Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
NGUYỄN PHƯỚC TÂM
QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
THANH HÓA, 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
NGUYỄN PHƯỚC TÂM
QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8.319.042
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương
THANH HÓA, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương. Mọi tham khảo
dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nào.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 10 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Phước Tâm
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................iv
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..............................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6
6. Đóng góp khoa học của luận văn..................................................................7
7. Kết cấu của luận văn.....................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA
VÀ KHÁI QUÁT HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM..........................................9
1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................9
1.1.1. Một số khái niệm.....................................................................................9
1.1.2. Vai trò của thiết chế văn hóa.................................................................16
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa..................................19
1.1.4. Một số văn bản nhà nước về quản lý thiết chế văn hóa........................24
1.2. Tổng quan về huyện Quế Sơn và hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn
huyện Quế Sơn................................................................................................28
1.2.1. Khái quát về huyện Quế Sơn.................................................................28
1.2.2. Hệ thống thiết chế văn hóa ở huyện Quế Sơn.......................................31
1.2.3. Vai trò quản lý Nhà nước về thiết chế văn hóa đối với phát triển kinh tế
- xã hội ở huyện Quế Sơn................................................................................40
*Tiểu kết chương 1..........................................................................................42
ii
CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM...............................44
2.1. Chủ thể quản lý........................................................................................44
2.1.1. Cấp quản lý nhà nước............................................................................44
2.1.2. Cấp quản lý cộng đồng..........................................................................46
2.2. Thực trạng quản lý thiết chế văn hóa ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam..46
2.2.1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
hệ thống thiết chế văn hóa...............................................................................46
2.2.2. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật, văn bản hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước về thiết chế
văn hóa............................................................................................................51
2.2.3. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của thiết chế văn
hóa...................................................................................................................55
2.2.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ viên chức
của thiết chế văn hóa.......................................................................................63
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và thi đua khen thưởng............................66
2.2.6. Công tác xã hội hóa trong quản lý thiết chế văn hóa............................69
2.3. Đánh giá về công tác quản lý thiết chế văn hóa ở huyện Quế Sơn, tỉnh
Quảng Nam.....................................................................................................73
2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................73
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân............................................................77
*Tiểu kết chương 2..........................................................................................81
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THIẾT
CHẾ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG
NAM................................................................................................................82
3.1. Định hướng cho hoạt động quản lý thiết chế văn hóa huyện Quế Sơn, tỉnh
Quảng Nam.....................................................................................................82
iii
3.1.1. Định hướng từ cơ quan quản lý cấp tỉnh...............................................82
3.1.2. Định hướng của cơ quan quản lý cấp cơ sở..........................................85
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết chế văn hóa.....................86
3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức...............................................................86
3.2.2. Giải pháp kiện toàn tổ chức...................................................................89
3.2.3. Giải pháp đối với hoạt động quản lý thiết chế văn hóa.........................93
*Tiểu kết chương 3........................................................................................103
