Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quan niệm về chữ hiếu trong nho giáo và những ảnh hưởng tích cực của nó trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay ở nước ta.
MIỄN PHÍ
Số trang
26
Kích thước
475.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1924

Quan niệm về chữ hiếu trong nho giáo và những ảnh hưởng tích cực của nó trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay ở nước ta.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

PHAN THỊ HÀ LONG

Quan niệm về chữ Hiếu trong Nho giáo và những

ảnh hưởng tích cực của nó trong việc giáo dục thế hệ

trẻ hiện nay ở nước ta

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.

Người Phương Đông vốn coi trọng các giá trị đạo đức truyền thống, coi

các chuẩn mực đạo đức là thước đo nhân cách con người. Cách cư xử trong gia

đình cũng như ngoài xã hội đều trong vòng luân thường đạo lí. Trong đó mối

quan hệ trong gia đình đặc biệt được đề cao bởi vì đó là nguồn gốc, là nền tảng

cho các mối quan hệ khác. Trong quan hệ gia đình thì chữ Hiếu lại đóng vai trò

vô cùng quan trọng. Cùng với Trung, Hiếu xây dựng các quy tắc ứng xử của con

người trong hai mối quan hệ rường cột: gia đình và xã hội. Không đơn thuần chỉ

là hành vi ứng xử đạo đức của con cái đối với cha mẹ mà hơn thế suy rộng ra

chữ hiếu còn bao gồm các mối quan hệ giữa các thế trong gia đình dòng tộc, là

sự ghi nhận, sự tưởng nhớ của con cháu đối với ông bà tổ tiên, của thế hệ sau

đối với thế hệ trước.

Về cơ bản nội dung phạm trù Hiếu của Nho giáo Trung Quốc mang ý

nghĩa tích cực, đó là bổn phận làm con phải có hiếu đối với cha mẹ. Tuy nhiên,

khi du nhập vào Việt Nam, Nho giáo nói chung, quan niệm về chữ Hiếu nói

riêng đã được Việt hóa về nhiều mặt và nảy sinh nhiều cách hiểu cũng như hành

vi mới mang tính thực tiễn theo quan niệm người Việt. Đặc biệt, đạo Hiếu của

dân tộc Việt Nam được kế thừa và nâng cao trong tư tưởng và nhân cách Hồ Chí

Minh. Ở Người, chữ Hiếu không còn bó hẹp trong phạm vi trọn đạo làm con đối

với ông bà cha mẹ mình mà phạm trù Hiếu được chuyển đổi mang tính cách

mạng, Hiếu còn là hiếu trung với nhân dân vì nhân dân mà phục vụ, không chỉ

thương yêu cha mẹ mình mà còn phải thương cha mẹ mình.

Trong điều kiện hiện nay, thời đại kinh tế thị trường giữa bao lo toan tất

bật hối hả của cuộc sống đời thường và sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác

nhau trong hành trình hội nhập, tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ

ông bà cũng khác xưa, ngày càng xa rời khung giá trị truyền thống của dân tộc.

Chứng kiến những câu chuyện đau lòng về chữ hiếu mà báo chí và các phương

tiện truyền thông thời nay đã đưa tin về những vụ án con cái nhẫn tâm giết cha

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!