Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự
PREMIUM
Số trang
201
Kích thước
15.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1852

Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

r

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LỢI

QUYỀN KHÁNG NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT

NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2022

NGUYỄN THỊ LỢI

QUYỀN KHÁNG NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

NGUYỄ

N THỊ LỢI LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÓA 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUYỀN KHÁNG NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT

NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

Mã số: 8380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Thanh Hoa

Học viên: NGUYỄN THỊ LỢI

Lớp: Cao học Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Khóa: 30

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 10/2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân

dân trong thi hành án dân sự” là công trình nghiên cứu của bản thân, có sự hƣớng

dẫn từ giảng viên hƣớng dẫn là TS. Đặng Thanh Hoa.

Những số liệu và tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, nhận xét, đánh giá là

hoàn toàn trung thực, do chính tác giả thu thập và đƣợc thể hiện đầy đủ trong phần

danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn đã đƣợc rà soát tính trùng lặp theo đúng quy

định của Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số

250/QĐ-DHL ngày 03/3/20151

.

Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực và khách quan của

luận văn./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lợi

1 Kết quả tỷ lệ trùng lặp là 34% đƣợc kiểm duyệt bởi phần mềm Turnitin xem tại Phụ lục 1.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 CHV Chấp hành viên

2 CQTHADS Cơ quan Thi hành án dân sự

3 CCTHADS Chi cục Thi hành án dân sự

4 CTHADS Cục Thi hành án dân sự

5 LTHADS Luật Thi hành án dân sự

6 LTCVKSND năm 2014 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

năm 2014

7 TAND Tòa án nhân dân

8 THADS Thi hành án dân sự

9 VKSND Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN

KHÁNG NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN

DÂN SỰ......................................................................................................................8

1.1. Lý luận chung về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi

hành án dân sự...........................................................................................................8

1.1.1. Khái niệm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án

dân sự ..........................................................................................................................8

1.1.2. Đặc điểm của quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành

án dân sự ...................................................................................................................14

1.1.3. Ý nghĩa của quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án

dân sự ........................................................................................................................18

1.2. Quy định pháp luật về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong

quá trình thi hành án dân sự...................................................................................21

1.2.1. Đối tượng bị kháng nghị bởi Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình thi hành

án dân sự ...................................................................................................................21

1.2.2. Căn cứ kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình thi hành án

dân sự ........................................................................................................................25

1.2.3. Thời hạn kháng nghị về thi hành án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân ......29

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................32

CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN

KHÁNG NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN

DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN...........................................................33

2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền kháng nghị của Viện kiểm

sát nhân dân trong thi hành án dân sự...................................................................33

2.1.1. Kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự........33

2.1.2. Vi phạm thường gặp trong việc Viện kiểm sát nhân dân ban hành kháng nghị

trong thi hành án dân sự ...........................................................................................34

2.1.3. Đánh giá những vi phạm khi ban hành kháng nghị của Viện kiểm sát nhân

dân trong thi hành án dân sự ....................................................................................42

2.2. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về quyền kháng

nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự .................................43

2.2.1. Xác định vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thi hành án dân sự ..................43

2.2.2. Xác định thời hạn kháng nghị về thi hành án dân sự .....................................52

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................63

KẾT LUẬN..............................................................................................................64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân thực

hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan Thi hành án dân sự

và các chủ thể có liên quan đến hoạt động Thi hành án dân sự. Để thực hiện chức

năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự, luật quy

định cho Viện kiểm sát nhân dân đƣợc quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm

bảo đảm cho quá trình thi hành án đƣợc diễn ra đúng pháp luật. Theo các quy định

nêu trên, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân có ý nghĩa quan trọng trong việc

bảo đảm sự tuân theo pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án. Kháng nghị của

Viện kiểm sát nhân dân làm cho quá trình tổ chức thi hành án đƣợc diễn ra đúng

pháp luật, không làm sai lệch bản chất của vụ việc.

