Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan niệm về nhận thức trong triết học phật giáo Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
53.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1008

Quan niệm về nhận thức trong triết học phật giáo Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Quan niệm về nhận thức trong triết học phật giáo Việt Nam

Quá trình hình thành quan niệm lý luận về nhận thức luận trong các học thuyết triết học

thường diễn ra thông qua mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Trong triết học Phật giáo, giữa

bản thể và nhận thức có quan hệ không tách rời. Biểu hiện của quan hệ ấy ở chỗ tính

“không” của bản thể, cũng như tính vô thường, nhân quả của thế giới hiện tượng chỉ được

nhận thức thông qua mối quan hệ với “tâm”. Quan hệ này cũng giống như quan hệ giữa bản

thể và thế giới hiện tượng. Vì thế, việc tách rời bản thể luận và nhận thức luận chỉ có tính

chất tương đối nhằm nghiên cứu phương pháp nhận thức bản thể của Phật giáo.

Nhận thức Phật giáo thực chất là nhận ra bản thể, chân tâm của chính mình, tức giác ngộ.

Để đạt được mục đích đấy, người học đạo phải tự mình chứng ngộ lấy chân lý thông qua con

đường trực giác. Với mục đích giải thoát những đau khổ tinh thần nơi trần thế cho con

người, Phật giáo còn đưa ra con đường Tam học. Kết quả của thực hành Tam học, người học

đạo sẽ có trí tuệ sáng suốt. Tuy nhiên, trí tuệ này không phải là những tri thức khoa học con

người đạt được thông qua con đường biện chứng của quá trình nhận thức, mà là trí tuệ vô

sư.

Theo Phật giáo, có 2 loại trí. Trí, do học qua thầy, bạn, sách vở là trí hữu sư. Trí này phần

lớn từ bên ngoài vào, nó không phải là của mình. Trí do tâm an mà có mới là trí vô sư, nghĩa

là không cần đến học tập và truyền bá tri thức. Trí này tiềm ẩn trong mọi người, khi mây

mù phiền não tan đi thì nó hiện ra. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật, thì người tu hành phải lấy

thiền định để nhiếp trì (nhiếp tâm, trì giới) mọi căn, tập trung tư duy, bỏ hết tạp niệm lập

tức trí tuệ bát nhã xuất hiện. Song, để có trí (trí vô sư) người học cần phải thiền định, và

thiền định lại do công phu trì giới. Do đó, Giới, Định, Tuệ có quan hệ mật thiết với nhau,

khiến cho quá trình giác ngộ không bỏ qua bất cứ một bước nào, trong đó thiền đóng vai trò

quyết định.

1. Giới (Sila): Phiên âm theo tiếng Hán là Thi La, nghĩa là ngăn cản, phòng ngừa sự sai trái

của thân và tâm. Thi La còn có nghĩa là Thanh hương, vì nó có khả năng ngăn ngừa nên gọi

là giới. Ý nghĩa của giới là tích cực làm điều thiện, bỏ điều ác để tránh mọi lỗi lầm của thân,

khẩu, ý. Giới còn gọi là Ba La Đề Mộc Xoa (Pra- timoksa), hay biệt giải thoát, gồm các điều

giới được ghi trong kinh giới của Tỳ Khiêu và Tỳ Khiêu Ni. Biệt giải thoát là giữ kiêng từng

điều một thì sẽ được giải thoát từng lỗi một. Ngũ giới là không sát sinh, không trộm cắp,

không tà dâm, không uống rượu và không vọng ngữ (vọng ngữ là cái tâm không trong sạch,

luôn luôn muốn nói dối, che giấu sự thật, nói sai sự thật và sinh khẩu nghiệp). Thập thiện

bao gồm ba điều thiện thuộc về thân (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm), bốn

điều thiện thuộc về khẩu (không nói dối, không nói hai chiều, không ác khẩu, không nói

thêu dệt) và ba điều thiện thuộc về ý (không tham, không si, không sân). Thực chất của

giới nhằm hướng dẫn, giúp đỡ con người vươn tới đạo đức cao thượng.

Đối với đạo Phật thì giới là giai đoạn đầu tiên, tất yếu với mục đích dìu dắt người tu hành

từng bước đến với đạo. Không thể có sự tập trung trí tuệ cao độ nếu thân tâm không trong

sạch. Một khi trong đầu óc, trong trái tim còn tràn đầy những khát vọng, ham muốn thì tâm

tính còn bị dục vọng sai khiến. Khi tâm dao động không yên thì khó có thể có một nhận

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!