Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
810.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
708

Quyền khởi kiện của cổ đông, thành viên công ty theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CÔNG PHÚ

QUYỀN KHỞI KIỆN CỦA CỔ ĐÔNG, THÀNH VIÊN

CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CÔNG PHÚ

QUYỀN KHỞI KIỆN CỦA CỔ ĐÔNG, THÀNH VIÊN

CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Kinh tế - Mã số: 60.38.107

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Mai Hồng Quỳ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Người viết luận văn này xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung của luận văn là

kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân người viết, không sao chép từ bất kỳ

tài liệu hoặc công trình nghiên cứu của tác giả nào khác. Tất cả số liệu, dữ liệu và ý

kiến của người khác được sử dụng trong luận văn đều được người viết trích dẫn

nguồn rõ ràng theo quy định.

Trong quá trình làm luận văn, người viết có nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của

người hướng dẫn khoa học, những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm; sự giúp đỡ, hỗ

trợ của đồng nghiệp, bạn bè trong việc thu thập số liệu, tài liệu tham khảo nhưng tác

giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung của luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Công Phú

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự

LDN : Luật Doanh nghiệp

CP : Cổ phần

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

ĐKKD : Đăng ký kinh doanh

ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông

HĐQT : Hội đồng quản trị

HĐTV : Hội đồng thành viên

TAND : Tòa án nhân dân

TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM LẬP PHÁP CỦA CÁC

NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VIỆT NAM VỀ QUYỀN KHỞI KIỆN

CỦA CỔ ĐÔNG, THÀNH VIÊN CÔNG TY.........................................................6

1.1. Cơ sở lý luận chung........................................................................................6

1.1.1 Sự cần thiết phải bảo vệ nhà đầu tư là cổ đông, thành viên công ty bằng

công cụ pháp luật................................................................................................6

1.1.2. Ý nghĩa, sự cần thiết phải bảo vệ quyền khởi kiện của cổ đông, thành

viên công ty .........................................................................................................8

1.1.3. Một số vấn đề đặt ra khi xây dựng pháp luật nhằm bảo vệ quyền khởi

kiện của cổ đông, thành viên công ty ................................................................13

1.2 Kinh nghiệm lập pháp của một số nước về việc bảo vệ quyền khởi kiện

của cổ đông, thành viên công ty .........................................................................15

1.2.1 Luật công ty của Anh ...............................................................................15

1.2.2 Bộ luật dân sự của Pháp ..........................................................................20

1.2.3 Luật công ty của Nhật Bản.......................................................................21

1.2.4 Luật công ty của Trung Quốc ..................................................................22

1.2.5 Luật công ty của Singapore .....................................................................23

1.2.6 Luật công ty của một số nước khác..........................................................24

1.3 Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền khởi kiện của

cổ đông, thành viên công ty ................................................................................27

1.3.1 Luật Doanh nghiệp...................................................................................27

1.3.2 Luật Các tổ chức tín dụng 2010...............................................................29

1.3.3 Luật Chứng khoán 2006...........................................................................30

1.3.4 Luật Đầu tư ..............................................................................................30

1.3.5 Luật tố tụng dân sự và kinh tế..................................................................31

1.3.6 So sánh Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và Luật Doanh nghiệp 2005 ........33

1.4 So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài ..............................34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................36

CHƯƠNG 2 NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

QUA THỰC TIỄN THỤ LÝ VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHỞI KIỆN CỦA CỔ

ĐÔNG, THÀNH VIÊN CÔNG TY .......................................................................37

2.1 Thực trạng thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện của cổ đông, thành viên

công ty...................................................................................................................37

2.1.1 Khái niệm tranh chấp nội bộ công ty thuộc thẩm quyền giải quyết của

Tòa án................................................................................................................37

2.1.2 Phân loại đơn khởi kiện của thành viên công ty......................................39

2.1.3 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp ..........................................................40