KẾT LUẬN..................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................107
PHỤ LỤC.....................................................................................................113
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN NGHĨA
CBCCVC Cán bộ công chức viên chức
CLB Câu lạc bộ
HĐND Hội đồng nhân dân
NVH Nhà văn hóa
TCVH Thiết chế văn hóa
TDTT Thể dục thể thao
UBND Ủy ban nhân dân
VHTT Văn hóa Thông tin
VH-TT Văn hóa – Thể thao
VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
XHH Xã hội hóa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chiến lược phát triển của bất cứ quốc gia nào, vấn đề phát triển
văn hóa luôn là một trong số những tâm điểm được coi trọng. Đảng Cộng Sản
và Chính phủ Việt Nam cũng luôn dành một sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh
vực này. Nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã nêu rõ: “Văn hoá là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội”[ 3]. Chính vì vậy việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình đi
lên chủ nghĩa xã hội. Thiết chế văn hóa đóng vai trò quan trọng, là cầu nối
giữa Đảng bộ, chính quyền các cấp với nhân dân; là nơi tổ chức các hoạt động
tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội địa phương; nơi bảo tồn phát huy các
giá trị văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với phong tục, tập
quán của nhân dân, đáp ứng nhu cầu học tập, trao đổi, hưởng thụ văn hóa,
luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân, tạo sự chuyển biến tích
cực về đời sống văn hóa tinh thần cho người dân địa phương.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) của Đảng, trong
những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng dân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Nam đã ban hành nhiều các chủ trương, chính sách, thể chế để phát triển sự
nghiệp văn hóa, trong đó việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể
thao cơ sở đạt được quan tâm chỉ đạo. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo lãnh đạo
của cấp ủy Đảng chính quyền và sự đồng tình ủng hộ của toàn thể quần chúng
nhân dân, các thiết chế văn hóa, thể thao ở Quảng Nam nói chung và huyện
Quế Sơn nói riêng ngày càng phát triển về bề rộng lẫn chiều sâu. Toàn tỉnh
hiện nay có 16 Trung tâm Văn hóa Thông tin quận, huyện; 10/15 quận, huyện
có Trung tâm Thể dục Thể thao; 145 Nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, 634
2
Nhà văn hóa làng, thôn tổ dân phố văn hóa [ 47 ]. Mặc dù cơ sở vật chất còn
nhiều thiếu thốn chưa được đầu tư đồng bộ nhưng với nỗ lực khắc phục khó
khăn, hệ thống thiết chế văn hóa Quảng Nam đã phát huy được hiệu quả trong
tổ chức hoạt động khai thác và sử dụng có hiệu quả. Đồng thời thiết chế văn
hóa ở Quảng Nam đã tổ chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, là công cụ
tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi
hưởng thụ sáng tạo văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Thông qua hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao,
thiết chế văn hóa, thể thao đã thực sự trở thành địa điểm công cộng thu hút
mọi tầng lớp nhân dân đến tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, tập luyện
thể dục thể thao và các sinh hoạt xã hội khác, góp phần củng cố tinh thần
đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Đến nay, hầu hết các thiết chế văn hóa ở
Quảng Nam được đầu tư theo chương trình mục tiêu Quốc gia và chương
trình của tỉnh, đầu tư bằng nguồn xã hội hóa… đang dần phát huy hiệu quả và
thực sự trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao, chính trị xã hội chung
của từng địa phương, đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ, sáng tạo văn hóa, rèn
luyện sức khỏe trong nhân dân.
Tuy nhiên, hệ thống thiết chế văn hóa và công tác quản lý thiết chế văn
hóa ở Quảng Nam nói chung và huyện Quế Sơn nói riêng hiện vẫn còn nhiều
khó khăn, hạn chế. Mạng lưới thiết chế văn hóa cấp xã, huyện còn nhiều bất
cập, công trình được sử dụng nhiều năm xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu. Hệ
thống Nhà Văn hóa xã, thôn còn nhỏ hẹp, thiếu công trình phụ trợ đi kèm,
trang thiết bị âm thanh ánh sáng không có hoặc có thì chất lượng rất thấp. Đội
ngũ cán bộ phụ trách các thiết chế văn hóa, nhất là văn hóa làng còn hạn chế
về chuyên môn nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý và khai thác
sử dụng các thiết chế…Kinh phí cấp cho công tác tổ chức hoạt động các thiết
chế văn hóa còn khiêm tốn chưa đáp ứng với điều kiện phát triển và hoạt
3
động hiện nay. Để tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý các thiết chế văn
hóa thuộc huyện Quế Sơn, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện chủ
trương của tỉnh về xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa địa
phương, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn
huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập
đến thiết chế văn hóa và quản lý thiết chế văn hóa, có thể kể đến như:
Năm 2002, tác giả Trần Văn Ánh viết cuốn Đại cương công tác Nhà
Văn hóa, trong đó Nhà văn hóa được xem như một trong những thiết chế văn
hóa. Có thể nói, phần lý luận của cuốn sách này đã giúp tác giả có được định
hướng trong nghiên cứu của mình[ 2].
Năm 2005, Cục Văn hóa thông tin cơ sở (Bộ Văn hóa - Thông tin) ban
hành Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến
năm 2011. Trong Quy hoạch này đã đề cập cụ thể đến việc bố trí, xây dựng hệ
thống thiết chế văn hóa cụ thể đến cấp cơ sở[ 14 ].
