Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện ở tất cả các giai đoạn của TTHS
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài 12. Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện trong
giai đoạn điều tra, truy tố?
b. Biên bản hoạt động điều tra, xét xử là một nguồn chứng cứ trong
TTHS?
Bài làm:
a. Khẳng định “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực
hiện ở tất cả các giai đoạn của TTHS” là sai, vì những lý do sau:
Thứ nhất, Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là những khả năng mà pháp
luật cho phép thực hiện các hành vi tố tụng, hướng tới sự chứng minh cho sự vô
tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình, chống lại sự buộc tội hoặc
tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách vô căn cứ.
Thứ hai, Giai đoạn tố tụng hình sự là những bước trong trình tự tố tụng có
nhiệm vụ riêng mang đặc thù về phạm vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố
tụng. Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành 7 giai đoạn:
Khởi tố, Điều tra , Truy tố, Xét xử sơ thẩm, Xét xử phúc thẩm, Thi hành án, Thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm .
Thứ ba, theo khoản 1 điều 49 bị can là người đã bị khởi tố về hình sự.
Như vậy, bị can chỉ tham gia vào quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố
và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Thứ tư, Theo khoản 1 điều 50 bị cáo là người đã bị tòa án quyết định đưa
ra xét xử. Như vậy, bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét
xử đến khi bản án quyết định của tòa có hiệu lực pháp luật, tức là bị cáo tham gia
vào quá trình tố tụng vào một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm, và giai đoạn xét xử
phúc thẩm.
Như vậy, mặc dù theo điểm e khoản 2 điều 49, và điểm e khoản 2 điều 50
bào chữa là quyền của bị can bị cáo được pháp luật bảo vệ, tuy nhiên như đã
phân tích ở trên bị can, bị cáo chỉ tham gia vào một số giai đoạn của TTHS nên
không thể khẳng định rằng quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực
hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Ví dụ như trong giai đoạn thi
hành bản án trong giai đoạn này người bị buộc tội không được coi là bị cáo nữa
mà là người có tội vì bản án, quyết định hình sự của tòa đã có hiệu lực pháp luật
nên không thể nói là quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo ở giai đoạn này.
Mà trong TTHS quyền bào chữa là quyền thuộc về người bị buộc tội theo bốn
cấp độ khác nhau trong các giai đoạn của TTHS: Người bị tạm giữ, bị can, bị
các, người bị kết án.
Có thể khẳng định quyền bào chữa của bị can, bị cáo được đảm bảo ở giai
đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên việc thực
hiện quyền bào chữa của bị can từ giai đoạn điều tra trên thực tế còn bị hạn chế.