Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong sáng tác dân gian của dân tộc Ngái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGỌ THỊ XUÂN
QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ VÀ NHÂN SINH
TRONG SÁNG TÁC DÂN GIAN CỦA DÂN TỘC NGÁI
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG THÁI
THÁI NGUYÊN - 2021
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí -Truyền thông và Văn học, Trường Đại học
Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Phạm
Thị Phương Thái - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các ông, bà, cô, bác, anh, chị…người dân tộc
Ngái ở tại các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bình
Dương, Bình Phước… đã cung cấp tư liệu văn học dân gian quý báu để giúp tôi hoàn
thành luận văn. Cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của gia đình, bạn bè. Đó
chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã đọc và
chỉ rõ những thành công và hạn chế trong luận văn.
Thái Nguyên, ngày … tháng… năm 20...
Học viên
Ngọ Thị Xuân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiêm cứu của riêng tôi. Các tác phẩm
văn học dân gian, các số liệu của dân tộc Ngái mà tôi sưu tầm, thu thập từ thực địa
và các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Nếu có sai
phạm gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày … tháng… năm 20...
Học viên
Ngọ Thị Xuân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu........................................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................7
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ...................................................................7
6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................8
7. Đóng góp của đề tài.................................................................................................9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ SÁNG TÁC DÂN GIAN
CỦA DÂN TỘC NGÁI.............................................................................................10
1.1. Tổng quan về lịch sử dân tộc Ngái ở Việt Nam.................................................10
1.1.1. Nguồn gốc tộc người....................................................................................10
1.1.2. Nguồn gốc và tộc danh ................................................................................14
1.2. Văn hóa, văn học dân gian của dân tộc Ngái.....................................................15
1.2.1. Khái niệm về văn hóa, văn học dân gian.....................................................15
1.2.2. Cơ sở hình thành những sáng tác dân gian của dân tộc Ngái ở Việt Nam.18
1.2.3. Ảnh hưởng của sáng tác dân gian đến đời sống tinh thần của người Ngái 25
1.2.4. Thực trạng văn hóa, văn học dân gian của dân tộc Ngái hiện nay.............27
1.3. Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................29
Chương 2: QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ TRONG SÁNG TÁC DÂN GIAN CỦA
DÂN TỘC NGÁI ......................................................................................................31
2.1. Quan niệm về vũ trụ...........................................................................................31
2.2. Quan niệm về vũ trụ trong sáng tác văn học dân gian của dân tộc Ngái...........31
2.1.1. Quan niệm về sự hình thành trời đất, con người và muôn loài...................31
2.2.2. Quan niệm về các hiện tượng tự nhiên ........................................................40
2.2.3. Quan niệm về thời gian và không gian........................................................43
2.3. Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................50
Chương 3: QUAN NIỆM VỀ NHÂN SINH TRONG SÁNG TÁC DÂN GIAN
CỦA DÂN TỘC NGÁI.............................................................................................52
3.1. Khái niệm về quan niệm nhân sinh....................................................................52
3.2. Quan niệm nhân sinh trong sáng tác dân gian của người Ngái..........................53
3.2.1. Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên ......................................54
3.2.2. Mối quan hệ giữa con người với con người trong đời sống........................56
3.2.3. Quan niệm nhân sinh trong tín ngưỡng dân gian của người Ngái .............69
3.3. Những giá trị và hạn chế trong sáng tác dân gian của dân tộc Ngái..................77
3.3.1. Những giá trị trong sáng tác dân gian của người Ngái ..............................77
3.3.2. Hạn chế ........................................................................................................78
