Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI LÀ
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS.LS. NGUYỄN HỮU THẾ TRẠCH
Học viên: ĐÀO THANH TUẤN, Khóa 2 – Khánh Hòa
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số
liệu nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả
những số liệu và kết quả nghiên cứu đó. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đào Thanh Tuấn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCVND : Bào chữa viên nhân dân
BLHS : Bộ luật hình sự
CCTP : Cải cách tư pháp
CTN : Chưa thành niên
CQĐT : Cơ quan điều tra
CƯQT : Công ước quốc tế
HĐXX : Hội đồng xét xử
HTND : Hội thẩm nhân dân
NBC : Người bào chữa
QBC : Quyền bào chữa
QCN : Quyền con người
THTT : Tiến hành tố tụng
TTHS : Tố tụng hình sự
TAND : Tòa án nhân dân
TNHS : Trách nhiệm hình sự
TGPL : Trợ giúp pháp lý
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VAHS : Vụ án hình sự
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA .................... 6
1.1 .Một số khái niệm chung ............................................................................................... 6
1.1.1 Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự......................................................................... 6
1.2 Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên........................... 11
1.2.1 Vai trò quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên ................. 11
1.2.2 . Đặc điểm về nội dung, hình thức thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội là
người chưa thành niên .............................................................................................................. 13
1.2.3 Các yếu tố đảm bảo thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa
thành niên trong tố tụng hình sự............................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI....... 30
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa của người bị buộc tội là
người chưa thành niên............................................................................................................ 30
2.1.1 Trước khi pháp điển hóa Bộ luật TTHS năm 1988 .................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC
TỘI LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ......................... 63
3.1. Yêu cầu đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên
trong tố tụng hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp và theo Hiến pháp năm 2013 ...... 63
3.1.1 Yêu cầu nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là người
chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay....................................................................................... 63
3.1.2 Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế .......................................................................................................... 66
3.2 Một số giải pháp........................................................................................................... 68
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến quyền bào chữa của người bị buộc
tội là người chưa thành niên..................................................................................................... 68
3.2.2 Các giải pháp về tổ chức............................................................................................ 71
3.3. Các giải pháp khác........................................................................................................... 73
3.2.3 Nâng cao ý thức pháp luật cho người chưa thành niên và cho nhân dân.................. 73
3.3.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình người CTN
phạm tội khi họ được miễn TNHS trong việc quản lý, giám sát và giáo dục các em ............... 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................................... 75
KẾT LUẬN............................................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân, một quyền
hiến định được tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam đều ghi nhận. Kế thừa các bản
Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn về quyền bào chữa của
công dân. Tại khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất cụ thể: “Người bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật
sư hoặc người khác bào chữa”. Như vậy có thể thấy, Hiến pháp mới đã mở rộng phạm
vi các đối tượng được đảm bảo quyền bào chữa, không chỉ bị can, bị cáo mới có quyền
bào chữa như các bản Hiến pháp cũ quy định, mà ngay từ khi một người bị bắt, đã phát
sinh quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa đối với họ, được đảm
bảo bởi đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp. Quyền tự bào chữa và nhờ
người khác bào chữa của một công dân đã được quy định khá đầy đủ và cụ thể trong hệ
thống pháp luật của Nhà nước, đã được xác định từ nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp
cho đến những quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
Người chưa thành niên phạm tội là một chủ thể đặc biệt của Luật hình sự và
Luật tố tụng hình sự, việc xử lý, áp dụng các thủ tục tố tụng với người chưa thành niên
phạm tội đòi hỏi phải có những quy định riêng biệt.
Pháp luật hiện hành, cụ thể là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã dành một
chương riêng (Chương XXXII) quy định về thủ tục đối với người chưa thành niên. Đó
là những quy định thủ tục đặc biệt về việc bắt, tạm giữ, tạm giam; về thủ tục điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án; việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, của người
bào chữa … đối với những vụ án có người chưa thành niên phạm tội. Bên cạnh đó,
thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 đối với người chưa thành niên phạm tội tuy đã tương đối hoàn chỉnh, nhưng
không khó để nhận thấy tính chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn của các quy định này. Những bất cập này đã dẫn đến sự tùy tiện của cơ quan
tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người chưa thành niên phạm tội. Với những vấn đề nêu trên, quy định của pháp
luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đặt ra những vấn đề cần
2
phải hoàn thiện theo hướng cần thiết phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ, thống
nhất hơn nữa trong Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với chưa thành niên
phạm tội để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của họ, mà một trong những quyền
đó là quyền bào chữa.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10
thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung của Bộ luật
tố tụng hình sự 2003, có nhiều quy định được điều chỉnh, sửa đổi đã đảm bảo hơn
quyền con người, quyền bào chữa của người bị buộc tội nói chung và của người bị
buộc tội là người chưa thành niên nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn
tại chưa được giải quyết trong Bộ luật sửa đổi bổ sung lần này làm ảnh hưởng đến
quyền bào chữa của người bị buộc tội.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quyền bào chữa và
bảo đảm quyền bào chữa của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự như:
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành
niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, của TS. Đỗ Thị Phượng, Khoa luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội năm 2007.
- Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng
hình sự Việt Nam, của TS. Lại Văn Trình, Đại học Luật TP.HCM năm 2011.
- Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội – so sánh giữa luật tố
tụng hình sự Việt Nam, Đức và Mỹ, của TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh, Đại học Luật
TP.HCM năm 2011.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam, của TS Trần Hưng Bình, Học Viện Khoa học xã hội, năm 2014.
- Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình
sự Việt Nam, của TS. Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đại học Luật TP.HCM năm 2014.
Các công trình này chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề như: Bảo vệ quyền
và lợi ích của bị can, bị cáo là người chưa thành niên; vấn đề bảo đảm quyền bào chữa
cho người chưa thành niên phạm tội; bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành
niên; đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên v.v... Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu đã công bố phần lớn đều tập trung nghiên cứu vấn đề
3
bảo đảm quyền bào chữa cho đối tượng là bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Về
vấn đề bảo đảm quyền bào chữa cho những đối tượng ở giai đoạn tiền tố tụng, giai
đoạn điều tra, đặc biệt là người chưa thành niên bị bắt, bị tạm giữ, bị tạm giam - đối
tượng được hưởng quyền bào chữa mới được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm
2013 cần được nghiên cứu tiếp tục, hoàn thiện hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Mục đích chính của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận,
mang tính nguyên tắc của việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là người
chưa thành niên trong tố tụng hình sự; những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá
trình áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa cho người chưa
thành niên hiện nay. Qua đó, đề xuất những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào của người bị buộc tội
là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam.
- Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
+ Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của chế định quyền bào chữa của
người chưa thành niên trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ sau năm 1945 đến nay;
+ Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về bảo đảm
quyền bào chữa nói chung, của người bị buộc tội là người chưa thành niên nói riêng;
+ Phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về
bảo đảm quyền bào chữa ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi
Nhà nước ta ban hành bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;
+ Làm rõ khái niệm chủ thể: người bị buộc tội là người chưa thành niên trong
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
+ Làm rõ phạm vi và mối liên hệ giữa người dưới 18 tuổi và người chưa thành
niên theo quy định của pháp luật;
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về
bảo đảm quyền bào chữa đối với người bị buộc tội là người chưa thành niên trong tố
tụng hình sự Việt Nam.