Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị công ty tại các công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN ANH VŨ
QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC CÔNG TY
ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI, 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN ANH VŨ
QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC CÔNG TY
ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
Ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Minh Tuấn
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung
HÀ NỘI, 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới Học viện Khoa học xã hội nói chung và Khoa Quản trị doanh nghiệp nói
riêng cùng tập thể các Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy, cung cấp kiến thức và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy PGS.TS. Trần Minh
Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung, những người trực tiếp hướng dẫn khoa học
đã tận tâm giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi cả về phương diện kiến thức, kỹ năng cũng như
phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn tôi thực hiện công tác nghiên cứu
và hoàn thành Luận án.
Tiếp nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân, bạn bè,
cơ quan, đồng nghiệp đã đồng hành, hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Trần Anh Vũ
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Các thông tin và kết quả
nghiên cứu trong Luận án là do tôi tự thu thập, tìm hiểu và phân tích, không sao
chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố.
Trong quá trình thực hiện Luận án, tôi đã nghiêm túc tuân thủ các quy định,
quy tắc hiện hành; Các nội dung, kết quả trình bày trong Luận án là sản phẩm
nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; Các Tài liệu tham khảo sử dụng trong
Luận án đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin, số liệu
và các nội dung khác trong Luận án của mình.
Nghiên cứu sinh
Trần Anh Vũ
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................VIII
DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................IX
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................10
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu quốc tế về Quản trị công ty.............10
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nƣớc về Quản trị công ty......14
Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN.................................22
2.1. Một số khái niệm và lý luận cơ bản................................................................22
2.1.1. Tổng quan về Quản trị công ty.............................................................22
2.1.2. Tổng quan về Công ty đại chúng và Quản trị công ty đại chúng.........28
2.2. Các nguyên tắc Quản trị công ty theo Mô hình Thẻ điểm Quản trị công ty.....37
2.2.1. Bảo vệ quyền cổ đông ..........................................................................38
2.2.2. Đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các nhóm cổ đông.............................42
2.2.3. Đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan về Quản trị công ty............44
2.2.4. Đảm bảo minh bạch và công bố thông tin............................................46
2.2.5. Đảm bảo trách nhiệm của Hội đồng quản trị .......................................49
2.3. Kinh nghiệm về Quản trị công ty tốt ở một số quốc gia trên thế giới.........53
2.3.1. Các mô hình, kinh nghiệm thực tiễn tốt về Quản trị công ty đại
chúng theo Mô hình thẻ điểm Quản trị công ty .............................................53
2.3.2. Các bài học kinh nghiệm về Quản trị công ty đại chúng tại Việt Nam .....63
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC CÔNG TY
ĐẠI CHÚNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI.................68
3.1. Tổng quan về Thị trƣờng chứng khoán và các Công ty đại chúng niêm
yết trên Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung và sàn chứng khoán
HNX nói riêng..........................................................................................................68
3.1.1. Tổng quan Thị trường chứng khoán Việt Nam và các Công ty đại
chúng niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam ...............................68
3.1.2. Khung pháp lý cho việc thực hiện Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam...69
iv
3.1.3. Giới thiệu về sàn chứng khoán Hà Nội và các Công ty đại chúng
niêm yết trên sàn HNX...................................................................................71
3.1.4. Nghiên cứu điển hình thực tiễn Quản trị công ty tại một số doanh
nghiệp điển hình niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội..............................74
3.2. Thực trạng áp dụng các Nguyên tắc Quản trị công ty tại các Công ty đại
chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội: Đánh giá theo Mô hình Thẻ
điểm Quản trị công ty .............................................................................................77
3.2.1. Thực trạng áp dụng các Nguyên tắc Quản trị công ty tại các Công ty
đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội .........................................77
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng..........................................................107
3.3. Đánh giá chung về thực trạng Quản trị công ty tại các Công ty đại
chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội ...................................................113
3.3.1. Những mặt đạt được...........................................................................113
3.3.2. Những mặt hạn chế ............................................................................114
3.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................116
Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI .......................................120
4.1. Phân tích bối cảnh và dự báo hoạt động Quản trị công ty của các Công
ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế...........................................................................................................120
4.2. Quan điểm và định hƣớng cho việc nâng cao chất lƣợng Quản trị công
ty của các Công ty đại chúng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế....122
4.2.1. Quan điểm nâng cao chất lượng Quản trị công ty của các Công ty
đại chúng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế..................................122
4.2.2. Định hướng nâng cao chất lượng Quản trị công ty của các Công ty
đại chúng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế..................................124
4.3. Đề xuất các giải pháp đối với các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn
chứng khoán Hà Nội trong việc nâng cao chất lƣợng Quản trị công ty ..........126
4.3.1. Các giải pháp về Bảo vệ quyền cổ đông ............................................127
4.3.2. Các giải pháp về Đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các nhóm cổ đông128
v
4.3.3. Các giải pháp về Đảm bảo quyền lợi các bên liên quan về Quản trị
công ty..........................................................................................................130
4.3.4. Các giải pháp về Đảm bảo minh bạch và công bố thông tin..............132
4.3.5. Các giải pháp về Đảm bảo trách nhiệm của Hội đồng quản trị .........134
4.4. Kiến nghị chính sách đối với Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng Quản trị
công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội ...........136
4.4.1. Các chính sách về Quản trị công ty đại chúng...................................136
4.4.2. Các chính sách hỗ trợ và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
Quản trị công ty đại chúng ...........................................................................144
KẾT LUẬN............................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
PHỤ LỤC...............................................................................................................159
Phụ lục 1: Phương pháp tiếp cận và triển khai nghiên cứu.....................................159
Phụ lục 2: Kinh nghiệm Quản trị công ty đại chúng theo Mô hình Thẻ điểm Quản
trị công ty tại một số quốc gia trên thế giới ............................................................166
Phụ lục 3: Lịch sử phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam....................181
Phụ lục 4: Tổng quan về Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) .....................184
Phụ lục 5: Bảng hỏi khảo sát điều tra về thực trạng Quản trị công ty tại các Công
ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX)..................................186
Phụ lục 6: Danh sách các doanh nghiệp tham gia khảo sát điều tra thành công.....199
Phụ lục 7: Miêu tả biến ...........................................................................................205
Phụ lục 8: Kết quả kiểm định EFA .........................................................................209
Phụ lục 9: Kết quả kiểm định CFA.........................................................................212
Phụ lục 10: Kết quả hồi quy....................................................................................222
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)
BGĐ : Ban giám đốc
BKS : Ban kiểm soát
CACG : Hiệp hội thịnh vượng chung cho quản trị doanh nghiệp
(Commonwealth Association for Corporate Governance)
CTCP : Công ty cổ phần
CTĐC : Công ty đại chúng
CTNY : Công ty niêm yết
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investments)
FII : Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investments)
HĐQT : Hội đồng quản trị
HNX : Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange)
HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Stock
Exchange)
IFC : Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Company)
LDN : Luật Doanh nghiệp
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Co-operation and Development)
QTCT : Quản trị công ty
QTCTĐC : Quản trị công ty đại chúng
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán
vii
TTCK : Thị trường chứng khoán
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCKNN : Uỷ ban chứng khoán nhà nước
UPCOM : Hệ thống giao dịch chứng khoán của các Công ty đại chúng chưa
niêm yết (Unlisted Public Company Market)
VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber
of Commerce and Industry)
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các nội dung chính trong luật Quản trị công ty của Trung Quốc ............54
Bảng 2.2: Một số quyền của cổ đông được pháp luật Thái Lan quy định ................56
Bảng 3.1: Số lượng Công ty đại chúng tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2017 .....69
Bảng 3.2: Quy mô niêm yết tại HNX giai đoạn 2012 - 2017 ...................................72
Bảng 3.3: Đặc điểm các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn HNX........................73
Bảng 3.4: Đánh giá của cổ đông về thực hiện Quyền của cổ đông tại các Công
ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội...................................78
Bảng 3.5: Đánh giá của cổ đông về đối xử bình đẳng giữa các nhóm cổ đông tại
các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội...................82
Bảng 3.6: Đánh giá của cổ đông về đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan về
Quản trị công ty ...........................................................................................85
Bảng 3.7: Đánh giá của cổ đông về Công bố thông tin và minh bạch của các
Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội.........................90
Bảng 3.8: Đánh giá của cổ đông về vai trò, trách nhiệm và cơ cấu Hội đồng quản trị
của các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội..................97
Bảng 3.9: Đánh giá của cổ đông về quy trình Hội đồng quản trị tại các Công ty
đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội.....................................101
Bảng 3.10: Đánh giá của cổ đông về nhân sự của Hội đồng quản trị tại các Công
ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội.................................105
Bảng 3.11: Hệ số Cronbach‟s Alpha của các biến độc lập và biến phụ thuộc .......107
Bảng 3.12: Kết quả phân tích hồi quy.....................................................................109
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Quy mô thị trường cổ phiếu Việt Nam những năm gần đây (%GDP) .....68
Hình 3.2: Các thị trường tại HNX.............................................................................71
Hình 3.3: Hệ thống chỉ số HNX................................................................................72
Hình 3.4: Lĩnh vực kinh doanh của các CTĐC niêm yết trên sàn HNX ..................73
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị công ty (QTCT) bao gồm các biện pháp trong nội bộ doanh nghiệp
nhằm điều hành và kiểm soát công ty. Hoạt động này liên quan tới các mối quan hệ
giữa Ban giám đốc (BGĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT) và các cổ đông với các bên
có quyền lợi liên quan đến công ty. QTCT được đánh giá là có hiệu quả khi khích lệ
BGĐ và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông,
khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt nhất, cũng như tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả.