3.4. Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................81
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................85
DANH MỤC BÀI VIẾT CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ..............................................88
PHỤ LỤC..................................................................................................................89
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một lãnh thổ, mỗi dân
tộc có những sắc thái riêng, nét văn hóa riêng, giá trị văn học riêng… Sự phát triển
độc lập nhưng lại có sự hòa quyện bình đẳng, bổ sung cho nhau tạo nên sự phong phú
nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Trong cộng đồng đa dân tộc, dân
tộc Ngái là dân tộc có số dân ít, đứng thứ 49 trong 54 dân tộc trên đất nước. Theo số
liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc năm 2015, cả nước có 999 người
Ngái; nhưng đến năm 2019 kết quả điều tra dân số và nhà ở tại Việt Nam, số người
Ngái đã tăng lên 1649 người. Người Ngái là cư dân lúa nước, họ cư trú ở nơi bằng
phẳng, gần sông suối, có nước, có ruộng hay ở thung lũng thuộc các tỉnh Quảng Ninh,
Bắc Giang, Đồng Nai, Thái Nguyên, Bắc Kạn,... Người Ngái không cư trú tập trung
thành bản làng mà sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác như Kinh, Tày, Nùng, Sán
Dìu... Với sự phong phú của cảnh quan, môi trường, địa cư sống đã tác động rất lớn
đến đời sống tinh thần của người Ngái, làm nên một đời sống văn hóa, văn học dân
gian khá phong phú, đa dạng qua đó họ thể hiện những quan niệm về vũ trụ, nhân
sinh sâu sắc. Trong sáng tác văn học dân gian ẩn chứa những khái niệm trừu tượng
mà ở đó, chúng ta có thể thấy được năng lực tư duy, phán đoán, phân tích và nhận
thức của con người về vũ trụ và cuộc sống. Tuy nhiên, trước sự vận động và biến đổi
không ngừng của thế giới, sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập
quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay khiến cho văn hóa, văn học dân gian của dân
tộc Ngái dần bị mai một, những giá trị trong sáng tác dân gian vẫn còn khuất lấp đâu
đó trong cộng đồng người Ngái mà chưa được tìm thấy. Vậy làm thế nào để khôi
phục lại, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị đó nhất là những quan niệm tích
cực của họ về vũ trụ quan, nhân sinh quan gửi gắm trong những sáng tác dân gian?
Nhận thức được ý nghĩa và sự cấp thiết của vấn đề, chúng tôi lựa chọn đề tài
“Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong sáng tác dân gian của dân tộc Ngái”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học, để giúp hiểu rõ hơn tầm quan
trọng của việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị trong sáng tác dân gian của
dân tộc Ngái hiện nay. Hoàn thành công trình này, chúng tôi mong muốn được góp
phần nhỏ bé để khẳng định, bảo tồn và lưu giữ những giá trị trong sáng tác dân gian
2
của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Ngái nói riêng, nhất là hiểu rõ hơn về
những quan niệm của họ về vũ trụ, về nhân sinh trong cuộc sống; trân quý những giá
trị văn hóa dân tộc, bồi đắp thêm kho tàng văn học, văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam.
Đồng thời, góp thêm một cơ sở, một nguồn tư liệu khi tìm hiểu về văn hóa, văn học
của dân tộc Ngái hôm nay và mai sau.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về những sáng tác văn học dân
gian hoặc những quan niệm của họ gửi gắm qua những sáng tác dân gian của các dân
tộc thiểu số Việt Nam như những sáng tác dân gian của người Thái, Dao, Tày, Nùng…
ở những phạm vi, góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong đó những tài liệu
và công trình nghiên cứu về những sáng tác dân gian của dân tộc Ngái được công bố
là vô cùng ít ỏi, chưa có công trình nghiên cứu chuyên khảo về vấn đề này. Một số
công trình nghiên cứu còn sơ lược ở một số khía cạnh như phong tục cưới hỏi, tín
ngưỡng trong đời sống tâm linh của dân tộc Ngái, chưa đi sâu vào nghiên cứu về
những quan niệm của người Ngái về vũ trụ, về nhân sinh được thể hiện thông qua
sáng tác dân gian, đây là vấn đề mà luận văn quan tâm. Chính vì vậy, trong quá trình
sưu tầm, thu thập tài liệu phục vụ cho đề tài, tôi mới chỉ được tiếp cận được một số
các tài liệu sau:
Trong cuốn sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” [27,
tr5, 27] Khi viết về dân tộc Hoa có nhắc đến người Ngái là bộ phận, một nhóm địa
phương của dân tộc Hoa. Cuốn sách đã đề cập đến tên gọi và nguồn gốc cư trú của
người Ngái nhưng chưa mô tả được đặc trưng của tộc người này, các thông tin còn
mơ hồ và chưa rõ ràng. Đặc biệt chưa đề cập đến những tác phẩm văn học dân gian
của họ.