Vì vậy, đòi hỏi ngày càng nâng cao chất lƣợng các bản kháng nghị luôn đƣợc

quan tâm, chỉ đạo và xác định là nhiệm vụ trọng tâm để Viện kiểm sát nhân dân các

cấp thực hiện, góp phần nâng cao chất lƣợng của công tác kiểm sát thi hành án,

trong đó tập trung phát hiện vi phạm trong hoạt động của Tòa án, Cơ quan Thi hành

án dân sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để kịp thời ban hành kháng

nghị yêu cầu khắc phục đƣợc các ngành tiếp thu nhằm nâng cao vị thế của ngành

Kiểm sát là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay khi Viện

kiểm sát nhân dân thực hiện kháng nghị của mình trong hoạt động thi hành án vẫn

còn một số bất cập, trong đó có thể kể đến một số bất cập cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hiện nay quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đƣợc Luật

Thi hành án dân sự hiện hành quy định một cách đầy đủ trong đó quy định Viện

kiểm sát ban hành kháng nghị khi phát hiện quyết định, hành vi của Thủ trƣởng,

Chấp hành viên Cơ quan Thi hành án dân sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tuy

nhiên hiện nay chƣa có văn bản pháp luật nào định nghĩa vi phạm pháp luật nghiêm

trọng là nhƣ thế nào và làm thế nào để xác định vi phạm nào là vi phạm pháp luật

nghiêm trọng.

Thứ hai, quy định về thời hạn ban hành kháng nghị hiện nay đã phù hợp với

thực tiễn hay chƣa, khi áp dụng thời hạn ban hành kháng nghị trên thực tiễn đã bộc

lộ những vƣớng mắc về (i) thời hạn theo Luật quy định đã phù hợp với quá trình

kiểm sát ban hành kháng nghị trên thực tiễn hay không, (ii) hết thời hạn đƣợc quy

định Viện kiểm sát có quyền kháng nghị nữa hay không, nếu không có quyền kháng

2

nghị thì Kiện kiểm sát xử lý những vi phạm đó nhƣ thế nào, (iii) làm sao xác định

kể từ ngày nhận đƣợc quyết định hoặc phát hiện hành vi vi phạm.

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quyền kháng nghị của Viện

kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự” làm đề tài luận văn Thạc sỹ cao học

Luật, chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Giáo trình

(1) Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự,

nhà xuất bản Công an nhân dân. Giáo trình nêu trên có đề cập đến kháng nghị của

Viện kiểm sát nhân dân, theo đó những quy định pháp luật cơ bản về quyền kháng

nghị. Đồng thời, tập thể tác giả biên soạn giáo trình phân tích rõ quy định pháp luật

về quyền kháng nghị. Tuy nhiên, trong khuôn khổ giáo trình, tập thể tác giả biên

soạn vẫn chƣa thật sự chuyên sâu nghiên cứu về quyền kháng nghị của Viện kiểm

sát nhân dân nên còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc làm rõ, ví dụ đối tƣợng, căn cứ, xác

định vi phạm nghiêm trọng và cơ sở thực tiễn khi áp dụng quyền kháng nghị…

(2) Học viện Tƣ pháp (2016), Giáo trình nghiệp vụ Thi hành án dân sự phần

chung, tái bản lần thứ nhất có sửa đổi, bổ sung, nhà xuất bản Tƣ pháp. Giáo trình đã

nghiên cứu một cách khái quát và đầy đủ về các quy định trong pháp luật thi hành

án dân sự, đem đến cho ngƣời đọc những hiểu biết cơ bản về thi hành án dân sự, từ

đó có cách nhìn toàn diện nhất về thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam. Tuy

nhiên, vì giáo trình tập trung nghiên cứu riêng toàn bộ quy định về pháp luật thi

hành án dân sự nên vấn đề kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án

dân sự chƣa thực sự đƣợc làm rõ.

2.2. Sách chuyên khảo

(3) Hoàng Thị Thanh Hoa, Hồ Quân Chính, Nguyễn Văn Nghĩa (2019), Bình

luận Luật Thi hành án dân sự, nhà xuất bản Tƣ pháp. Qua tài liệu này, các tác giả

phân tích cụ thể và toàn diện về nhiều vấn đề lý luận, đã phân tích đánh giá, bàn

luận về tất cả các quy định về thi hành án dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, về quyền

kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự các tác giả mới chỉ

làm rõ quy định của pháp luật mà chƣa bình luận đƣợc những bất cập còn tồn đọng.