Công ty đại chúng (CTĐC) là mô hình công ty có sự tách biệt giữa quyền sở
hữu và quyền quản lý, với sự tham gia góp vốn của nhiều nhà đầu tư. Trong những
năm gần đây, loại hình CTĐC đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong nền
kinh tế, là nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho thị trường chứng khoán và là kênh
huy động vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn, tạo
dựng lòng tin đối với cổ đông, nhà đầu tư, thực hiện QTCT tốt là con đường tất yếu
đối với tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK). Ở Việt
Nam, CTĐC là loại hình công ty được thiết kế phù hợp để huy động vốn từ các nhà
đầu tư. TTCK chính là phương tiện để loại hình công ty này thực hiện huy động vốn
từ công chúng. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, các CTĐC phải thực hiện tốt
các tiêu chuẩn thực thi về QTCT.
Trong những năm gần đây, hoạt động QTCT tại các công ty đại chúng niêm
yết trên sàn chứng khoán Hà Nội ngày càng được quan tâm. Các CTĐC niêm yết
trên sàn Hà Nội ngày càng chú trọng hơn đến bảo vệ quyền lợi của cổ đông, cung
cấp thông tin cho cổ đông trước ĐHĐCĐ đầy đủ và chi tiết hơn. Ngoài ra, để đảm
bảo tính minh bạch, các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội đã tăng
cường nhiều biện pháp để ngăn ngừa các hoạt động nội gián và lạm dụng mua bán
tư lợi cá nhân. Đặc biệt, đa số các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội đã
có công bố quy chế hoạt động/cơ cấu quản trị/điều lệ của Công ty nhằm đảm bảo sự
minh bạch và nâng cao mức độ hài lòng của cổ đông.
Tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng năng lực QTCT của các CTĐC tại
Việt Nam nói chung và các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội nói riêng
2
vẫn còn nhiều hạn chế. Theo Báo cáo nghiên cứu Thẻ điểm QTCT tại Việt Nam
(IFC, 2012), công tác QTCT tại Việt Nam còn nhiều điểm cần hoàn thiện. Thống kê
sơ bộ cho thấy hiện có khoảng 80% doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu, nội dung
của QTCT, tuy nhiên, số doanh nghiệp tự nguyện thực hiện chỉ chiếm 20%, trong
khi tại các nước trên thế giới tỷ lệ này vào khoảng 50%. Ngay cả các doanh nghiệp
niêm yết trên TTCK với các yêu cầu khắt khe về QTCT, thì việc thực hiện QTCT
tốt theo thông lệ quốc tế mới chỉ ở bước đầu. Mức điểm số QTCT bình quân chung
của 100 công ty hàng đầu niêm yết tại Việt Nam là 42,5/100, rất thấp so với tiêu
chuẩn thực tiễn QTCT tốt trên thế giới là 65-74/100. Điểm số riêng cho các tiêu chí
về hiệu quả hoạt động QTCT như Quyền của cổ đông; Đối xử bình đẳng với cổ đông;
Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT; Minh bạch và công bố thông
tin; Trách nhiệm của HĐQT... của các doanh nghiệp được nghiên cứu đều ở dưới mức
60/100. Hoạt động QTCT tại Việt Nam chưa thực sự trở thành trọng số trong quá trình
đưa ra quyết định của doanh nghiệp. Minh chứng là, năm 2015, trong Lễ Vinh danh
các doanh nghiệp QTCT tốt nhất khu vực ASEAN, Việt Nam không có đại diện nào
nằm trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết có chất lượng QTCT tốt nhất.
