức tốt mà còn vận
dụng kiến thức đó vào thực tế.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học quan trọng
giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về đạo đức trí tuệ, thể dục, thẩm mỹ; góp phần hình thành
nên nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho học sinh
học bậc cao hơn.
Trong giáo dục và đào tạo con người, tư duy có vai trò vô cùng quan
trọng và là yếu tố không thể thiếu của quá trình phát triển nhân cách toàn
diện. Để đáp ứng được những đòi hỏi trên, ngay từ cấp học tiểu học chúng
ta đã cần thiết phải phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Có thể khẳng
định mọi môn học ở tiểu học đều có tiềm năng phát triển tư duy cho học
sinh.
Môn Toán ở Tiểu học với những đặc trưng về tính trừu tượng hóa,
khái quát hóa với những lập luận logic chặt chẽ; được coi là môn học công
cụ góp phần bước đầu phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng suy
luận hợp lý cho học sinh. Khả năng giáo dục của môn toán có nhiều mặt:
phát triển tư duy trí tuệ, có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính suy
luận, tính khoa học, tính tư duy độc lập sáng tạo, góp phần giáo dục tính
nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn…Nhà bác học Einstein đã đưa ra lời khuyên:
“Tri thức quan trọng, nhưng trí tưởng tượng còn quan trọng hơn, vì tri thức
có hạn trong khi trí tưởng tượng bao trùm cả thế giới”. Khi có tri thức mà
kém tưởng tượng thì không thể tư duy, không thể có ý tưởng mới, không
thể sáng tạo.
4
Trong giai đoạn đổi mới nước ta hiện nay với xu thế hội nhập ngày
càng đa dạng, dạy học sáng tạo không chỉ mang tính thời đại mà còn trở
thành nhu cầu cấp thiết. Nghị quyết IV của BCH TW khóa VII đã nêu:
“ Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học,…, áp
dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Tuy nhiên, thực tiễn
cho thấy trong quá trình dạy học Toán rất nhiều học sinh còn bộc lộ những
yếu kém hạn chế về năng lực tư duy. Nhìn các đối tượng toán học một cách
rời rạc, chưa linh hoạt điều chỉnh hướng suy nghĩ khi gặp trở ngại, quen với
kiểu suy nghĩ rập khuôn, áp dụng một cách máy móc những kinh nghiệm
đã có vào hoàn cảnh mới, chưa có tính độc đáo trong việc tìm ra các cách
làm bài…Từ đó dẫn đến một hệ quả là học sinh gặp khó khăn trong việc
làm toán, đặc biệt là các bài toán đòi hỏi phải tưởng tượng và có tư duy
như các bài toán cắt ghép hình. Do vậy, việc rèn luyện năng lực tư duy cho
học sinh tiểu học thông qua toán cắt ghép hình là một vấn đề cấp thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, người thực hiện
đã chọn đề tài: “Rèn luyện một số năng lực tư duy cho học sinh Tiểu học
qua các bài toán cắt ghép hình lớp 4-5”.
II. Lịch sử vấn đề
Hiện nay việc rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong nhà
trường đã trở thành một vấn đề được sự quan tâm của rất nhiều học giả,
nhiều phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Trong những
năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Sau đây, tôi
xin giới thiệu một số công trình tiêu biểu.
- Nguyễn Thị Ánh Hồng, Thiết kế hệ thống bài tập nhằm phát triển
một số năng lực tư duy cho học sinh tiểu học khi học nội dung hình học
trong chương trình toán lớp 4, SGK thử nghiệm năm 2000, khóa luận tốt
nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề
5
về tư duy của học sinh tiểu học, đưa ra cơ sở lý thuyết cơ bản để thiết kế hệ
thống bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận.
- Trần Lương Bẩy, Thiết kế hệ thống bài tập nhằm phát triển năng
lực tư duy cho học sinh Tiểu học học nội dung phân số trong chương trình
lớp 4. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề về tư duy của học sinh tiểu học, từ
đó đi sâu khai thác chương trình sách giáo khoa và thiết kế hệ thống bài tập
có nội dung phân số.
Trên đây là một vài công trình nghiên cứu về rèn luyện, phát triển tư
duy cho học sinh. Tuy nhiên việc rèn luyện một số năng lực tư duy cho học
sinh qua nội dung cắt ghép hình thì chưa có công trình nghiên cứu nào.
III. Mục đích nghiên cứu
Rèn luyện một số năng lực tư duy cho học sinh lớp 4, 5 qua các bài
toán cắt ghép hình.
Củng cố, nâng cao hiểu biết và chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân
phục vụ công tác dạy học sau này.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về cơ sở toán học của dạng toán
cắt ghép hình.
Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học toán cắt ghép hình trong
sách giáo khoa lớp 4,5 hiện hành. Từ đó khai thác bài tập trong sách giáo
khoa theo hướng rèn luyện một số năng lực tư duy cho học sinh.
Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ cắt ghép hình.
V. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 4, 5.
VI. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung toán cắt ghép hình ở Tiểu học.
VII. Phương pháp nghiên cứu
6
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp quan sát, điều tra thực nghiệm.
Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
VIII. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương II: Khai thác và xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ dạng toán
cắt ghép hình nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh lớp 4,5
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở tâm lý học lứa tuổi học sinh tiểu học
1.1.1. Tri giác
Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết
và không chủ định, do đó các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính
xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Ví dụ: Các em khó phân biệt được
hình có năm cạnh với hình có sáu cạnh.
Ở các lớp đầu Tiểu học, tri giác thường gắn với hành động, trẻ chỉ
cảm nhận được những cái nó cầm nắm. Tri giác sự vật có nghĩa là phải làm
một cái gì đó với sự vật: cầm, nắm, tháo, gỡ…sự vật ấy. Về sau, các hoạt
động tri giác phát triển và được hướng dẫn bởi các hoạt động nhận thức
khác nên tri giác chính xác hơn.
Trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích
đặc biệt, trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có
phân hóa hơn thì tri giác sẽ mang tính của sự quan sát có tổ chức. Tri giác
của học sinh có vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho các em phát hiện ra
những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng.
1.1.2. Tư duy
Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình
thức bằng cách dựa vào đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện
tượng cụ thể. Tư duy của học sinh chuyển dần từ nhận thức các mặt bên
ngoài của sự vật hiện tượng đến nhận thức các thuộc tính bên trong và dấu
hiệu của bản chất sự vật, hiện tượng. Điều này tạo khả năng tiến hành
những so sánh, khái quát hóa đầu tiên, xây dựng những suy luận sơ đẳng.
Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học nêu trên chỉ có ý nghĩa tương
đối, trong quá trình học tập ở nhà trường, tùy thuộc vào nội dung, phương