Đồng thời, vì nội dung quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành

án dân sự là một phần trong các nội dung đƣợc các tác giả phân tích nên vẫn thật sự

chƣa chuyên sâu, làm rõ những vấn đề còn vƣớng mắc, bất cập trong thực tế áp

3

dụng pháp luật.

2.3. Luận án

(4) Hoàng Thế Anh (2015), “Kiểm sát thi hành án dân sự”, Luận án Tiến sĩ

Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận án này tác giả đã cơ bản làm rõ đƣợc

cơ sở lý luận về công tác thi hành án dân sự và kiểm sát thi hành án dân sự, đồng

thời phân tích, làm rõ nhiệm vụ kiểm sát của các chủ thể liên quan nhƣ: Quốc hội và

Hội đồng nhân dân, Tòa án, Viện kiểm sát cùng với thực trạng kiểm sát thi hành án

dân sự ở Việt Nam hiện nay có những vấn đề vƣớng mắc nhƣ thế nào ở lý luận và

thực tiễn. Mặc dù đề tài trên bàn luận về cả quá trình kiểm sát thi hành án dân sự,

liên quan đến nhiều đối tƣợng nghiên cứu nhƣng luận án này là tài liệu bổ sung

những lý luận trong quá trình kiểm sát thi hành án dân sự có những quy định cần

chú ý gì để có thể ban hành kháng nghị hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện luận

văn.

2.4. Luận văn

(5) Đỗ Văn Minh (2016), “Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong Thi

hành án dân sự”, Luận văn thạc sỹ luật Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh. Luận văn này đề cập đến vấn đề lý luận chung về hoạt động của Viện kiểm

sát trong thi hành án dân sự và thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát trong thi hành

án dân sự, phân tích sâu theo hƣớng làm rõ quy định của pháp luật.

2.5. Bài viết tạp chí

(6) Bùi Đức Long (2018), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác

kiểm sát Thi hành án dân sự”, Tạp chí kiểm sát, (01), tr. 21-26. Tác giả đã nêu lên

một số vấn đề lý luận về thi hành án và kiểm sát thi hành án từ lý luận đó ảnh

hƣởng nhƣ thế nào tới kết quả Thi hành án dân sự hiện nay, kết quả thực hiện chức

năng kiểm sát thi hành án dân sự và đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao

chất lƣợng, hiệu quả của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, đổi mới tổ chức và

hoạt động trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự nói riêng và tăng cƣờng cơ sở

vật chất, phƣơng tiện, điều kiện cho công tác kiểm sát thi hành án dân sự.

(7) Đỗ Văn Kha (2017), “Những vấn đề rút ra từ việc ban hành kháng nghị

trong hoạt động kiểm sát Thi hành án dân sự”, Tạp chí kiểm sát, (02), tr. 20-24. Tác

giả nêu lên những vấn đề rút ra từ việc kháng nghị trong hoạt động kiểm sát thi

hành án dân sự. Phải bám sát tiến độ tổ chức thi hành án, ban hành kháng nghị phải

4

đúng thời điểm và tập hợp những vi phạm kiến nghị phòng ngừa để hoạt động

kháng nghị của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự ngày càng

hiệu quả hơn. Nâng cao chất lƣợng kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân để đảm

bảo quyền lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nƣớc

(8) Vũ Hùng (2008), “Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm

sát thi hành án trong ngành kiểm sát nhân dân”, Tạp chí kiểm sát, (10), tr. 26-29.

Tác giả đã nêu lên những nội dung trọng tâm về công tác quản lý, chỉ đạo điều hành

hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự và thi hành án hình sự để từ đó có những chủ

trƣơng, chính sách phù hợp với công tác nêu trên, vai trò tham mƣu của Vụ kiểm sát

thi hành án, Phòng kiểm sát thi hành án và đƣa ra một số đề xuất nhƣ: sửa đổi, bổ

sung hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành hữu quan thực hiện chức năng nhiệm vụ;

lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp cần chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng thêm

số lƣợng cán bộ làm công tác kiểm sát thi hành án và kiện toàn lại hệ thống sổ sách,

biểu mẫu nghiệp vụ, thống kê, báo cáo cho phù hợp với thực tiễn áp dụng quy định

pháp luật.

