Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quang Dũng đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên Tây Bắc gắn liền với kỉ niệm về chặng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
ĐỀ BÀI: Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng đã khắc họa thành công
bức tranh thiên nhiên Tây Bắc gắn liền với kỉ niệm về chặng đường hành
quân của người lính
Bài văn mẫu
Nhìn về thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ta ngỡ
ngàng vì chính cuộc trường chinh máu lửa ấy đã hun đúc nên hình tượng người
lính Vệ quốc hào hùng, hiên ngang, chói ngời lí tưởng cao đẹp! Khác với người
lính cụ Hồ trong bài thơ “Cá nước” của Tố Hữu, người trai “chưa trắng nợ anh
hùng” trong bài thơ “Ngày về” của Chính Hữu hay anh bộ đội “xuất kích”
trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm… trong bài thơ “Tây
Tiến” của Quang Dũng lại hiện lên hình tượng người lính kiêu dũng với những
nét mới lạ, sự lẫm liệt hòa lẫn với chất hào hoa, đa tình. “Tây Tiến” – bài thơ
tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, minh chứng cho hồn thơ lãng mạn, phóng
khoáng và tài hoa của nhà thơ. Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng đã khắc
họa thành công bức tranh thiên nhiên Tây Bắc gắn liền với kỉ niệm về chặng
đường hành quân của người lính, đồng thời gợi về những kí ức đẹp trong đêm
liên hoan văn nghệ ấm tình quân dân. Bài thơ mang dấu ấn của cảm hứng lãng
mạn!
Quang Dũng không viết bài thơ “Tây Tiến” trong những ngày tháng cùng đoàn
quân Tây Tiến dãi dầu mưa nắng trên chiến trường miền Tây mà ông đặt bút
viết bản thảo bài thơ khi ông đã xa rời đoàn quân Tây Tiến. Cả bài thơ là một
dòng hồi tưởng không ngắt quãng về thiên nhiên Tây Bắc nơi in hằn vết chân
của đoàn binh đi qua, về khoảnh khắc nghỉ ngơi giao lưu văn nghệ cùng đồng
bào, về sự hi sinh bi tráng của đồng đội. Đó là những kỉ niệm không thể nào
vơi trong tâm trí Quang Dũng, bấy giờ trở nên tươi nguyên, lung linh sống dậy
trên trang thơ. Bằng ngôn từ nghệ thuật, Quang Dũng đã xây dựng những hình
tượng nghệ thuật tuyệt đẹp: hình tượng thiên nhiên, hình tượng người lính –
khiến mọi thứ hiện lên y như thật, bộc lộ linh hồn, thần thái của hiện thực run
rẩy, phập phồng biến hóa. Nhà thơ Sóng Hồng từng cho rằng: “Thơ là nhạc, là họa, là chạm khắc theo
một cách riêng”. Đúng là như vậy! Bút pháp “Thi trung hữu họa” quen thuộc
trong thơ ca cổ điển bấy giờ được Quang Dũng vận dụng để vẽ ra trước mắt
người đọc bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. “Tây Tiến” là họa! Tây Bắc
khi đi vào trong thơ Quang Dũng vẫn giữ được chất hoang sơ, hùng vĩ, hiểm
trở muôn đời:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Xa rồi một thời Tây Tiến, Quang Dũng – người lính năm nào làm sao mà quên
được cung đường chiến đấu mà ông và đồng đội đã từng đi qua? Làm sao có
thể quên những tháng ngày gian nan, vất vả chinh phục thiên nhiên, trong lòng
ngùn ngụt ngọn lửa yêu nước, lòng căm thù, tinh thần “Nhất khứ bất phục
hoàn” (Một đi không trở lại)? Những chàng trai trẻ phần đông là thanh niên trí
thức Hà Thành, đang ngồi trên ghế nhà trường bỗng nghe tiếng gọi của quê
hương, tự nguyện dấn thân vào cuộc hành binh máu lửa. Tay cầm bút giờ đây