Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam
PREMIUM
Số trang
253
Kích thước
4.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1854

Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

NGUYỄN VĂN ÂN

QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------∞0∞--------

NGUYỄN VĂN ÂN

QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS. DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: NGUYỄN VĂN ÂN

Ngày sinh: 01/4/1982 Nơi sinh: Bến Tre

Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã học viên: 1983801072034

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền

cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống

thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

(Ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Văn Ân

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật

Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi

cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được

công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong

luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

Tác giả

Nguyễn Văn Ân

ii

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, tôi xin gửi lời cám ơn chân

thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Luật, trường Đại học

Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi hoàn thành khóa học

thuận lợi, đúng hạn.

Đặc biệt, tôi xin cám ơn Tiến sĩ Dương Kim Thế Nguyên, người đã tận tình

hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ Luận văn

đã dành thời gian quý báu đọc và góp ý cho luận văn của tôi.

Tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã cổ vũ, chia sẻ trong thời gian

qua.

Trân trọng.

iii

TÓM TẮT

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến quản trị công ty

đại chúng như khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản trị công ty và công ty đại

chúng. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp

luật hiện hành tại Việt Nam về quản trị công ty đại chúng. Từ đó, có thể thấy được

mối quan hệ giữa cổ đông và những người quản lý điều hành của công ty, mà trung

tâm chính là Hội đồng quản trị. Nhìn chung, khung pháp luật về quản trị công ty

đại chúng tại Việt Nam cơ bản được xây dựng tương đối ổn định, có sự tương đồng

với thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần có sự nghiên cứu thêm như: Các

khuôn khổ quản trị về phát triển bền vững công ty, vị trí của Ủy ban kiểm toán,

Thư ký công ty hay những tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị,…

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật đã nghiên cứu,

luận văn đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty đại

chúng tại Việt Nam. Theo đó, để việc quản trị công ty đại chúng có hiệu quả cao,

cần có một quá trình thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Các cơ quan Nhà nước

phải luôn ở vị thế dẫn đầu để hoàn thiện khung pháp lý, đồng thời hướng dẫn cũng

như giám sát quá trình thực thi quản trị công ty tại Việt Nam; các công ty đại chúng

cần phải không ngừng nâng cao tầm nhận thức về quản trị công ty; việc hỗ trợ và

phối hợp từ các tổ chức trung gian và các bên hữu quan khác liên quan đến công ty

cũng cần được tích cực thực hiện với mong muốn sau cùng làm sao để công ty luôn

hoạt động hiệu quả, bảo vệ tối đa lợi ích các bên, góp phần thúc đẩy kinh tế và xã

hội phát triển ngày một tốt hơn.

iv

SUMMARY

The thesis studies a number of theoretical issues related to public company

governance such as the concept, characteristics, and roles of corporate governance

and public companies. Besides, the thesis also researches and analyzes the current

legal provisions in Vietnam on public company governance. From there, we can

see the relationship between shareholders and executive managers of the company,

with Board of Directors is main center. In general, the legal framework on public

company governance in Vietnam is basically stable and similar to the rest of the

world. However, there are still some issues that need further research such as:

Governance frameworks for corporate sustainability, the position of the Audit

Committee, the Company Secretary or the subcommittees under the Board of

Directors,…

On the basis of researched theoretical issues and legal provisions, the thesis

has proposed a number of solutions to improve the law on public corporate

governance in Vietnam. Accordingly, in order for the governance of public

companies to be highly effective, a synchronous implementation of many solutions

is required: State agencies must always be in the leading position to perfect the

legal framework, guide and supervise the implementation of corporate governance

in Vietnam; public companies need to constantly raise awareness of corporate

governance; The support and coordination from intermediary organizations and

other stakeholders related to the company should also be actively implemented

with the ultimate desire to make the company operate efficiently, protect maximum

interests of all parties, contributing to promoting economic and social development

better.

v

MỤC LỤC

1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 3

3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5

4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 5

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5

5.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 5

5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 6

6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 6

7.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 6

7.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 7

8. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 7

CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................................8