Ngoài ra, có một số bài báo đã công bố liên quan đến dân tộc Ngái, cụ thể là:
“Tìm lại Cội nguồn người Ngái” [27], tác giả đưa ra thực trạng ở Việt Nam
đến nay vẫn chưa có sự nhất quán trong việc xác định tộc người của người Ngái và
người Hoa. Theo tác giả, người Ngái tại Thái Nguyên là một dân tộc độc lập, khác
hoàn toàn so với dân tộc Hoa. Để chứng minh cho lập luận của mình tác giả đã miêu
tả kiểu nhà, lối kiến trúc của người Ngái truyền thống thông qua quan sát những ngôi
3
nhà cũ trong làng. Đặc biệt tác giả giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng trong ẩm
thực, trong kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của tộc người Ngái tại Thái Nguyên.
“Dân tộc Ngái” [5] bài viết mô tả tên gọi và tên tự gọi của dân tộc Ngái, những
đặc điểm về văn hóa vật chất như ăn, ở, trang phục của người Ngái, phương tiện đi
lại. Đặc biệt bài viết đề cập đến các hình thức cưới xin, ma chay, tín ngưỡng, những
kiêng kị của người phụ nữ Ngái sau sinh, các tiết trong năm và các hình thức cúng lễ
của người Ngái tại Thái Nguyên.
“Kiểu nhà phòng thủ của người Ngái xưa” [13] đã đề cập đến lối kiến trúc nhà
phòng thủ, nhiều mái là nhà phổ biến của người Ngái xưa tại Thái Nguyên. Ngoài ra
bài viết giới thiệu các nguyên liệu, cách làm ra các nguyên liệu làm nhà của người
Ngái tại Thái Nguyên. Mặt khác bài viết đưa ra thực trạng và sự biến đổi văn hóa trên
lĩnh vực nhà cửa của người Ngái tại Thái Nguyên hiện nay, đó là sự thay đổi trong
kiểu cách làm nhà, vật liệu làm nhà giống như người Kinh. Đó là kết quả của sự thích
ứng với văn hóa đa số xung quanh.
“Nét ẩm thực độc đáo của người Ngái ở Thái Nguyên” (2013) [19], bài viết đã
chỉ ra nguồn sinh kế chính của người Ngái, nét độc đáo trong ẩm thực của người Ngái
tại Thái Nguyên ở cách thức chế biến, loại thức ăn đặc trưng, các loại gia vị người
Ngái ưa chuộng, chế độ ăn của người Ngái phụ thuộc vào nông lịch và đặc điểm khí
hậu vào từng mùa. Đó chính là những nét đặc trưng tiêu biểu trong ẩm thực của người
Ngái ở Thái Nguyên.
“Lễ Kỳ Yên dân tộc Ngái tỉnh Bắc Giang” (2014), [16] bài viết giới thiệu về
nghệ thuật dân gian của người Ngái tại xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang đó chính là hát Xướng ca hay còn gọi là Sường cô và những nghi lễ thờ cúng
các tiết trong năm của người Ngái. Bài viết đưa ra mục đích, ý nghĩa lễ Kỳ Yên của
người Ngái ở tỉnh Bắc Giang đó là cầu mưa thuận, gió hòa, dân chúng được bình an,
vô sự trong năm mới. Đặc biệt bài viết mô tả lễ vật, người tổ chức điều hành lễ, các
quy trình thực hiện nghi lễ. Đồng thời bài viết đã đề cập đến sự biến đổi của lễ Kỳ
Yên hiện nay so với lễ Kỳ Yên truyền thống đó là sự biến đổi, rút gọn các thủ tục
phức tạp, đồ lễ ngắn gọn hơn xưa.
“Vì sao cô dâu khóc trong ngày cưới” [09], tác giả Trà Giang đã giải thích tục
lệ, nguồn gốc của việc cô dâu khóc trước khi về nhà chồng. Trong đó tác giả đã chia
4
sẻ những câu chuyện về việc khóc của các cô dâu khi ngày trọng đại diễn ra và lý giải
nguyên nhân của việc cô dâu khóc vào ngày cưới. Đặc biệt tác giả đã đề cập đến đặc
điểm đám cưới của người Ngái và phong tục khóc của cô dâu người Ngái trước khi
về nhà chồng “Ở Việt Nam, dân tộc Ngái vẫn con giữ tục khóc trong đám cưới. Lễ
cưới của người Ngái khá nặng về lễ vật, ngoài tiền mặt, thịt, rượu, gạo, chè thuốc…và
phải sắm đủ chăn màn, quần áo đủ cho con dâu trước khi về nhà chồng. Đặc biệt,
nhất là ở tục… cô dâu khóc trước khi về nhà chồng. Sau khi ăn hỏi, các cô gái Ngái
thường lo lắng cho cuộc sống mới, cộng với tâm lý sắp phải xa bố mẹ, xa người thân
nên không kìm nén được cảm xúc…” Ngoài ra tác giả đề cập đến sự cải biên của đám
cưới có cô dâu người Ngái hiện nay.