(9) Nguyễn Mạnh Hùng (2017), “Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm

sát Thi hành án dân sự”, Tạp chí kiểm sát, (01), tr. 24-27. Tác giả đã nêu lên một số

kết quả đã đạt đƣợc có vai trò quan trọng nhƣ thế nào trong công tác kiểm sát thi

hành án dân sự hiện nay, những hạn chế trong công tác kiểm sát thi hành án dân sự

đang là vấn đề vƣớng mắc khó giải quyết ảnh hƣởng tới kết quả Thi hành án. Qua

đó tác giả đã đƣa ra một số việc cần tập trung trong thời gian tới nhƣ: tiếp tục quán

triệt những nội dung của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hƣớng dẫn cho các

bộ làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác

thi hành án dân sự kiểm sát thi hành án dân sự, đề nghị xây dựng thông tƣ liên tịch

hƣớng dẫn luật thi hành án dân sự, đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy

định tại Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ

Quy định về thủ tục thi hành án và Thông tƣ liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP￾VKSTC-TATC ngày 26 tháng 7 năm 2010 Quy định về thủ tục thi hành án và phối

hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

Nhƣ vậy, những quy định của pháp luật về quyền kháng nghị của Viện kiểm

sát nhân dân trong thi hành án dân sự đã đƣợc tìm hiểu trong nhiều sách, báo, công

trình nghiên cứu nêu trên. Các tác giả đã đƣa ra nhiều đánh giá, nhận xét bổ ích,

giúp làm rõ nhiều khía cạnh của đề tài. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có một công

trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về đề tài mà mới chỉ dừng lại ở việc nghiên

5

cứu về một vài khía cạnh của đề tài. Do đó, tác giả thấy rằng cần có một công trình

nghiên cứu mới, mang tính chất chuyên sâu từ lý luận đến thực tiễn để làm rõ và

giúp hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về quyền kháng nghị của Viện kiểm

sát nhân dân trong thi hành án dân sự.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, làm rõ bất cập về căn cứ kháng nghị. Một trong hai căn cứ kháng

nghị trong quy định pháp luật hiện nay cần đƣợc làm rõ đó là căn cứ vi phạm pháp

luật nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ

quan, tổ chức, cá nhân. Vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết định, hành vi

của Thủ trƣởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự đƣợc Cán bộ, Kiểm sát

viên xác định nhƣ thế nào để đảm bảo kháng nghị đúng không ảnh hƣởng đến quá

trình tác nghiệp của hồ sơ vụ việc thi hành án đã đƣợc tác giả phân tích làm rõ dƣới

đây.

Thứ hai, làm rõ bất cập quy định về thời hạn ban hành kháng nghị. Theo quy

định của Luật thi hành án dân sự hiện nay nếu hết thời hạn quy định thì VKSND có

quyền ban hành kháng nghị nữa hay không. Làm thế nào để xác định đƣợc vi phạm

khi nhận quyết định và làm nhƣ thế nào để ghi nhận hành vi vi phạm tại thời điểm

kiểm sát hồ sơ để làm căn cứ thời hạn ban hành kháng nghị sẽ đƣợc lý giải và phân

tích làm rõ dƣới đây.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để đạt đƣợc những mục đích nhƣ đã nêu ở trên tác giả xác định có các nhiệm

vụ nghiên cứu nhƣ sau:

Một là, nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ quy định pháp luật quyền

kháng nghị của Viện kiểm sát trong thi hành án dân sự cụ thể: Phân tích, tổng hợp

khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát trong thi hành

án dân sự và phân tích, đánh giá quy định pháp luật trƣớc đây để so sánh với quy

định pháp luật hiện nay về căn cứ, đối tƣợng kháng nghị, thời hạn ban hành kháng

nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự để làm rõ những bất cập

cần sửa đổi những điểm chƣa hoàn thiện.