2.1.4 Lý do và yêu cầu khởi kiện cụ thể ............................................................43

2.1.5 Kết quả thụ lý đơn khởi kiện ....................................................................50

2.1.6 Kết quả giải quyết yêu cầu khởi kiện .......................................................53

2.2 Những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về quyền khởi kiện của

cổ đông, thành viên công ty bộc lộ qua thực tiễn thụ lý, giải quyết các tranh

chấp nội bộ công ty tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ..............55

2.2.1 Hạn chế trong Luật Doanh nghiệp 2005 .................................................55

2.2.2 Hạn chế trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004............................................63

2.2.3 Hạn chế trong Bộ luật Hình sự năm 1999 ...............................................75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................77

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM BẢO

ĐẢM TỐT HƠN QUYỀN KHỞI KIỆN CỦA CỔ ĐÔNG, THÀNH VIÊN

CÔNG TY ................................................................................................................78

3.1 Các giải pháp hoàn thiện luật nội dung ......................................................78

3.1.1 Hoàn thiện Luật Doanh nghiệp................................................................78

3.1.2 Hoàn thiện Luật Các tổ chức tín dụng.....................................................80

3.1.3 Tăng cường chế tài phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm

nghĩa vụ của người quản lý...............................................................................81

3.1.4 Hoàn thiện Bộ luật Hình sự .....................................................................82

3.2 Các giải pháp hoàn thiện luật tố tụng .........................................................83

3.2.1 Hoàn thiện Bộ luật Tố tụng dân sự ..........................................................83

3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.........................................84

KẾT LUẬN..............................................................................................................85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư là một yếu tố quan

trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Khi đầu tư vào bất cứ một nền kinh tế

nào, bên cạnh yếu tố tỷ suất lợi nhuận, các nhà đầu tư còn quan tâm đến các yếu tố

có thể ảnh hưởng đến khả năng thu lợi của họ như sự ổn định về kinh tế, chính trị,

xã hội và đặc biệt là khả năng bảo vệ quyền lợi của họ khỏi sự xâm phạm của các

chủ thể khác, kể cả các cơ quan nhà nước, các đối tác trong hoạt động kinh doanh

và nhất là những người cùng hợp tác góp vốn thành lập hoặc được giao quản lý

công ty. Để bảo vệ quyền lợi của mình trước những người “cộng sự” trong cùng

công ty, các nhà đầu tư không chỉ trông chờ vào các biện pháp phòng ngừa hành vi

phạm của các chủ thể này mà còn đòi hỏi sự hữu hiệu của các biện pháp khắc phục

khi hành vi vi phạm xảy ra, trong đó điều quan trọng nhất mà họ quan tâm là quyền

khởi kiện của họ sẽ được thực thi như thế nào và nó có được pháp luật bảo đảm

trong thực tế hay không.

Những năm vừa qua, kể từ khi các luật về công ty được ban hành ở nước ta,

cùng với sự ra đời ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình khác nhau,

các tranh chấp nội bộ công ty giữa những nhà đầu tư là chủ sở hữu công ty với nhau

và giữa nhà đầu tư với người quản lý công ty cũng phát sinh và ngày càng gia tăng

về số lượng cũng như về tính chất gay gắt, phức tạp. Nhiều vụ tranh chấp kéo dài

nhưng các bên tranh chấp không tự giải quyết được. Nhiều trường hợp cổ đông,

thành viên công ty đã phải nộp đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu pháp luật bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự lạm quyền và xâm phạm của các

thành viên, cổ đông lớn hoặc những người quản lý công ty. Tuy nhiên, qua thực tiễn

giải quyết tranh chấp nội bộ công ty tại Tòa án, đã cho thấy nhiều hạn chế, bất cập

của hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật, đặc biệt là các quy định của pháp

luật về quyền khởi kiện của cổ đông, thành viên công ty, làm ảnh hưởng không nhỏ

đến khả năng bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư và từ đó đã tác động

không tốt đến niềm tin của nhà đầu tư khi xem xét để quyết định đầu tư vào thị

trường Việt Nam.