“Người Ngái ở Thái Nguyên: Mai một bản sắc dân tộc” [31], tác giả phản ánh
thực trạng người Ngái ở xóm Tam Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên hiện nay các giá trị văn hóa truyền thống dần mai một được thể hiện trong
việc số lượng người hiểu biết về văn hóa truyền thống ngày càng thu hẹp, các tài liệu
gia phả dòng họ của người Ngái hiện nay không còn, những thông tin, hiện vật về
người Ngái được lưu giữ còn ít ỏi, hạn chế về mặt số lượng cũng như sự “khan
hiếm” về mặt nội dung. Đặc biệt tác giả chỉ ra ngôn ngữ của người Ngái bị mai một
đó là sự thích ứng với xã hội xung quanh và “đồng hóa” văn hóa của người Kinh.
Trong cuốn “Cộng đồng quốc gia các dân tộc Việt Nam” Đặng Nghiêm Vạn
cho rằng: “Ngái là tộc người gồm nhiều nhóm, nguồn gốc đa dạng, xưa cư trú ở huyện
Phòng Thành và vùng biển tỉnh Quảng Đông như Sin, Đản, Lê, ... Những nhóm này
ý thức tộc người chưa rõ, khi thì nhận là Sán Chay, Việt,…cư trú tập trung ở Hà Bắc,
Lạng Sơn, nhất là ở Quảng Ninh và các hòn đảo ở Vịnh Bắc Bộ”.
Năm 2003, trong cuốn “Niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên” đã thống
kê cụ thể số lượng người Ngái và địa điểm cư trú của dân tộc này ở Thái Nguyên.
Trong cuốn “Địa chí Thái Nguyên” tác giả Mai Thanh Sơn giới thiệu khái quát
về dân số, phân bố dân cư, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa vật chất, văn
hóa tinh thần của người Ngái. Đây là tư liệu duy nhất viết về người Ngái ở địa phương
cụ thể là huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, giúp người đọc hình dung một số đặc
5
điểm văn hóa của dân tộc người Ngái nói chung và dân tộc Ngái ở Thái Nguyên nói
riêng- một trong những dân tộc đang suy giảm về số lượng.
Cuốn “Địa chí Bắc Giang” tác giả Bùi Xuân Đính đề cập chung đến bộ phận
người Hoa, người Ngái. Nội dung bài viết tóm tắt giới thiều một số đặc điểm về tổ
chức xã hội của người Hoa và người Ngái trước giải phóng miền Bắc (1954). Tuy
nhiên, tư liệu riêng về người Ngái đặc biệt là những sáng tác dân gian hầu như chưa
đề cập tới.
Trong cuốn “Tổng quan văn hóa các dân tộc Việt Nam” của GS.TS Hoàng Nam
(2011), đã đề cập tới những nét khái quát nhất về 54 dân tộc Việt Nam trong đó có dân
tộc Ngái về lịch sử cư trú, kinh tế truyền thống và văn hóa truyền thống. Nhưng lại
chưa đi sâu về người Ngái mà chỉ dừng lại ở mức tổng quan chung chung.
Báo điện tử Thái Nguyên bài“Sự thay đổi trong đời sống của người Ngái Xóm
Tam Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” ra số ngày 4/11/2014
trên trang (baothainguyen.org.vn), đã đề cập đến vấn đề kinh tế của người Ngái ở
Thái Nguyên chỉ tổng quan về kinh tế chung chung.