Hai là, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về quyền kháng

nghị của Viện kiểm sát trong thi hành án dân sự nêu lên những kết quả, thành tích

6

đạt đƣợc, những thiếu sót, hạn chế và những khó khăn, vƣớng mắc. Kiến nghị, đề

xuất để hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát

trong thi hành án dân sự.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Về không gian

Đề tài “Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án

dân sự” đƣợc nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, theo pháp luật Việt

Nam. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tìm hiểu kinh nghiệm của một

số quốc gia trên thế giới quy định về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân

trong thi hành án dân sự.

4.2. Về thời gian

Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn áp dụng quy định

pháp luật có liên quan đến đề tài chủ yếu về lý luận từ sau Bộ luật Tố tụng dân sự

năm 2015; Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ

sung năm 2014 và nghiên cứu số liệu thực tiễn trong khoảng thời gian năm (05)

năm từ năm 2017 đến năm 2021.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu một cách toàn diện từ góc độ lịch sử

thay đổi quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật và quan điểm

của các nhà khoa học, tác giả sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp kế thừa,

phát triển để đƣa ra những vấn đề chung cơ bản, thực tiễn liên quan đến quyền

kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự. Sau đó sử dụng

phƣơng pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề trên để có cái nhìn chung,

toàn diện nhất, đồng thời đƣa ra những quan điểm của tác giả về các vấn đề còn tồn

tại trong pháp luật và thực tiễn. Cuối cùng tóm tắt lại nội dung nghiên cứu bằng

phƣơng pháp khái quát.

Ngoài các phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng xuyên suốt luận văn nêu trên,

tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu riêng phù hợp với mục đích nhiệm

vụ của từng chƣơng, cụ thể:

Trong chương 1, đề tài nghiên cứu các vấn đề về lý luận chung và quy định

của pháp luật về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án

dân sự. Tác giả sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp phân tích, so sánh, tổng hợp

7

để đƣa các vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài thành các mục, điểm nhỏ riêng biệt

nhƣng thống nhất trong toàn bộ chƣơng. Ngoài ra, để làm rõ sự khác biệt trong nội

hàm của quy định pháp luật qua từng giai đoạn tác giả sử dụng phƣơng pháp so

sánh.

Ở chương 2, trên cơ sở nội dung của chƣơng 1, tác giả sử dụng phƣơng pháp

đánh giá quy định của pháp luật, bình luận, phân tích việc áp dụng pháp luật của

Viện kiểm sát trong các hồ sơ, vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến nội dung

của đề tài làm rõ những bất cập, vƣớng mắc trong pháp luật và thực tiễn. Sau đó,

tìm ra hƣớng khắc phục và hoàn thiện phù hợp bằng phƣơng pháp kế thừa, phát

triển và phƣơng pháp biện chứng.

6. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần nội dung và kết luận lời cam đoan, mục lục, danh

mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn gồm có 02 chƣơng nhƣ sau:

Chƣơng 1. Lý luận chung và quy định pháp luật về quyền kháng nghị của

Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự.

Chƣơng 2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền kháng nghị của

Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự và kiến nghị hoàn thiện.

8

CHƢƠNG 1.

LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN KHÁNG NGHỊ

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1.1. Lý luận chung về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi

hành án dân sự

1.1.1. Khái niệm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành

án dân sự

1.1.1.1. Thi hành án dân sự

Quá trình giải quyết vụ việc dân sự kết thúc bằng một bản án, quyết định

không có nghĩa chân lý đã đƣợc thực thi và cũng không có nghĩa là quyền lợi ích

hợp pháp của đƣơng sự đã đƣợc đảm bảo, để quyền và lợi ích của đƣơng sự đƣợc

đảm bảo trƣớc hết các bên đã thực hiện đƣợc những gì mà bản án, quyết định của

Tòa án đã tuyên. Thực tế đã chứng minh, chỉ khi bản án, quyết định của Tòa án

đƣợc thi hành trên thực tế thì mới bảo đảm đƣợc các quyền, lợi ích hợp pháp của

Nhà nƣớc, tổ chức và công dân bị xâm phạm. Để bản án, quyết định đƣợc thi hành

trên thực tế, không phải trƣờng hợp nào cũng có thể trông chờ vào sự tự nguyện của

các đƣơng sự mà phải sử dụng sức mạnh của Nhà nƣớc trong việc đôn đốc, cƣỡng

chế thông qua các cơ quan tổ chức đƣợc giao cho thực hiện nhiệm vụ thi hành án.

