Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quy trình xây dựng đề án kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
185.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
802

Quy trình xây dựng đề án kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009

1

QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Hồ Thị Mai Phương – Bùi Hạnh Lâm (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)

1. Đặt vấn đề

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,

rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và

phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đang là một vấn đề được ngành giáo dục và cả xã hội

quan tâm. Trong thời gian qua, ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng lại

chương trình theo hướng cập nhật và giảm tải, áp dụng phương pháp giáo dục chủ động với quan

điểm lấy người học làm trung tâm. Sách giáo khoa (SGK) và tài liệu giảng dạy được biên soạn

lại để đảm bảo truyền tải được những nội dung mới và thực hiện dạy được theo phương pháp

mới. Qua một số năm thực hiện, đã đem lại những thành công bước đầu trong việc xây dựng đội

ngũ giáo viên (GV) có khả năng sử dụng phương pháp mới một cách thành thạo, tại một số

trường có điều kiện giảng dạy và học tập tốt đã có nhiều học sinh (HS) có khả năng tự học, làm

việc độc lập và tư duy sáng tạo ở mức độ khá cao. Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp

dạy và học hiện nay đang là một hướng đi đúng và cần thiết.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, có thể thấy hiệu quả của cải cách giáo dục trong

thời gian qua còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là sức ép thi cử và phương thức kiểm tra, đánh giá

(KTĐG). Trong khi mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy đã và đang được thay đổi trong

quá trình dạy học, thì khâu KTĐG kết quả học tập của HS lại hầu như không có sự đổi thay. Có

chăng sự thay đổi trong KTĐG hiện nay chỉ thiên về mặt kĩ thuật, còn cách đánh giá vẫn nặng về

kiến thức sách vở mà chủ yếu là ghi nhớ và tái hiện kiến thức, chu kì đánh giá chỉ chú trọng điểm

cuối của quá trình dạy học, việc KTĐG chủ yếu vì mục đích phục vụ quản lí, xếp loại HS hoặc

xét lên lớp… Trong khi đó, chức năng cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS về quá trình

dạy học của khâu này hầu như bị bỏ qua ở mọi môn học và mọi cấp quản lí.

Như vậy, chúng ta cũng cần nhìn lại vấn đề dạy học và phương thức KTĐG trong các

môn học đặc biệt là môn toán để kịp thời đáp ứng được xu hướng mới về KTĐG nhằm mục đích

phục vụ học tập, KTĐG để học tập tốt hơn.

Bài báo này chủ yếu đề cập đến quy trình xây dựng đề KTĐG kết quả học tập của HS.

2. Mục đích và chức năng của KTĐG

- Kiểm tra nhằm cung cấp cho thầy và trò những thông tin về kết quả dạy học. Kiểm tra

có mục đích kép (đối với cả thầy và trò): mục đích tức khắc và mục đích lâu dài.

Mục đích tức khắc là: Ở một thời điểm, GV có thể dùng một biện pháp nào đó để nắm bắt

ngay kết quả kiểm tra. Đây là mối liên hệ ngược để làm căn cứ cho các bước tiếp của tiết học.

Mục đích lâu dài là: Việc kiểm tra cho phép GV thấy được thành công hay thất bại của

quá trình dạy học, cung cấp cho GV bức tranh về tình hình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của trò, là

cơ sở cho việc lập kế hoạch dạy học tạo tiền đề cho việc đi sâu giáo dục HS. Hiện nay, cùng với

việc thay đổi nội dung và phương pháp dạy học, KTĐG ngoài việc thực hiện chức năng đánh giá

để phục vụ quản lí, còn phải thực hiện chức năng trọng yếu là đánh giá để phục vụ quá trình dạy

học. Mối quan tâm của KTĐG là hiệu quả của hoạt động giảng dạy trong việc phát triển khả

năng của người học. Với chức năng này, KTĐG bao gồm bất kì dạng hoạt động nào có khả năng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!