Năm 2015, có thêm hai công trình về người Ngái là khóa luận tốt nghiệp “Hôn
nhân và gia đình của người Ngái thôn Đồng Tâm, xã Đồng Niên, Huyện Phú Bình,
Tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Linh Hương và “Người Ngái ở thôn Cầu Vồng (Bắc
Giang): Lịch sử tụ cư, đặc điểm văn hóa và biến đổi” của Hoàng Thị Hỏi (cùng thuộc
khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội). Hai khóa luận đã phác họa bức tranh chung về lịch sử tộc người, đặc điểm
văn hóa, kinh tế, xã hội đặt ra một số câu hỏi cần xem xét về những mâu thuẫn giữa
ý thức tộc người với tên tộc danh sử dụng trong các văn bản hành chính, căn cước và
hiểu biết về cộng đồng người Ngái ở hai điểm nghiên cứu.
Cũng trong năm 2015, có hai sinh viên là Đàm Thị Thương và An Thị Kim
Nhẫn, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên có báo cáo nghiên cứu khoa học về tộc
người Ngái với nhan đề “Đời sống văn hóa của người Ngái ở xóm Tam Thái, xã Hóa
Thượng, huyện Đông Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1986-2015)” và “Hôn nhân và gia đình
của người Ngái ở xóm Tam Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
(1986-2015)” do tính chất như một bài tập để các em sinh viên nâng cao kỹ năng nghiên
6
cứu khoa học nên kết quả nghiên cứu của hai đề tài này còn sơ lược, mới chỉ đề cập
tới thực trạng đời sống văn hóa cũng như hôn nhân và gia đình của người Ngái ở
xóm Tam Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên còn rất chung
chung.
Nhìn chung, các tài liệu báo chí, luận văn điểm lại ở trên đã có những đóng
góp đáng ghi nhận vì nó đã bước đầu nêu được một số yếu tố cơ bản liên quan đến
văn hóa, phong tục tập quán của người Ngái và những biến đổi trong đời sống tộc
người Ngái hiện nay ở một số địa phương, khẳng định được những giá trị văn hóa
truyền thống của tộc người Ngái.
Với nguồn tài liệu ít ỏi, đặc biệt là chưa có một nguồn tài liệu, một công trình
nghiên cứu nào viết về những sáng tác văn học dân gian hoặc những quan niệm của
họ về vũ trụ, nhân sinh được gửi gắm trong sáng tác dân gian, nhưng với niềm đam
mê muốn khôi phục lại, muốn tìm lại những giá trị văn hóa, văn học của các dân tộc
thiểu số đặc biệt là dân tộc Ngái đang mai một về đời sống tinh thần, đã thôi thúc
chúng tôi chọn đề tài: “Quan niệm về vũ trụ về nhân sinh trong sáng tác dân gian của
dân tộc Ngái” một khía cạnh của văn hóa, văn học dân gian để làm sống dậy những
giá trị văn hóa, văn học của họ, từ đó góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa,
văn học Việt Nam, điều mà Bác Hồ và Đảng ta quan tâm, xem là mục tiêu quan trọng
của thời kỳ hội nhập “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong sáng tác dân gian của dân tộc Ngái.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn bước đầu làm sáng tỏ quan niệm về vũ trụ, nhân sinh trong sáng tác
dân gian của dân tộc Ngái. Trên cơ sở đó rút ra những giá trị về mặt triết lý trong
quan niệm của người Ngái xưa về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế
giới, về triết lý sống, đạo làm người… trong sáng tác dân gian của người Ngái góp
phần nâng cao ý thức của đồng bào các dân tộc Việt Nam trong việc khôi phục, bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trước xu thế hội
7
nhập và dưới những tác động của nền kinh tế thị trường hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Sáng tác dân gian các dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú... đặc biệt là
sáng tác dân gian của dân tộc Ngái, một trong 16 dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt
Nam. Luận văn đi sâu khai thác những quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan
của người Ngái xưa thông qua những sáng tác dân gian của họ.
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích đã nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ
chính sau:
- Sưu tầm, khảo sát về các sáng tác dân gian của dân tộc Ngái.
- Làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong sáng tác dân gian của dân tộc Ngái.
- Hiểu rõ hơn về quan niệm của người Ngái về vũ trụ, về nhân sinh trong sáng
tác dân gian trên bình diện so sánh quan niệm về vũ trụ, nhân sinh của dân tộc Ngái
với một số dân tộc khác.