2

Từ chỗ không bảo đảm được một cách có hiệu quả quyền khởi kiện của cổ

đông, thành viên công ty mà một loạt các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các

nhà đầu tư chân chính trong công ty cũng bị xâm phạm như: Quyền được rút vốn;

quyền được chia lãi; quyền yêu cầu thành viên khác phải góp vốn theo cam kết;

quyền kiểm soát các giao dịch với bên có liên quan; quyền yêu cầu bàn giao công

ty; quyền đòi bồi thường thiệt hại do việc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công

ty, v.v…

Thực tiễn nói trên đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu nghiêm túc nhằm đưa

ra được những giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật

và cả việc thực thi pháp luật nhằm bảo đảm quyền khởi kiện của cổ đông, thành

viên công ty trước sự vi phạm của những người đồng sở hữu hoặc người quản lý

công ty, từ đó bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong

các công ty ở Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Bảo vệ quyền lợi của cổ đông, thành viên công ty nói chung và bảo đảm

quyền khởi kiện của các chủ thể này nói riêng, là một đề tài thu hút sự quan tâm của

các nhà nghiên cứu, các luật gia, luật sư, Thẩm phán … trong những năm gần đây,

nhất là kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành. Ở các mức độ và góc

độ nghiên cứu khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong

nước về đề tài nói trên. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có trực tiếp đề

cập đến quyền khởi kiện của cổ đông, thành viên công ty như:

- Cuốn sách “Luật Doanh nghiệp: Bảo vệ cổ đông – pháp luật và thực tiễn”

xuất bản năm 2011 của TS. Bùi Xuân Hải, Trưởng khoa Luật thương mại, Trường

đại học Luật TPHCM;

- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2010 “ Tranh chấp nội bộ công ty theo pháp

Luật Doanh nghiệp VN” của tác giả Lê Thị Hiền;

- Bài viết “ Vấn đề hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo pháp

Luật Doanh nghiệp VN” của TS. Bùi Xuân Hải đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp số 2+3/2011;

3

- Tham luận “ Bảo vệ cổ đông thiểu số, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

của TS. Bùi Xuân Hải tại Hội nghị khoa học của Khoa Luật thương mại Trường đại

học Luật TPHCM tháng 5/2010;

- Tham luận “Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty: thực tiễn và giải pháp”

của các tác giả Quảng Đức Tuyên và Võ Văn Cường tại Hội nghị khoa học của

Khoa Luật thương mại Trường đại học Luật TPHCM tháng 5/2010;

- Bài viết “ Khởi kiện người quản lý công ty: Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn trong pháp Luật Doanh nghiệp VN” của TS. Bùi Xuân Hải đăng trên Tạp chí

Nhà nước và Pháp luật số 01/2011;

- Bài viết “ Biện pháp bảo vệ cổ đông, thành viên công ty: Lý luận và thực

tiễn” của TS. Bùi Xuân Hải đăng trên Tạp chí Luật học (Đại học Luật Hà Nội) số

3/2011;

- Bài viết “Tranh chấp nội bộ công ty” của tác giả Nguyễn Công Phú đăng

trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 9/2011.

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền lợi của

cổ đông, thành viên công ty theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam nhưng không có

đề cập đến quyền khởi kiện của cổ đông, thành viên công ty như:

- Tham luận “Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong các công ty đại chúng”

của Ths. Lê Chí Thủ Khoa tại Hội nghị khoa học của Khoa Luật thương mại

Trường đại học Luật TPHCM tháng 5/2010;

- Tham luận “Bảo vệ cổ đông – Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong

pháp luật doanh nghiệp VN” của TS. Nguyễn Hữu Long tại Hội nghị khoa học của

Khoa Luật thương mại Trường đại học Luật TPHCM tháng 5/2010;

- Tham luận “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền lợi của cổ

đông thiểu số trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005”

của Ths. Trần Huỳnh Thanh Nghị tại Hội nghị khoa học của Khoa Luật thương mại

Trường đại học Luật TPHCM tháng 5/2010;

Các công trình, bài viết nói trên tuy có đề cập đến những hạn chế, bất cập

của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư

là cổ đông, thành viên công ty nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau đây:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!