Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý văn hóa nhà trường tại phân hiệu đại học fpt đà nẵng
PREMIUM
Số trang
151
Kích thước
6.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1160

Quản lý văn hóa nhà trường tại phân hiệu đại học fpt đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN ĐÌNH AN

QUẢN LÝ VĂN HOÁ NHÀ TRƢỜNG

TẠI PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2018

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn: GS.TS . Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Phản biện 1: PGS. TS. Phan Minh Tiến

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiêp

thạc sĩ quản lý giáo dục họp tại trường Đại học sư phạm

vào ngày 15 tháng 05 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa được xem là một phần không thể thiếu kiến tạo

nên một tập thể, một môi trường giáo dục. Văn hóa chính là sức

mạnh thúc đẩy mỗi cá nhân trong một tập thể không ngừng nỗ lực,

sáng tạo vì lợi ích chung và những giá trị mà người học, người làm

hướng tới.

Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý văn hóa

đóng vai trò rất quan trọng. Hoạt động quản lý văn hóa sẽ góp phần

định hướng, điều chỉnh sự phát triển của đơn vị tổ chức đó. Trong xu

thế sự phát triển, hội nhập giao thoa văn hóa thì vấn đề quản lý văn

hóa nhà trường là vấn đề có tầm quan trọng tác động không nhỏ đến

sự phát triển của tổ chức.

Văn hóa Nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá

trị, niềm tin và hành vi ứng xử…đặc trưng một trường học, tạo nên

sự khác biệt so với tổ chức khác. Văn hóa nhà trường được biểu hiện

liên quan đến đời sống vật chất ,tinh thần của một nhà trường. Nó

biểu hiện trước hết trong tầm nhìn sứ mệnh, triết lý mục tiêu, các giá

trị phong cách lãnh đạo quản lý..thể hiện thành các hệ thống chuẩn

mực, các giá trị niềm tin, quy tắc ứng xử…được xem là tốt đẹp và

được mỗi người trong nhà trường chấp nhận. Từ đó có thể nhận thấy

văn hóa có tầm quan trọng của “khối tài sản vô hình” , tạo động lực

cho các cá nhân phát triển nói riêng cũng như sự phát triển của Nhà

trường nói riêng. Văn hóa góp phần nâng cao chất lượng các hoạt

động giáo dục của Nhà trường.

Trong sự học hỏi mô hình đào tạo từ nước ngoài thì vấn đề

quản lý văn hóa nhà trường được Ban giám hiệu rât chú trọng, là

nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển của nhà trường. và để

2

làm được điều đó, ban giám hiệu, giảng viên, cán bộ công nhân viên

thường xuyên chú trọng công tác quản lý, tiến hành các hoạt động

giáo dục thông qua các chương trình đào tạo cũng như các hoạt động

giáo dục văn hóa của tập đoàn FPT nói riêng và Phân hiệu Đại học

FPT Đà Nẵng nói riêng.

Để góp phần xây dựng sự đi lên của trường trong bối cảnh

tuyển sinh và đào tạo của trường thì công tác quản lý văn hóa nhà

trường là một vấn đề cấp thiết và quan trọng. Xuất phát từ những lý

do trên nên tôi chọn đề tài “ Quản lý văn hóa nhà trường tại Phân

hiệu Đại học FPT Đà Nẵng” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp

khóa học của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, tác giả thông qua nghiên cứu cơ sở lý

luận và khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý

văn hóa nhà trường tại Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng nhằm nâng

cao chất lượng quản lý nhà trường và giáo dục toàn diện nhân cách

cho sinh viên. Xây dựng sự phát triển bền vững của Phân hiệu Đại

học FPT Đà Nẵng.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ

tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như sau:

3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý văn hóa nhà trường

Phân hiệu Đại học.

3.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý văn hóa nhà trường

Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng.

3.3. Đề xuất biện pháp quản lý văn hóa nhà trường ở Phân

hiệu Đại học FPT Đà Nẵng.

3

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Văn hóa nhà trường Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý VHNT Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng.

5. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tiến hành khảo sát văn hóa nhà trường Phân hiệu

Đại học FPT Đà Nẵng từ năm 2015 đến nay.

Khách thể khảo sát: Ban giám hiệu(1), CBQL(11), Cán bộ

công nhân viên - giảng viên (51), sinh viên(190).

6. Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng quản lý văn hóa nhà trường của Phân hiệu Đại

học FPT Đà Nẵng như thế nào? Và cần những biện pháp quản lý nào

để xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường Phân hiệu Đại học FPT

Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay?