- Đưa ra những định hướng khôi phục, giữ gìn và phát huy những giá trị tinh
thần trong sáng tác dân gian của người Ngái trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng những phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của cộng
đồng dân tộc Ngái. Đồng thời tìm hiểu những nét đặc sắc về văn hóa còn lưu giữ đến
ngày nay.
Phương pháp liên ngành (so sánh, tổng hợp): Có cái nhìn tổng quan về dân
tộc Ngái, so sánh những quan niệm nhân sinh, vũ trụ trong sáng tác dân gian của
người Ngái với các dân tộc anh em khác, từ đó thấy được những nét giống và khác
nhau của các dân tộc trên cùng một lãnh thổ, đặc biệt là so sánh với dân tộc Hoa bởi
hai dân tộc này gần gũi nhau về ngôn ngữ, văn hóa…
8
Phương pháp điền dã dân tộc học:
- Để tìm hiểu những sáng tác văn học dân gian của dân tộc Ngái, đặc biệt là
những quan niệm nhân sinh, vũ trụ được gửi gắm qua những tác phẩm đó, thì điền dã
dân tộc học là phương pháp chủ yếu, phương pháp này thể hiện ở những hình thức
tiến hành cụ thể như sau:
- Để thực hiện luận văn, tôi tiến hành những chuyến điền dã dân gian tại một
số địa phương có đồng bào Ngái sinh sống tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang,
Quảng Ninh, Bắc Kạn, Cao Bằng làm cơ sở để thu thập những tư liệu về tác phẩm
dân gian, những phong tục tập quán… của dân tộc Ngái.
- Để thu thập thông tin phục vụ cho luận văn tôi tiến hành phỏng vấn các cá
nhân tại địa phương nơi dân tộc Ngái cư trú để sưu tầm những tác phẩm dân gian,
giúp tìm hiểu rõ hơn về những quan niệm của họ về vũ trụ, về nhân sinh trong sáng
tác dân gian và trong cuộc sống của họ. Với cách thức phỏng vấn sâu tôi đã tiến hành
nhiều cuộc phỏng vấn với các gia đình vợ chồng bác Thẩm Dịch Thọ, Vợ chồng bác
Thẩm Dịch Sơn và Lâm Ngọc Dung, Bác Thẩm Thị Gấm, cô Lâm Thị Mai… (tại
thôn Tam Thái, Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên); ông Sằn Tắc Sình, bà Trương
Thị Phụng, anh Phùng A Phùi, bà Trần Thị Eng, Tăng Thị Máy… (tại Thị Trấn Phủ
Thông, Bạch Thông, Bắc Kạn); Ông Trần Sửu Gioóng, bà Trần Thị Giàng, anh Di
Văn Hùng, anh Hoàng Văn Choóng… (tại Cốc Đán, Ngân Sơn, Bắc Kạn). Đặc biệt
là 2 ngày tại Bắc Giang cùng ăn, ở và tham dự lễ hội Tả Tài Phán của người Ngái,
người Hoa và người Sán Dìu trên địa bàn thôn Đông Hương, xã Đông Hưng, huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Tại đây tôi đã gặp nhiều người Ngái đặc biệt là những
thành viên trong gia đình bà Dương Thị Lỷ (80 tuổi), cung cấp những bài hát giao
duyên, câu ca dao… là những tài liệu quý báu phục vụ cho luận văn này.
Phương pháp thống kê: Từ việc khảo sát bằng hình thức phỏng vấn đối với
cộng đồng người Ngái ở Thái Nguyên, tác giả đã tập hợp số liệu thống kê để làm tư
liệu minh họa cho đề tài.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
9
Chương 1: Tổng quan về lịch sử, điều kiện từ nhiên- xã hội và văn hóa, văn
học dân gian của dân tộc Ngái.
Chương 2: Quan niệm về vũ trụ trong sáng tác dân gian của dân tộc Ngái.
Chương 3: Quan niệm nhân sinh trong sáng tác dân gian của dân tộc Ngái.
7. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần vào thành quả sưu tầm văn học dân tộc Ngái. Đồng thời làm
rõ một số quan niệm của người Ngái về vũ trụ, nhân sinh trong các sáng tác dân gian
của họ. Để từ đó, hiểu thêm về đời sống tâm hồn phong phú, độc đáo của một tộc người
thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người.