Việc hội nhập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN và những chính sách thu
hút đầu tư nước ngoài (vốn FDI và FII) mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho
TTCK Việt Nam. Các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK nói chung và các CTĐC
niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn từ các tổ
chức, quỹ đầu tư lớn, dài hạn và ổn định; Cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp niêm yết cũng đứng trước nhiều
thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh. Việc tham gia các tổ
chức, thể chế quốc tế (như thị trường vốn chung ASEAN) đòi hỏi một môi trường
minh bạch, có tính cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội nói riêng phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia với tiềm lực tài chính mạnh, phương thức quản
trị hiện đại và kinh nghiệm dày dặn. Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam
đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào mặt bằng giá cổ phiếu thấp. Tuy
nhiên, đây chỉ là lợi thế mang tính ngắn hạn. Chính những bất cập về quy mô vốn
hóa và tính thanh khoản, đặc biệt là những yếu kém trong kiểm tra, giám sát, và
trong thực thi QTCT là những rào cản khiến TTCK Việt Nam chưa phải là điểm đến
lý tưởng cho các khoản đầu tư dài hạn.
3
Trước yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế, hoạt động QTCT trong các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà
Nội nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sự chuyển biến này là cần thiết
trong bối cảnh Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần ứng dụng các mô hình quản trị hiện đại để
nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các
CTĐC. Vì vậy, việc tăng cường QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng
khoán Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu
tư bên ngoài. Từ đó, góp phần mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài nhằm khuyến khích đầu tư, giảm chi phí giao dịch và phát triển thị
trường vốn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế phải thừa nhận là hiện nay, chất lượng và hiệu quả
trong việc áp dụng các định chế về QTCT cũng như năng lực thực thi các yêu cầu
về QTCT tốt tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các CTĐC nói riêng còn
nhiều hạn chế và yếu kém cần cải thiện cả về các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn
triển khai. Đây cũng là một trong những khía cạnh quan trọng minh họa cho tính
cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được,
tác giả đã lựa chọn chủ đề “Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên
sàn chứng khoán Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình. Đề tài triển
khai nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn
chứng khoán Hà Nội; Trên cơ sở đó, đề xuất các chính sách đối với Nhà nước và các
giải pháp đối với các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội nói riêng và Việt
Nam nói chung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QTCT trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu của luận án là hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến quản
trị công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán; đồng thời, thông qua nghiên
cứu đánh giá thực trạng Quản trị công ty đại chúng (QTCTĐC) niêm yết trên sàn
chứng khoán Hà Nội theo Mô hình thẻ điểm Quản trị công ty (OECD), luận án đề
xuất các giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng QTCT.
Để thực hiện mục tiêu trên đây, Luận án đề ra 3 mục tiêu cụ thể sau:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về QTCT nói chung và Công ty niêm yết nói riêng
dựa trên việc tiến hành nghiên cứu nội dung Quản trị công ty qua hệ thống nguyên
4
tắc Quản trị công ty và hoàn thiện phương pháp đánh giá chất lượng thực hiện các
nội dung Quản trị công ty.
+ Phân tích các nội dung của QTCT ở Việt Nam nói chung và các QTCTĐC
niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội nói riêng: Đánh giá thực trạng, rút ra mặt được,
mặt chưa được và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó.
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng QTCT tại các
CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về QTCTĐC niêm yết
trên sàn chứng khoán theo Mô hình thẻ điểm Quản trị công ty và thực trạng QTCT
theo Mô hình thẻ điểm Quản trị công ty tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng
khoán Hà Nội. Cụ thể, đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về QTCT niêm yết
trên sàn chứng khoán thông qua các nguyên tắc Quản trị công ty theo Mô hình Thẻ
điểm Quản trị công ty, kinh nghiệm của một số nước về QTCTĐC; và thực trạng
QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội; từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng QTCT tại các doanh nghiệp này trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
QTCT tại các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội theo Mô hình thẻ điểm
Quản trị công ty trên 5 khía cạnh: Quyền cổ đông; Đối xử bình đẳng với các cổ
đông; Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT; Công bố thông tin và
tính minh bạch; và Trách nhiệm của HĐQT. Hiện nay, các nguyên tắc QTCT của
OECD được áp dụng phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới và được sử dụng
như là một cơ sở quan trọng cho việc xây dựng thẻ điểm. Các nguyên tắc này đánh
giá một cách chi tiết quyền của cổ đông, đối xử công bằng giữa các cổ đông, vai trò
của các bên liên quan, công bố thông tin và tính minh bạch, và trách nhiệm của
HĐQT. Nhìn chung, các nguyên tắc này phù hợp để đánh giá thực trạng Quản trị
công ty của các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. Vì vậy, tác giả quyết
định lựa chọn nghiên cứu theo mô hình này.
Về không gian: Nghiên cứu về thực trạng QTCT của các CTĐC niêm yết
trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX). Sau khi nghiên cứu chung về thực trạng
QTCT của các CTĐC niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, đề tài khảo sát 170