7. Giả thuyết khoa học

Nếu phân tích được thực trạng về quản lý văn hóa nhà trường

ở Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng thì có thể xây dựng được các

biện pháp quản lý văn hóa có hiệu quả. Điều này sẽ góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đồng thời đáp

ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như sự phát triển của nhà

trường trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức hiện nay.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa lý luận:

Hệ thống hóa lý luận về quản lý văn hóa nhà trường, Chỉ ra

những đặc điểm của Phân hiệu Đại học và những giá trị cốt lõi của

loại hình trường này.

4

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Mô tả và phân tích được thực trạng văn hóa Nhà trường Phân

hiệu Đại học FPT Đà Nẵng, chỉ ra những điểm mạnh và những hạn

chế cũng như nguyên nhân của thực trạng đó. Đề xuất được những

biện pháp quản lý văn hóa nhà trường nhằm duy trì và phát triển nhà

trường.

9. Phƣơng pháp nghiên cứu

9.1.Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc

biệt về quản lý văn hóa nhà trường. phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa

các tài liệu, văn bản, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các

tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài

để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài

9.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

9.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi:

Xây dựng phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về thực

trạng văn hóa và thực trạng hoạt động quản lý văn hóa nhà trường,

tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp…. Đối tượng khảo sát

là: cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên nhà trường.

9.2.2. Phương pháp quan sát:

9.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

9.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

9.3. Phƣơng pháp bổ trợ

Sử dụng các phương pháp toán thống kê số liệu, phân tích

các số liệu, kết quả điều tra… về thực trạng quản lý văn hóa nhà

trường của cán bộ quản lý qua các nguồn số liệu, nhằm đưa ra những

nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng và biện pháp quản lý văn

hóa nhà trường.

5

10. Cấu trúc của luận văn

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý văn hóa nhà trường ở

trường Đại học.

Chƣơng 2: Thực trạng quản lý văn hóa nhà trường ở Phân

hiệu Đại học FPT Đà Nẵng.

Chƣơng 3: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý văn hóa

nhà trường ở Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng trong bối cảnh hiện

nay.

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG

Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1. Ở nƣớc ngoài

Văn hóa Nhà trường có tầm quan trọng không nhỏ trong sự

tồn tại và phát triển của Trường học. Ở Nước ngoài cũng có khá

nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này.

1.1.2. Ở trong nƣớc

Trong một tổ chức nói chung cũng như một Nhà trường nói

riêng, văn hóa luôn tồn tại trong

việc phát triển nền giáo dục cho các quốc gia. Trong đó giáo dục đại

học đang được mở rộng hơn, các hệ thống liên kết đào tạo, trao đổi

sinh viên ngày càng phát triển, nhưng bên vạnh đó cũng đặt ra nhiều

vấn đề thách thức không nhỏ trong việc giữ gìn, phát triển của văn

hoá nói chung và văn hoá nhà trường nói riêng. Nghie i

tru t hẹ

6

Trong thời gian qua cũng có khá nhiều công trình, bài nghiên

cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề văn hoá nhà trường.

1.2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trƣờng.

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục bằng sự tác

động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật

khách quan của những chủ thể quản lý giáo dục lên toàn bộ mắt xích

của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục của cả hệ thống

đạt tới mục tiêu giáo dục.

1.2.1.2 Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục bằng sự tác

động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy luật

khách quan của những chủ thể quản lý giáo dục lên toàn bộ mắt xích

của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục của cả hệ thống

đạt tới mục tiêu giáo dục

1.2.1.3 Khái niệm quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là những hoạt động của chủ thể quản lý

nhà trường đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh,

cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường

nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà

trường.

1.2.2. Văn hóa, văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trƣờng.

1.2.2.1. Khái niệm văn hoá

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người.

Văn hóa (theo nghĩa hẹp) là một tổng thể những hệ thống biểu trưng

7

(kí hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng

khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng… Văn hóa bao gồm hệ thống

những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu,

đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực…) của cộng đồng ấy.

1.2.3. Quản lý văn hóa nhà trƣờng.

Quản lý văn hóa nhà trường là quá trình tác động có ý thức,

có định hướng lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình tác động

của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, nhằm đưa ra các hoạt động

VHNT cụ thể để đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả,

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VHNT

1.3.1. Khái niệm văn hoá Nhà trƣờng

Có thể thấy Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,

chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát

triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa

nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh

thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.

1.3.2. Tầm quan trọng của văn hóa nhà trƣờng.

1.3.2.1. Văn hoá là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một nhà

trường nào.

1.3.2.2. Văn hoá nhà trường tạo động lực làm việc.

1.3.2.3. Văn hoá nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát

hành vi.

1.3.2.4. Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột.

