Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự của Viện kiểm sát
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
10 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2009
Ths. NguyÔn ThÞ Thu Hµ *
1. Khái quát về quyền kháng nghị phúc
thẩm dân sự của viện kiểm sát ở một số nước
Quyền kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm dân sự của viện kiểm sát ở các nước
được quy định rất khác nhau. Ở các nước
theo truyền thống luật án lệ (như Anh, Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ…) xuất phát từ nguyên
tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương
sự và vì tranh chấp, mâu thuẫn dân sự là của
các đương sự nên để đảm bảo nguyên tắc
“không có lợi ích thì không được quyền kiện
dân sự hay kháng cáo”(1) nên việc yêu cầu
xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm chỉ
dựa trên quyền kháng cáo của đương sự. Thậm
chí, các nước này còn cho rằng “trong quan
hệ dân sự, kinh tế, lao động càng ít sự can
thiệp của công quyền càng tốt”.
(2) Do đó,
trong tố tụng dân sự ở các nước theo truyền
thống luật án lệ, viện công tố (viện kiểm
sát)(3) hầu như không tham gia trong quá trình
giải quyết các vụ án dân sự và đương nhiên
không có quyền kháng nghị phúc thẩm.
Ở các nước theo truyền thống luật dân sự
(như Cộng hoà Pháp, Cộng hoà liên bang
Nga, Nhật Bản…) với mục đích là để đại
diện cho lợi ích chung và bảo vệ trật tự công
nên viện kiểm sát có thể tham gia tố tụng với
“tư cách là một bên đương sự hoặc với tư
cách là người giám sát”.
(4) Khi viện kiểm sát
tham gia tố tụng với tư cách là một bên
đương sự (viện kiểm sát khởi tố vụ án dân
sự) thì viện kiểm sát có quyền kháng cáo
phúc thẩm bởi lúc này địa vị tố tụng của viện
kiểm sát giống như các bên đương sự. Còn
trong trường hợp tham gia tố tụng với tư
cách người giám sát thì về nguyên tắc viện
kiểm sát không thể kháng cáo phúc thẩm, do
không có tư cách của các bên trong vụ kiện.
Tuy nhiên, viện kiểm sát có thể kháng cáo
phúc thẩm nếu có văn bản pháp luật quy định
cho phép viện kiểm sát thực hiện quyền này
hoặc đối với các vụ kiện liên quan đến trật tự
công. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật
tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp, viện công tố
có thể tham gia tố tụng dân sự với tư cách là
một bên chính tố (tức bên đương sự) hoặc với
tư cách là bên phụ tố.
(5) Với tư cách là bên
chính tố tức là khi viện công tố khởi kiện, yêu
cầu giải quyết vụ việc dân sự như yêu cầu
tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết,
yêu cầu liên quan đến yêu cầu huỷ việc kết
hôn trái pháp luật, yêu cầu toà án tước quyền
của cha mẹ đối với con, yêu cầu toà án chỉ
định người quản lí di sản thừa kế (Điều 88,
122, 184, 191, 378-1, 812 Bộ luật dân sự
Pháp)…, viện công tố có quyền kháng cáo
phúc thẩm. Với tư cách là bên phụ tố tức là
khi viện công tố phát biểu quan điểm về việc
áp dụng pháp luật trong các vụ việc dân sự
mà viện công tố được thông báo như các vụ
việc liên quan đến quan hệ cha mẹ và con, tổ
* Giảng viên Khoa luật dân sự
Trường Đại học Luật Hà Nội