Theo từ điển luật học định nghĩa thi hành án là “Giai đoạn kết thúc trình tự

tố tụng, là khâu cuối cùng kết thúc một vụ án được xét xử nhằm làm cho các phán

quyết của Tòa án nhất định có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, bản án sau khi có hiệu lực

thi hành phải được thi hành nghiêm chỉnh”

2

.

Xuất phát từ nguyên tắc hiến định tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013: “Bản

án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ

chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh

chấp hành”, vậy nên hoạt động thi hành án nói chung và THADS nói riêng có ý

nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình giải quyết vụ án bởi vì bản án, quyết

định chỉ có ý nghĩa khi nó đƣợc thi hành trên thực tiễn. Từ đó, quyền và lợi ích hợp

pháp của các đƣơng sự vì thế cũng đƣợc bảo vệ trọn vẹn, đầy đủ hơn. Hoạt động

THADS do các cơ quan, tổ chức, ngƣời có thẩm quyền thực hiện theo những trình

tự, thủ tục do pháp luật quy định để thi hành các phán quyết trong các bản án, quyết

định. THADS có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các

2 Viện khoa học pháp lý (1999), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 464.

9

đƣơng sự đồng thời có tác dụng củng cố kết quả xét xử cũng nhƣ hiệu quả của các

bản án, quyết định góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế

xã hội chủ nghĩa.

Theo pháp luật nƣớc Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa giải thích thi hành án là

“Hoạt động xét xử do Tòa án nhân dân thực hiện phù hợp với các thủ tục pháp lý

trong đó nó sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước cưỡng chế người có nghĩa

vụ thực hiện nhiệm vụ đó và nguyên nhân một văn bản có hiệu lực pháp lý để đưa

vào thực hiện. Tòa án nhân dân thực hiện quyền thi hành một cách độc lập phù hợp

với quy định của pháp luật và không bị can thiệp của bất kỳ cơ quan hành chính,

nhóm xã hội hoặc cá nhân nào”3

.

Từ quy định trên cho thấy quy định của pháp luật nƣớc Cộng Hòa Nhân dân

Trung Hoa về thi hành án rất rộng, trong đó chú trọng nhắc tới thi hành án là sử

dụng sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc cƣỡng chế ngƣời có nghĩa vụ thực hiện

nhiệm vụ đó, chúng ta ngầm hiểu công cụ thực hiện thi hành án là cƣỡng chế, sử

dụng công cụ cƣỡng chế nhƣ một công cụ hữu hiệu cho hoạt động thi hành án so

với pháp luật nƣớc ta quy định về thi hành án chỉ đơn giản là hoạt động của

CQTHADS, ngƣời đƣợc thi hành án, ngƣời phải thi hành án và các chủ thể có thẩm

quyền trong hoạt động thi hành án thi hành bản án, quyết định của tòa án.

Nhƣ vậy, quy định thi hành án của nƣớc ta mang tính tự nguyện là đầu tiên,

ghi nhận việc tự nguyện của các bên, sau khi hết tự nguyện thì mới cƣỡng chế

nhƣng cƣỡng chế không đƣợc xem là nhƣ một công cụ hữu hiệu trong hoạt động thi

hành án.

Hiện nay, trong khoa học pháp lý một số tác giả nghiên cứu cho rằng: “Hoạt

động của Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền trong việc thực hiện các thủ

tục do pháp luật quy định để thi hành những phán quyết của Tòa án và các THADS

là cơ quan có thẩm quyền khác nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền lợi ích

hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân”, “bản chất của hoạt động thi hành án là

hành chính – tƣ pháp”

4

.

Ngoài ra, có một số quan điểm lại cho rằng THADS là “Hoạt động tƣ pháp

của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu

3 Xem link tại:

[https://heinonline.org/HOL/Page?handle=hein.journals/colas10&collection=journals&id=105&startid=&end

id=138] (Truy cập vào ngày 03/5/2022).

4 Đỗ Văn Minh (2016), Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong Thi hành án dân sự, Luận văn Thạc sỹ

luật học, Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 11.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!