1.3.1.5. Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của

nhà trường.

8

1.3.3. Những biểu hiện của văn hóa nhà trƣờng.

Trong văn hoá nhà trường những biểu hiện của nó có khi

thấy được bên ngoài nhưng có khi nó ẩn bên trong, những biểu hiện

văn hoá nhà trường xét trên 2 bình diện chính: Tích cực, lành mạnh

và tiêu cực không lành mạnh.

1.3.4. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trƣờng.

Nội dung văn hóa nhà trường, khái quát thành 5 nhóm sau:

- nội quy

-

- độ.

- Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên

- Nghi thức và hành vi. Đồng phục.

1.3.5. Nhận diện văn hoá nhà trƣờng

- Mô hình tảng băng

- Mô hình thứ hai - Mô hình cấu trúc 3 tầng bậc:

+ Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình – có thể quan sát được;

+ Tầng thứ hai: Những giá trị được thể hiện, bao gồm niềm

tin, thái độ, cách ứng xử;

+ Tầng thứ ba: Những giả thiết cơ bản – bao gồm những yếu

tố liên quan đến môi trường xung quanh, thực tế của tổ chức, đến

hoạt động và mối quan hệ giữa con người trong tổ chức.

1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ VĂN HOÁ NHÀ TRƢỜNG

1.4.1. Kế hoạch xây dựng văn hoá nhà trƣờng

- Mục tiêu đào tạo và các nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

- Các mục tiêu, điều lệ và các chương trình công tác của các

tổ chức đoàn thể

9

- Đặc thù của quá trình đào tạo nghề nghiệp của nhà

trường

- Lịch sử phát triển và truyền thống của nhà trường

- Các chuẩn mực cần có trong các quan hệ

- Các chuẩn mực đạo đức và các giá trị văn hoá thẩm mỹ

- Các nhu cầu, mong đợi và ước muốn các nhóm thành viên

1.4.2. Nội dung cơ bản của xây dựng văn hóa nhà trƣờng.

- Xây dựng hệ thống chuẩn mực văn hoá chung và riêng của

nhà trường

- Xây dựng các chuẩn mực văn hoá giao tiếp ứng xử

- Đáp ứng những yêu cầu về quyền của người học

- Tăng cường phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học;

- Thúc đẩy sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân

1.4.3. Nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng

1.4.3.1. Quản lý xây dựng văn hóa bề nổi của văn hóa nhà trường.

- Tổ chức, chỉ đạo xây dựng khuôn viên, tạo cảnh quan sư

phạm trong nhà trường.

- Xây dựng khẩu hiệu, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường

- Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động giáo dục và đào tạo

trong nhà trường.

1.4.3.2. Nội dung quản lý xây dựng văn hóa bề chìm của văn

hóa nhà trường

- Tổ chức xây dựng bầu không khí dân chủ, thân thiện trong

nhà trường

- Tổ chức xây dựng cơ chế giám sát, lập kế hoạch và tiến

hành đánh giá công tác thi đua khen thưởng; kỷ luật; chế độ chính

sách

- Xác định và đánh giá giá trị cốt lõi, niềm tin, lí tưởng...nhà

trường hướng tới trong tương lai

10

1.5. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VĂN HOÁ NHÀ

TRƢỜNG

1.5.1. Bồi dƣỡng nhận thức và hiểu biết về tầm quan

trọng trong công tác xây dựng văn hóa nhà trƣờng

Để nâng cao nhận thức cho CB, GV và toàn thể SV trong nhà

trường về tầm quan trọng trong công tác xây dựng VHNT thì người

cán bộ quản lý nhà trường cần có những kế hoạch cụ thể, chi tiết cho

công tác bồi dưỡng. Nhận thức là một quá trình, do đó việc bồi

dưỡng nhận thức cần được thực hiện liên tục, thường xuyên.

1.5.2. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trƣờng

Xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và

chương trình xây dựng VHNT phù hợp đặc điểm, tình hình của nhà

trường là bước đi đầu tiên cho hoạt động quản lý xây dựng VHNT

của cán bộ quản lý.

1.5.3. Tổ chức xây dựng văn hóa nhà trƣờng

Tổ chức có vai trò thực hiện hóa các mục tiêu, nội dung,

chương trình kế hoạch đề ra. Để tổ chức tốt các hoạt động cần có sự

sắp xếp, phân phối các nguồn lực, phân công trách nhiệm rõ ràng cho

từng thành viên trong tổ chức từ sự phân công cụ thể trong ban lãnh

đạo đến các tổ chức đoàn thể

1.5.4. Chỉ đạo hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng

Chỉ đạo là một chức năng mang tính điều hành, điều khiển

khi hoạt động đã diễn ra trong thực tế. Chỉ đạo bao gồm cả hướng

dẫn công việc, liên kết, động viên mọi thành viên trong nhà trường

thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch đề ra.