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG ..................................8

1.1. Khái quát về quản trị công ty .............................................................................. 8

1.1.1. Khái niệm về quản trị công ty ......................................................................... 8

1.1.2. Vai trò của quản trị công ty .......................................................................... 10

1.1.3. Các nguyên tắc quản trị công ty .................................................................... 11

1.2. Khái quát về công ty đại chúng ......................................................................... 13

1.2.1. Khái niệm về công ty đại chúng .................................................................... 13

1.2.2. Đặc điểm của công ty đại chúng ................................................................... 14

1.2.3. Cấu trúc quản trị của công ty đại chúng ....................................................... 15

1.3. Khái quát pháp luật về quản trị công ty đại chúng ............................................. 18

1.3.1. Khái niệm pháp luật về quản trị công ty đại chúng ........................................ 18

1.3.2. Đặc điểm cơ bản pháp luật về quản trị công ty đại chúng ............................. 19

1.3.3. Vai trò pháp luật về quản trị công ty đại chúng ............................................. 20

1.3.4. Sự phát triển của pháp luật về quản trị công ty đại chúng tại Việt Nam......... 21

CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................................24

CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG THEO ........................................24

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG .......................................................24

2.1. Các quy định pháp luật hiện hành về quản trị công ty đại chúng ....................... 24

vi

2.1.1. Cổ đông và đại hội đồng cổ đông .................................................................. 24

2.1.2. Hội đồng quản trị và Thành viên hội đồng quản trị ....................................... 27

2.1.3. Giám đốc và Tổng giám đốc ......................................................................... 31

2.1.4. Ban kiểm soát và Thành viên ban kiểm soát .................................................. 32

2.1.5. Ngăn ngừa xung đột lợi ích ........................................................................... 33

2.1.6. Báo cáo và công bố thông tin ........................................................................ 35

2.1.7. Giám sát và xử lý vi phạm ............................................................................. 37

2.2. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quản trị công ty đại chúng ......... 40

2.2.1. Tổng quan về thực trạng quản trị công ty đại chúng ...................................... 40

2.2.2. Những nguyên nhân về thực trạng quản trị công ty đại chúng ....................... 51

CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................................59

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

THI PHÁP LUẬT VỀ ....................................................................................................................59

QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TẠI VIỆT NAM .............................................................59

3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty đại chúng ........................... 59

3.1.1. Giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về quản trị công ty đại chúng ............ 59

3.1.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung quản trị công ty đại chúng ............. 65

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị công ty đại chúng ... 70

3.2.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước .......................................... 70

3.2.2. Giải pháp đối với các tổ chức trung gian và bên khác có quyền lợi liên quan

đến công ty ................................................................................................................. 73

3.2.3. Giải pháp đối với các công ty đại chúng ....................................................... 75

KẾT LUẬN .....................................................................................................................................83

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

vii

DANH MỤC VIẾT TẮT

BKS : Ban kiểm soát

BCTC : Báo cáo tài chính

CTCP : Công ty cổ phần

CTĐC : Công ty đại chúng

ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông

ĐLCT : Điều lệ công ty

GĐ : Giám đốc

G20/OECD.2015 : Bộ các nguyên tắc quản trị công ty G20/OECD.2015

HĐQT : Hội đồng quản trị

IFC : Tổ chức tài chính quốc tế

LCK2006 : Luật chứng khoán năm 2006

LCK2019 : Luật chứng khoán năm 2019

LDN2005 : Luật doanh nghiệp năm 2005

LDN2014 : Luật doanh nghiệp năm 2014

LDN2020 : Luật doanh nghiệp năm 2020

OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

QTCT : Quản trị công ty

SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán

TGĐ : Tổng giám đốc

UBKT : Ủy ban kiểm toán

UBCKNN : Ủy ban chứng khoán Nhà nước

QĐ07/2002/QĐ-VPCP: Quyết định số 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19 tháng 11

năm 2002 của Bộ trưởng Văn phòng chính phủ về việc

ban hành mẫu điều lệ áp dụng cho các công ty niêm yết.

