Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan niệm về hiến pháp và xu hướng phát triển của hiến pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
64 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011
TS. Hoµng V¨n Tó *
huật ngữ "hiến pháp" có nguồn gốc La
tinh - "constitutio", được hiểu là xác
định, quy định và trong nhà nước cổ La Mã,
được dùng để chỉ các văn bản luật quan
trọng của nhà nước. Hiến pháp chỉ được hiểu
với ý nghĩa như ngày nay khi các cuộc cách
mạng tư sản diễn ra ở châu Âu (từ thế kỉ thứ
XIII, XIV đến thế kỉ XVIII, XIX) và khi đó,
hiến pháp được xem là văn bản có sứ mệnh
xác lập chế độ mới thay thế chế độ cũ, là bản
khế ước xã hội của mọi người nhằm hướng
tới mục tiêu ghi nhận, đề cao các quyền tự
nhiên của con người, bãi bỏ chế độ chuyên
chế của vua chúa phong kiến, xác định giới
hạn của quyền lực nhà nước, hình thành
những nguyên tắc tổ chức quyền lực mới.
Nếu tính từ bản Hiến pháp Mỹ năm 1787 –
được coi là bản hiến pháp thành văn đầu tiên
trong lịch sử lập hiến hiện đại đến nay, lịch sử
hiến pháp thế giới đã trải qua hàng trăm năm
và với sự phát triển ngày càng hoàn thiện
của các tư tưởng, học thuyết làm hình thành
nên chủ nghĩa hiến pháp (constitutionalism)
thì Hiến pháp đã trở thành tài sản chung của
nhân loại, là biểu tượng của nền dân chủ
hiện đại, gắn liền với tuyên ngôn lập quốc và
độc lập chủ quyền quốc gia.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản do cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất ban hành. Hiến
pháp quy định tổ chức nhà nước, cơ cấu,
chức năng, nhiệm vụ các cơ quan nhà nước ở
trung ương và quyền cơ bản của con người.
Như vậy, xét về mặt nội dung, hiến pháp là
văn bản pháp lí quan trọng nhất của mỗi
quốc gia, ấn định chính thể quốc gia, các cơ
quan điều khiển quốc gia và những thẩm
quyền của các cơ quan đó.
Với vị trí và vai trò hết sức quan trọng
như vậy, hiến pháp - Thứ nhất, được ban
hành bởi chủ thể đặc biệt với quy trình, thủ
tục đặc biệt. Hiện tồn tại hai dạng chủ thể có
quyền lập hiến, đó là quốc hội (hay hội nghị)
lập hiến hoặc quốc hội (nghị viện) vừa lập
pháp vừa lập hiến. Quốc hội (hội nghị) lập
hiến là cơ quan dân bầu (riêng hội đồng lập
hiến còn có sự tham gia của những thành
viên theo cơ cấu quyền lợi, cơ cấu xã hội
hoặc các chuyên gia lớn trong lĩnh vực hiến
pháp), hoạt động với thời hạn, mục đích cụ
thể là soạn thảo và ban hành hiến pháp. Hình
thức này được tổ chức đầu tiên ở Mỹ dưới
tên gọi là Hội đồng lập hiến Philadenphia
năm 1787 hay ở Italy năm 1947, Bồ Đào
Nha năm 1976, Rumani năm 1991 v.v..
Quốc hội hay hội nghị lập hiến có thể vừa là
cơ quan soạn thảo vừa là cơ quan ban hành
hiến pháp (toàn quyền lập hiến) hoặc chỉ có
chức năng soạn thảo, còn việc ban hành sẽ
do cơ quan khác hoặc do kết quả trưng cầu ý
dân quyết định (thẩm quyền hạn chế). Ở
dạng thứ hai, quốc hội đương nhiệm lập hiến
thường lập ra uỷ ban soạn thảo hiến pháp
gồm các thành phần đa dạng, từ đại diện của
T
* Viện nghiên cứu lập pháp
Văn phòng Quốc hội