Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN KIM CƯƠNG
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN KIM CƯƠNG
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8.34.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH HỒNG LINH
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu thu thập, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
bảo vệ ở một học vị khoa học hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc, tài liệu
được phát hành.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Kim Cương
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học,
cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giảng
dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Trong thời gian học tập tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo nhiệt
tình của tập thể giáo viên, của giảng viên hướng dẫn thực hiện luận văn tốt
nghiệp đảm bảo kế hoạch và tiến độ đề ra. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn
sâu sắc tới Người hướng dẫn - TS. Đinh Hồng Linh, người đã trực tiếp hướng
dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Giám đốc, các Phó Giám đốc cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nơi tôi tiến
hành thu thập số liệu đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo và bạn bè đồng
nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành tốt
chương trình học tập tại trường đồng thời cũng động viên khích lệ tôi trong
hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Kim Cương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................I
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................II
MỤC LỤC..................................................................................................... III
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ............................................................VI
BẢNG .............................................................................................................VI
SƠ ĐỒ.............................................................................................................VI
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn .............................................................. 5
4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn................................................................. 5
5. Đóng góp dự kiến của luận văn..................................................................... 5
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN
LỰC .................................................................................................................. 7
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nhân sự .............................................. 7
1.1.2. Hoạt động quản trị nhân sự................................................................... 13
1.1.3. Lý thuyết quản trị nhân sự tại bệnh viện:.............................................. 28
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nhân sự ......................................... 29
1.1.5. Sự cần thiết của việc hoàn thiện quản trị nhân sự................................. 33
1.1.6. Điểm khác biệt giữa đối tượng nghiên cứu là đơn vị sự nghiệp có thu,
so với quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp:................................................ 33
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 37
1.2.1. Kinh nghiệm quản trị nhân sự tại các bệnh viện khác .......................... 37
1.2.1.1 Kinh nghiệm quản trị nhân sự tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Times City....................................................................................................... 37
1.2.1.2 Kinh nghiệm quản trị nhân sự tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức ..... 40
iv
1.2.2 Bài học rút ra cho Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ....................... 41
2.1 Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết............................................... 42
2.2. Khung phân tích ....................................................................................... 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 43
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................... 43
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 43
2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin......................................................... 44
2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................ 45
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 47
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN........................................ 48
3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của bệnh viện .................................. 48
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 48
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện .................................................. 50
3.1.3. Cơ cấu và tổ chức của bệnh viện .......................................................... 52
3.1.4. Kết quả hoạt động ................................................................................. 57
3.2. Thực trạng quản trị nhân sự tại bệnh viện ............................................... 60
3.2.1. Đặc điểm về nguồn nhân sự của bệnh viện........................................... 60
3.2.2. Tuyển dụng nhân sự.............................................................................. 67
3.2.3. Sử dụng lao động và đánh giá............................................................... 72
3.2.4. Duy trì và đãi ngộ.................................................................................. 78
3.2.5. Đào tạo và phát triển nhân sự................................................................ 87
3.3. Đánh giá chung về công tác quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung ương
Thái Nguyên.................................................................................................... 95
3.3.1. Những thành tựu.................................................................................... 95
3.3.2. Những tồn tại......................................................................................... 97
3.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại trong công tác quản trị nhân sự tại Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên........................................................................ 98
v
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI
NGUYÊN...................................................................................................... 100
4.1. Những định hướng chiến lược về quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên......................................................................................... 100
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên.............................................................................. 102
4.2.1. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực......................... 102
4.2.2. Nâng cao chất lượng phân tích công việc ........................................... 104
4.2.3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng.......................................................... 104
4.2.4. Hoàn thiện việc bố trí sử dụng nhân viên ........................................... 106
4.2.5. Hoàn thiện chế độ đề bạt, điều động nhân viên .................................. 107
4.2.6. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá nhân sự................................. 110
4.2.7. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân sự .. 111
4.2.8. Một số giải pháp khác ......................................................................... 115
KẾT LUẬN.................................................................................................. 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 118
PHỤ LỤC 01: MẪU PHIẾU YÊU CẦU TUYỂN DỤNG ....................... 119
BẢNG ĐÁNH GIÁ SAU THỜI GIAN THỬ VIỆC................................. 122
PHỤ LỤC 02: QUY ĐỊNH VỀ CÁCH TÍNH, THƯỞNG/ TRỪ ĐIỂM
CHẤT LƯỢNG CÁ NHÂN........................................................................ 126
PHỤ LỤC 03: MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU ĐÀO TẠO. 133
PHỤ LỤC 04: PHIẾU KHẢO SÁT........................................................... 134
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động bệnh viện giai đoạn 2015- 2019....................... 59
Bảng 3.2: Phân bổ lao động theo trình độ tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên............................................................................................ 60
Bảng 3.3: Phân bổ lao động theo cơ cấu nhân lực tại Bệnh viện Trung ương
Thái Nguyên.................................................................................... 62
Bảng 3.4: Phân bổ lao động theo giới tính tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên............................................................................................ 63
Bảng 3.5: Phân bổ lao động theo giới tính tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên năm 2019........................................................................... 64
Bảng 3.6 - Tình hình tuyển dụng của bệnh viện qua các năm........................ 68
Bảng 3.7: Tổng hợp chung tình hình nhân sự năm 2019................................ 72
Bảng 3.8: Nhận xét về việc sử dụng lao động và cơ hội thăng tiến................ 76
Bảng 3.9: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện... 83
Bảng 3.10: Tình hình triển khai công tác đào tạo của bệnh viện.................... 89
Bảng 3.11: Thống kê công tác đào tạo của bệnh viện .................................... 91
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Tác dụng từ các thông tin của bản phân tích công việc ................ 16
Sơ đồ 1.2: Nội dung của tuyển dụng nhân sự ................................................. 17
Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu công tác quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên .......................................................................... 42
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.......... 53
vii
Biều đồ
Biểu đồ 3.1 : Kết quả hoạt động bệnh viện giai đoạn 2015-2019................... 59
Biểu đồ 3.2a:Phân bổ lao động theo trình độ tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên........................................................................................ 61
Biểu đồ 3.3:Công tác đào tạo tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ......... 92
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân lực (con người) và vật lực (vốn, mặt bằng, công nghệ,…) là hai
yếu tố kiên quyết trong các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, nhân lực là yếu tố tối quan trọng
trong sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại, phát triển của các tổ chức,
doanh nghiệp. Do vậy, quản trị nhân sự luôn phải được coi trọng và đặt lên
hàng đầu.