NĐ71/2017/NĐ-CP: Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm

2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp

dụng đối với công ty đại chúng.

viii

NĐ155/2020/NĐ-CP: Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm

2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

điều của luật chứng khoán.

TT95/2017/TT-BTC: Thông tư số 95/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 9 năm

2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số

điều của Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 6

năm 2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty

áp dụng đối với công ty đại chúng.

TT116/2020/TT-BTC: Thông tư số 116/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm

2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về quản

trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị

định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều

của luật chứng khoán.

TT96/2020/TT-BTC: Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm

2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin

trên thị trường chứng khoán.

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự

tăng trưởng mạnh về số lượng, đặc biệt là các CTĐC. Các CTĐC đã và đang khẳng

định được vai trò của mình rất lớn trong nền kinh tế, là nguồn cung cấp hàng hóa

chủ yếu cho TTCK, huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế phát triển. Như chúng ta

đã biết, CTĐC là một mô hình phát triển cao trong các loại hình doanh nghiệp mà ở

đó có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, có nhiều nhà đầu tư tham

gia góp vốn. Một lẽ đương nhiên, các nhà đầu tư luôn mong muốn tài sản của mình

sinh lời tốt nhất khi đã đầu tư vào các CTĐC. Để đạt được mục tiêu này, vấn đề cốt

lõi làm sao là phải tổ chức vận hành công ty thật tốt bằng việc thiết kế các định chế

riêng biệt tương ứng với các quyền và nghĩa vụ khác nhau, đó chình là vấn đề của

QTCT.

QTCT ngày nay trở nên cấp thiết không chỉ thể hiện qua các công cụ về tài

chính, kinh doanh, marketing và cả quy định pháp lý. G20/OECD.2015 cho rằng

“quản trị là thủ tục và quy trình mà theo đó một tổ chức được điều hành và kiểm

soát. Cơ cấu QTCT quy định rõ việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm giữa các

đối tượng tham gia khác nhau trong tổ chức - như HĐQT, Ban điều hành, cổ đông

và các bên có quyền lợi liên quan khác - và đặt ra các nguyên tắc và thủ tục cho

việc ra quyết định1”. Như vậy, QTCT là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật

lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát hoạt động công ty. QTCT cũng bao

hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty như các cổ

đông, ban GĐ điều hành, HĐQT mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài

công ty: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng

đồng, xã hội góp phần cho mục tiêu phát triển bền vững công ty, đạt được mong

muốn của nhà đầu tư và tạo điều kiện ổn định và phát triển nền kinh tế chung.

1

UBCKNN (2019), Bộ Nguyên tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất của Việt Nam, Tr.14

2

Các CTĐC chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hơn các loại công

ty khác. Theo các lý thuyết QTCT thì có một số yếu tố ảnh hưởng như khách hàng,

đối thủ cạnh tranh, người lao động, truyền thông đại chúng, ngân hàng tín

dụng,…và pháp luật là một trong những yếu tố tác động đến QTCT, cụ thể hơn là

các vấn đề liên quan đến tổ chức QTCT nói chung và quản trị CTĐC nói riêng. Việt

Nam đã và đang trên con đường hội nhập và phát triển, các yêu cầu về việc hoàn

thiện hệ thống pháp luật luôn được quan tâm và đặt ra, trong đó có việc phải hoàn

thiện pháp luật về quản trị CTĐC, các quy định pháp lý đã khởi sinh từ LDN2005

và đến nay là LDN2020 hiện hành; bên cạnh đó quy định về quản trị CTĐC cũng

được thể hiện trong LCK2006 và hiện hành là LCK2019, và các văn bản pháp luật

khác có liên quan. Pháp luật về quản trị CTĐC đã có từ lâu, ở nhiều văn bản khác

nhau, mang tính kế thừa; tuy nhiên việc áp dụng pháp luật vào thực tế còn một số

khó khăn và hạn chế, chưa kể tới nhiều quy định chưa theo kịp thông lệ quốc tế về

quản trị CTĐC. Trong bối cảnh kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng

vào nền kinh tế thế giới, thì sự tương thích, đồng bộ với các quy định pháp luật của

các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đòi hỏi pháp luật Việt Nam cũng phải có

những điều chỉnh, sửa đổi phù hợp.