Năm 2006, nhóm tác giả đến từ đại học Khoa học xã hội và nhân văn
TP Hồ Chí Minh, trong đó chủ nhiệm là PGS.TS Nguyễn Minh Hòa đã thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố: “Nghiên cứu hiện trạng và
các giải pháp hoàn thiện thiết chế văn hóa ở các xã ngoại thành TP Hồ Chí
Minh”. Đề tài đã đề cập đến các vấn đề lý luận về thiết chế văn hóa và đánh
giá được hiện trạng hoạt động cũng như công tác quản lý thiết chế văn hóa ở
các xã ngoại thành TP Hồ Chí Minh thông qua khảo sát thực tế 25/58 xã, từ
đó đề xuất được 17 giải pháp góp phần phát triển thiết chế văn hóa khu vực
ngoại thành TP Hồ Chí Minh một cách phù hợp[ 38].
Năm 2011, trong chương trình đào tạo tại Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Duy Bắc đã biên soạn Tập bài giảng quản lý
4
các thiết chế văn hóa [ 10]. Trong tài liệu này, nhiều vấn đề liên quan đến lý
luận, văn bản chỉ đạo về thiết chế văn hóa được tác giả tập hợp và có phân
tích cụ thể.
Năm 2014, tác giả Lê Thị Anh có bài “Vai trò của hệ thống thiết chế
văn hóa”, đăng trên Tạp chí Cộng sản đã khẳng định vị trí không thể thiếu của
hệ thống thiết chế văn hóa trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự
phát triển đời sống tinh thần của người dân trong bối cảnh hiện nay[ 1].
Năm 2015, tác giả Nguyễn Thu Hiền có bài nghiên cứu “Nâng cao
hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn” đăng trên
báo điện tử Nhân dân [ 35]. Bài viết đề cập đến việc cần thiết phải nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thiết chế văn hóa bởi thực
trạng một số thiết chế văn hóa ở nông thôn hoạt động kém hiệu quả, ảnh
hưởng không nhỏ đến việc tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh giảng viên Đại Học Văn hóa
Hà Nội đã xây dựng Tập bài giảng về quản lý thiết chế văn hóa, trong đó tác
giả phát triển cơ sở lý luận và cập nhật thêm các loại hình cũng như các văn
bản quy phạm pháp luật về thiết chế văn hóa. Đây là cơ sở để tác giả kế thừa
và vận dụng trong phân tích thực trạng nghiên cứu.
Năm 2016, tác giả Đỗ Văn Thủy đã thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài
Quản lý thiết chế văn hóa ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, bảo vệ tại
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương [ 49 ]. Đối tượng nghiên cứu
của đề tài này là hệ thống các thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện Ba Chẽ,
tỉnh Quảng Ninh. Từ việc nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực này, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của hoạt động quản lý trên địa bàn.
Năm 2018, tác giả Vũ Duy Hiếu thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ quản
lý văn hóa: Quản lý thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
5
Phòng, bảo vệ tại trường đại học sư phạm nghệ thuật TW [ 36]. Luận văn đã
làm rõ vai trò của thiết chế văn hóa và đánh giá được thực trạng quản lý thiết
chế văn hóa trên địa bàn huyện Kiến Thụy, đồng thời đã đề xuất được một số
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, TP
Hải Phòng.
Các tài liệu nêu trên đã cung cấp những lý luận và thực tiễn liên quan
đến xây dựng, phát triển và quản lý thiết chế văn hóa. Tác giả đã kế thừa và
vận dụng các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đó vào nghiên cứu đề
tài ở một địa bàn cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Nam, đó là quản lý thiết chế
văn hóa ở huyện Quế Sơn.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về
thiết chế văn hóa ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi
+ Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác
quản lý hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở gồm: Trung tâm văn hóa -
thể thao, hệ thống Nhà văn hóa - thể thao và các câu lạc bộ văn hóa cấp xã, thị
trấn ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
+ Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà
nước về thiết chế văn hóa tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam từ năm
2016 - 2020.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về thiết chế văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.