Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền khiếu kiện khi nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2011 15
TS. Phan Trung HiÒn *
1. Khái quát về quyền khiếu kiện và
đặc điểm của quyền khiếu kiện trong lĩnh
vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư
1.1. Khiếu kiện hành chính và cơ sở hiến
định của quyền khiếu kiện
Khiếu kiện hành chính là việc phản
kháng quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cá nhân, tổ chức trước cơ quan tài
phán hành chính khi có căn cứ cho rằng
quyết định hành chính, hành vi hành chính
đó là trái pháp luật, xâm hại đến các quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên,
nếu quyền khiếu nại là quyền hiến định(1)
được xây dựng từ rất sớm(2)
và khá quen
thuộc trong đời sống pháp lí của người dân
Việt Nam thì quyền khiếu kiện được quy
định muộn hơn, gắn liền với sự ra đời của
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính năm 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung
năm 1998 và 2006) và vừa được pháp điển
hoá thành Luật tố tụng hành chính năm
2010. Ở Việt Nam, Hiến pháp không đề cập
quyền khiếu kiện. Điều này cho thấy chưa có
sự thống nhất trong việc nhìn nhận hai loại
quyền nêu trên trong khi hai quyền này cùng
song hành bảo vệ lợi ích người dân và hướng
đến việc nâng cao hiệu quả của công tác
quản lí nhà nước.
1.2. Đặc điểm của khiếu kiện trong thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Khiếu kiện trong thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư có một số đặc điểm đặc
thù như sau:
- Về phạm vi: Trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, để thực hiện các mục tiêu
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng và phát triển kinh tế, một số
lượng lớn diện tích đất đai cần phải được bố
trí, sắp xếp lại. Công tác thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư vì vậy phải được
thực hiện. Điều này trực tiếp tác động đến
lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức khắp mọi
tỉnh, thành trên phạm vi cả nước. Vì vậy, sự
không đồng thuận trong thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư có thể diễn ra ở
nhiều hộ dân trong cùng một dự án, trên cùng
một địa bàn. Các báo cáo, kết luận về số vụ
việc khiếu kiện chỉ ra rằng khiếu kiện trong
lĩnh vực đất đai, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư có số lượng cao nhất trong
các nội dung khiếu kiện. Ví dụ: Từ năm 2007
- 2009 ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Tiền
Giang, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, giải
phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư có năm chiếm đến 90% số vụ khởi kiện
hành chính được thụ lí giải quyết.(3)
* Khoa luật Đại học Cần Thơ