Một tổ chức, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải khởi đầu bằng
công tác quản trị nhân sự, quản trị con người. Hoạt động của tổ chức, doanh
nghiệp không thể đạt kết quả tốt nếu như phong cách quản trị nhân sự chưa
tốt. Quản trị nhân sự sẽ là yếu tố đầu tiên quyết định thành bại của tổ chức.
Ngày nay do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, do vậy, những tổ chức
doanh nghiệp đều cố gắng tinh giảm bộ máy tổ chức, cải tổ hệ thống nhân sự
trong tổ chức, doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu gọn nhẹ, tinh giảm và năng
động, do đó yếu tố con người, nhân sự là quan trọng nhất.
Do vậy, công tác quản trị nhân sự luôn phải được ưu tiên hàng đầu,
triển khai liên tục, và liên tục cải tiến để luôn đáp ứng được sự phát triển của
tổ chức và phát triển của xã hội. Một tổ chức, doanh nghiệp vững mạnh sẽ là
tổ chức có được hệ thống nhân viên phù hợp, gắn bó với tổ chức, có năng lực
và đạo đức tốt.
Quản trị nhân sự sẽ giúp cho các nhà quản trị học được cách giao
tiếp với người khác, biết cách lắng nghe, tìm ra ngôn ngữ chung với nhân
viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên
say mê với công việc và tránh được những sai lầm trong việc tuyển chọn,
sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao
hiệu quả của tổ chức.
Với chức năng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân,
2
ngành y là một ngành có tính chất đặc thù riêng, trong đó yếu tố con người có
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh mệnh của người bệnh.
Nhân sự ngành y tế bao gồm (Bác sĩ, điều dưỡng, y tá, dược sĩ, kỹ thuật
viên…) là thành phần vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ y tế,
triển khai công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Đội ngũ nhân
viên y tế có chuyên môn tốt, có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, có ý
thức lấy người bệnh làm trung tâm là tối cần thiết để nâng cao chất lượng
công tác khám chữa bệnh mà Bộ y tế đang hướng đến. Trong kế hoạch cải
cách và nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, thì vấn đề quản trị
nhân sự là là 1 trong những vai trò trọng tâm của kế hoạch.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự biến động mạnh mẽ của
môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt của hệ thống y tế tư
nhân và nhu cầu đòi hỏi được đáp ứng ngày càng cao của nhân viên đã và
đang là sức ép lớn đối với các bệnh viện. Hiện tượng chảy máu chất xám xảy
ra ngay chính trong ngành y. Nhiều bác sĩ được đơn vị cử đi đào tạo, nâng cao
trình độ, nhưng sau đó lại chuyển đến những khu vực có bệnh viện lớn, bệnh
viện tư có thu nhập tốt hơn. Thậm chí có những bác sĩ chuyên khoa tốt, có uy
tín lớn tại bệnh viện cũng đã bỏ đơn vị, tổ chức để chuyển sang những nơi có
điều kiện thu nhập tốt hơn. Những bác sĩ trẻ hơn thậm chí còn bỏ nghề để có
cuộc sống tốt hơn. Đối với Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, năm 2018 có
5 bác sĩ (trong đó có 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 2 bác sĩ chuyên khoa 1) chuyển công
tác sang bệnh viện tư hoặc bệnh viện tuyến trên. Năm 2019, có 3 bác sĩ
chuyên khoa II chuyển công tác. Số chảy máu tuy có giảm, nhưng đứng trước
áp lực cạnh tranh, thu hút nhân tài trong thời kỳ này thì bệnh viện phải cực kỳ
lưu ý.
Tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên càng ngày càng tăng
kéo theo sự suy giảm của chất lượng dịch vụ. Điều này lý do không hẳn đã do
lý do cơ học vì sự tăng trưởng dân số, mà chủ yếu là do cách quy hoạch, sắp
xếp, tổ chức nhân sự chưa hợp lý, thiếu tính khoa học và tầm nhìn.
3
Những năm vừa qua, theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Đây là cơ
hội nhưng cũng là thách thức rất lớn. Những thách thức có thể là vấn đề tài
chính, vấn đề nhân sự, nhân lực, và làm thế nào để phát huy được tối đa
những nguồn lực của bệnh viện. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nói
riêng và hệ thống bệnh viện công lập nói chung trước đây đều sống dựa chủ
yếu và ngân sách nhà nước, do vậy khi tự chủ tài chính đều gặp rất nhiều khó
khăn để tồn tại và phát triển. Năm 2017, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
đã tự chủ tài chính 60%, năm 2018 là 80% và bệnh viện đã tự chủ hoàn toàn
100% vào năm 2019.
Được thành lập từ năm 1951, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên có
nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông bắc
Việt Nam. Qua gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, Bệnh viện đã phát
triển lực lượng thầy thuốc giỏi, nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị y
tế ngày càng hiện đại, xứng tầm bệnh viện hàng đầu trong khu vực Việt Bắc.
Với chức năng là Bệnh viện tuyến cuối của một số tỉnh miền núi phía
Bắc, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong nhiều năm qua luôn
phát huy tốt trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoàn thành nhiệm vụ khám chữa
bệnh cho nhân dân trong khu vực. Đồng thời đào tạo và đào tạo lại, chuyển
giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của
bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới, Bệnh viện
cần phải tiếp tục nâng cao năng lực mọi mặt, đưa trình độ chẩn đoán, điều trị
phát triển lên bước mới trong vai trò Bệnh viện hạt nhân của trung tâm y tế
vùng, từng bước đạt các tiêu chuẩn Bệnh viện hạng đặc biệt.
Bệnh viện đã thực hiện được hầu hết các loại phẫu thuật, thủ thuật:
11.578/17.217 kỹ thuật tương đương 67.2% theo bảng danh mục tại Thông tư
số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế về phân tuyến
kỹ thuật. Tuy một số kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch, ghép thận cũng
4
được bệnh viện triển khai, nhưng còn một số bệnh chuyên khoa sâu phải
chuyển các BV đầu ngành tuyến Trung ương khác. Trong đó, theo kế hoạch
đến năm 2021, theo tiêu chuẩn Bệnh viện hạng đặc biệt, Bệnh viện phải đạt
được ít nhất 80% kỹ thuật tương đương.
Ngày 22/12/2015 Ban Chấp Hành Đảng Ủy Bệnh viện đã ban hành
Quyết định số 71-NQ/ĐU về việc ban hành và thực hiện các đề án xây dựng
và phát triển Bệnh viện trung hạn (trong đó có đề án số 02 về phát triển đội
ngũ nhân lực y tế bệnh viện đáp ứng bệnh viện hạng đặc biệt 1400 – 1500
giường bệnh kế hoạch đến năm 2021-2025). Và kế hoạch phát triển đến năm
2030, theo đó Bệnh viện Trung ương có thể sẽ mở thêm cơ sở II trong khu
vực tỉnh Thái Nguyên hoặc xa hơn trong khu vực miền núi phía Bắc. Do vậy,
công tác chuẩn bị về nhân sự cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, bệnh viện cũng không tránh khỏi thực tế trên, công tác quản
trị nhân sự vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Mặt khác, chưa có nghiên
cứu toàn diện nào về công tác quản trị nhân sự của bệnh viện trên cả lý thuyết
cũng như thực tiễn.
Xuất phát từ thực tiễn đó, là một cán bộ công tác tại Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên, với trăn trở mong muốn tìm ra những tồn tại, từ đó đưa ra
những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại đây, em đã chọn đề
tài: “Quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản trị nhân sự ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, góp phần xây dựng và
đạt được mục tiêu xây dựng Bệnh viện trở thành Bệnh Viện Hạng Đặc Biệt
trong năm 2021-2025.
5
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị nhân sự;
+ Đánh giá thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên;
+ Xác định các yếu tố tác động đến công tác quản trị nhân sự tại Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên;
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân sự tại
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản trị nhân sự ở Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên.
4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn
Về nội dung: Luận văn đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về công tác quản trị nhân sự, thực trạng công tác quản trị nhân sự
ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên; Và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao công tác quản trị nhân sự ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương TN
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản
trị nhân sự ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019, và đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân sự ở Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên đến năm 2025.
5. Đóng góp dự kiến của luận văn
Về lý luận: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về Quản trị nhân sự.
Tổng kết những kinh nghiệm quản trị nhân sự hiện đang áp dụng trong nước
và trên thế giới và rút ra bài học đối với bệnh viện Việt Nam.
Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá một cách có luận cứ khoa học về thực
trạng công tác quản trị nhân sự ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị nhân sự để góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
6
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị nhân sự.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.