1.5.5. Kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả xây dựng

văn hóa nhà trƣờng

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng của một hoạt động

quản lý giúp nhà quản lý thu nhận thông tin phản hồi về tình hình

11

thực hiện các quyết định của nhà quản lý. Kiểm tra có thể diễn ra

trong suốt quá trình từ lập kế hoạch, tổ chức cho đến chỉ đạo.

1.5.6. Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động xây dựng văn

hóa nhà trƣờng

Bảo đảm các điều kiện cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường

là một công việc cần thiết. Đó chính là việc chuẩn bị các điều kiện

thuận lợi nhất về cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị cũng như là

việc mọi thành viên được học tập trong một môi trường thân thiện,

cởi mở, dân chủ với một cơ chế chính sách quản lý hợp lý, bảo đảm

mọi quyền lợi đều đến được với mọi thành viên, vì mục đích chung

của nhà trường.

1.6. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ

VĂN HOÁ NHÀ TRƢỜNG

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường.

1.5.1.2. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà

trường

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Quá trình xã hội hóa giáo dục.

1.5.2.2. Sự phát triển của CNTT và truyền thông

Tiểu kết chƣơng 1

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC FPT ĐÀ NẴNG

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm xác định cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý

văn hóa của phân hiệu đại học FPT Đà Nẵng.

12

2.2.2. Đối tƣợng khảo sát

3 nhóm đối tượng khảo sát bao gồm:

- Cán bộ quản lý : 12 người

- Giảng viên,CBCNV : 51 người

- Sinh viên : 190 người

Tổng cộng : 253 người tham gia khảo sát

2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát

a. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi trắc nghiệm

b. Phương pháp phỏng vấn sâu:

* / Bước 1: Chọn mẫu điều tra

*/ Bước 2: Thiết kế phiếu điều tra (phụ lục số 1,2,3,4)

* Bước 3: Phát phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn

* Bước 4: Thu phiếu điều tra

* Bước 5: Phân tích và xử lý kết quả điều tra

* Bước 6: Kết luận

2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC

FPT ĐÀ NẴNG

2.2.1. Khái quát lịch sử phát triển

2.2.2. Tầm nhìn – sứ mệnh

Sứ mệnh của Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng là xây dựng mô

hình của một trường Đại học thế hệ mới, có triết lý giáo dục hiện đại,

gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất

nước, góp phần đưa giáo dục Việt nam lên ngang tầm các nước tiên

tiến trên thế giới.

2.2.3. Cơ cấu tổ chức

2.2.4. Tình hình cơ sở vật chất của nhà trƣờng

2.2.5. Tình hình chất lƣợng đội ngũ và chất lƣợng đào tạo

2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT

13

2.3.1.Thực trạng văn hóa nhà trƣờng tại Phân hiệu Đại

học FPT Đà Nẵng.

2.3.1.1. Nhận thức của Cán bộ quản lý, nhân viên, giảng viên

và sinh viên về tầm quan trọng của xây dựng VHNT .

2.3.1.2 Thực trạng trách nhiệm xây dựng VHNT của các

thành viên.

2.3.1.3. Thực trạng biểu hiện hành vi văn hóa trong nhà

trường Phân hiệu đại học FPT Đà Nẵng.

2.3.1.3.1 Thực trạng biểu hiện hành vi văn hóa CB,GV,NV.

2.3.1.3.1 Thực trạng biểu hiện hành vi văn hóa sinh viên.

Nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm của sinh viên

trường Phân hiệu đại học FPT Đà Nẵng.

2.3.2. Thực trạng quản lý văn hóa nhà trƣờng tại Phân

hiệu đại học FPT Đà Nẵng.

2.3.2.1 Thực trạng mức độ đạt được của tiêu chí, phẩm chất

của cán bộ quản lý nhà trường trong các hoạt động quản lý văn hoá

nhà trường.

2.3.2.2. Thực trạng mức độ đạt được của tiêu chí quản lý

nhân viên

2.3.2.3. Thực trạng quản lý văn hoá bề nổi ở Phân hiệu đại

học FPT Đà Nẵng

2.3.2.4. Thực trạng quản lý văn hoá bề chìm ở Phân hiệu đại

học FPT Đà Nẵng

2.3.2.5. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động VHNT

tại Phân hiệu đại học FPT Đà Nẵng

2.3.2.6. Đánh giá mức độ cần thiết và kết quả thực hiện của

các biện pháp quản lý VHNT

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!