Trước thực tế đó, đã có không ít các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý

đã cố gắng phân tích, tổng hợp và đề ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật

nhưng đang thể hiện ở các góc độ nhìn nhận khác nhau, các nghiên cứu trên được

thực hiện trong thời điểm LDN2020 chưa có hiệu lực thi hành, những luận cứ và

kiến thức được cung cấp từ các nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp

tục nghiên cứu cho đề tài của mình theo quy định pháp luật hiện hành.

Nhận thấy việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề lý luận và

thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị CTĐC là một vấn đề cấp thiết. Do đó, tác

giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật Việt

Nam” với mong muốn làm rõ và hệ thống hóa thêm các quy định về quản trị

CTĐC. Qua đó, tác giả cũng chỉ ra những vướng mắc, bất cập, sự phù hợp với

3

thông lệ quốc tế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị

CTĐC.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về quản trị CTĐC là vấn đề được nhiều nhà khoa học pháp lý

quan tâm, cụ thể qua một số công trình nghiên cứu với các góc độ khác nhau:

Giáo trình “Pháp luật về chủ thể kinh doanh” của Trường Đại học Luật

TP.Hồ Chí Minh xuất bản năm 2014 bởi nhà xuất bản Hồng Đức đã đề cập đến các

vấn đề pháp lý của loại hình CTCP thuộc phạm vi điều chỉnh của LDN2005. Nội

dung chủ yếu là đề cập đến: khái niệm, đặc điểm và lịch sử phát triển của CTCP;

quy chế cổ đông; các vấn đề tài chính và tổ chức quản trị CTCP (Tr.269-289, Mục

IV, Chương V). Về CTĐC, giáo trình chỉ đề cập một số nội dung nhỏ và cần thiết

chỉ để giúp người đọc hiểu tốt hơn các vấn đề pháp lý về CTCP.

Giáo trình “Luật kinh tế” của tác giả Phạm Duy Nghĩa năm 2013 bởi nhà

xuất bản Công an nhân dân đã bàn về những nhận định và phân tích của tác giả về

CTCP và TTCK (Tr.321-337, Chương XIV), trong phần này tác giả cũng nói đến

vấn đề “minh bạch tài chính công ty” (Đoạn 384, Tr.333) và “Trách nhiệm pháp lý

đối với công ty và người quản trị” (Đoạn 387, Tr.334). Mặt khác, khi bàn luận về

QTCT (Tr.339-359, Chương XV) thì tác giả cũng nêu một số luận điểm về quản trị

CTCP và cơ bản cho thấy vai trò ý nghĩa rất lớn của vấn đề QTCT.

Sách chuyên khảo “Luật kinh tế” của tác giả Nguyễn Thị Dung chủ biên và

tập thể giảng viên bộ môn luật thương mại Đại học Luật Hà Nội biên soạn năm

2017 và được xuất bản bởi nhà xuất bản Lao động đã giới thiệu cho người đọc

những đặc điểm pháp lý chung nhất về CTCP (Tr.76-117, Chương 4) theo

LDN2014 hiện hành, trong đó cũng có nêu vấn đề pháp lý về “tổ chức quản lý

CTCP” (Tr.83-97).

Bên cạnh những giáo trình và sách chuyên khảo, còn có nhiều luận án tiến sĩ

và luận văn thạc sĩ ngành luật nghiên cứu về nội dung trên.

Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về quản trị công ty cổ phần và thực tiễn

áp dụng tại công ty cổ phần truyền thông Đại Dương” của tác giả Hà Thị Hồng Anh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!