Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản Lý Quỹ Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Ở Tỉnh Lai Châu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Ngô Văn Hải. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề
tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, cộng
tác, giúp đỡ của rất nhiều tập thể và các cá nhân trong nghiên cứu của mình.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Văn Hải,
người thầy đã hướng dẫn và luôn theo sát tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu của em, luôn chỉ bảo tận tình và định hướng nghiên cứu, giúp em hoàn
thành Luận văn này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy
cô giáo, những người đã đem lại cho em những kiến thức bổ trợ, vô cùng hữu
ích trong những năm học vừa qua.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học
Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phòng đào tạo sau đại học đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh
Lai Châu đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn cơ quan, cán bộ đồng nghiệp Vụ Phát triển
rừng, Tổng Cục Lâm nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, cộng tác và giúp
em về chuyên môn để thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Huyền
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO
VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG.......................................................................... 5
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ......................... 5
1.1.1 Một số khái niệm............................................................................... 5
1.1.2 Các yêu cầu đặt ra trong quản lý vốn bảo vệ & phát triển rừng ..... 10
1.1.3. Nhiệm vụ của Quỹ phát triển bảo vệ và phát triển rừng................ 11
1.1.4 Các nguyên tắc quản lý Quỹ BV&PTR .......................................... 11
1.1.5 Nội dung quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng............................. 13
1.2. Cơ sở thực tiễn - Kinh nghiệm của một số tỉnh về quản lý quỹ bảo vệ
và phát triển rừng......................................................................................... 13
1.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La ........................................................ 13
1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................... 16
1.2.3. Kinh nghiệm của Tỉnh Gia Lai....................................................... 18
1.2.4. Bài học từ kinh nghiệm của các tỉnh.............................................. 20
Chương II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 22
2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Lai Châu....................................................... 22
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 22
iv
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế............................................................. 23
2.1.3 Giới thiệu về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Lai Châu.................. 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 30
2.2.1. Phương pháp tiếp cận ..................................................................... 30
2.2.2. Các phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu ................... 30
2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................ 32
2.3. Hê ̣thống các chỉ
tiêu nghiên cứu ......................................................... 33
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 35
3.1.Thực trạng về quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu.... 35
3.1.1. Quản lý nguồn hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai
Châu.......................................................................................................... 35
3.1.2 Quản lý công tác lập kế hoạch hàng năm của Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Lai Châu. .......................................................................... 39
3.1.3 Tổ chức quản lý cấp phá
t vốn để thưc hi ̣ ên đ̣ ầu tư cho các đơn vị 41
3.1.4 Quản lý chi trả của Quỹ BV&PTR Lai Châu.................................. 44
3.1.5 Quản lý
thanh quyết toán vốn thuộc Quỹ BV&PTR Lai Châu ...... 52
3.1.6 Công tác thanh kiểm tra thu chi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng .... 55
3.2 Đánh giá chung về công tác quản lý Quỹ BV&PTR tỉnh Lai Châu...... 57
3.2.1 Những mặt được trong công tác quản lý Quỹ................................. 57
3.2.2 Những tồn tại hạn chế về quản lý Quỹ BV&PTR ở tỉnh Lai Châu 58
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh
Lai Châu....................................................................................................... 61
3.3.1 Cơ chế chính sách............................................................................ 61
3.3.2. Đội ngũ cán bộ. ............................................................................. 64
3.4. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
tỉnh Lai Châu đến 2020................................................................................ 67
3.4.1. Giải pháp về hoàn thiện bổ sung chính sách.................................. 67
v
3.4.2. Giải pháp về nhân sự...................................................................... 67
3.4.3. Giải pháp quản lý nguồn thu. ......................................................... 69
3.4.4. Giải pháp về quản lý chi.................Error! Bookmark not defined.
3.4.5. Đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn ứng đúng hạn, đúng
nguyên tắc, tránh thất thoát ...................................................................... 71
3.4.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra vốn ứng ......................... 71
3.4.7 Kiến nghị ......................................................................................... 72
KẾT LUẬN..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG
TT Nội dung Trang
2.1 Tình hình lao động của Quỹ BVVPTR Lai Châu năm 2015 26
2.2
Kết quả Quỹ BV&PTR Lai Châu đem lại (giai đoạn 2013-
2015)
30
2.3 Điều tra các đối tượng sử dụng vốn từ Quỹ BV&PTR 32
3.1 Nguồn hình thành quỹ BV &PTR tỉnh Lai Châu 35
3.2 Kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho các đơn vị 39
3.3 Kế hoạch thu tiền BVMTR năm 2016 41
3.4 Thực trạng phân bổ Quỹ cho các đối tượng 42
3.5 So sánh tình hình thực hiện kế hoạch vốn 3 năm 43
3.6
Các khoản mục chi trả của Quỹ BV&PTR Lai Châu (giai
đoạn 2013 – 2015)
45
3.7 Chi tiết sử dụng chi phí quản lý Quỹ BV&PTR Lai Châu 46
3.8 Tổng hợp quyết toán các hạng mục đã hoàn thành 52
3.9
Tổng hợp tình hình thanh toán Quỹ theo đối tượng là chủ
rừng năm 2015
54
3.10 Kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ thu chi tại quỹ 56
3. 11 So sánh số lượng CBCNV của một số Quỹ tỉnh 65
vii
DANH MỤC HÌNH
TT Nội dung Trang
2.1 Hệ thống tổ chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 27
2.2 Các dịch vụ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 28
3.1 So sánh nguồn thu của Quỹ BV&PTR Lai Châu các năm 36
3.2
Tỉ lệ nguồn thu nội tỉnh so với tiền thu từ quỹ Trung ương điều
phối của Quỹ BV&PTR Lai Châu
37
3.3 Đối tượng thuộc diện phải chi trả DVMTR 38
3.4 Tỉ lệ các khoản kinh phí đã chi trả của Quỹ BV&PTR Lai Châu 51
3.5
Tỉ lệ các khoản kinh phí đã thanh toán theo hạng mục của Quỹ
BV&PTR Lai Châu (đơn vị %)
53
3.6
Tỉ lệ các khoản kinh phí đã thanh toán theo đối tượng là chủ
rừng của Quỹ BV&PTR Lai Châu (đơn vị %)
54
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BĐH Ban điều hành
BQL Ban quản lý
BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CP Chính phủ
DVMTR Dịch vụ môi trường rừng
ĐV tính Đơn vị tính
NSNN: Ngân sách Nhà nước
PES Chi trả dịch vụ môi trường rừng
PTNT Phát triển nông thôn
PRA
Participatory Rural Appraisal
(đánh giá nhanh nông thôn)
QĐ Quyết định
Quỹ BV&PTR Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TT Thông tư
UBND Ủy ban nhân dân
VNFF Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước như thế nào đang
là câu hỏi được đặt ra cho các tổ chức liên quan tới vốn Ngân sách nhằm thực
hiện sao cho đúng mục đích, đúng quy định và đạt được mục tiêu kinh tế xã
hội nhất định. Trong đó quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Rừng là bộ phận không thể thay thế được của môi trường sinh thái, giữ
vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Ngoài việc cung cấp gỗ, củi và
các lâm sản khác, rừng có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, duy trì môi
trường sống như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa
trôi, hạn chế lũ lụt, hấp thụ các bon, bảo tồn đa dạng sinh học… Như vậy có
thể thấy giá trị của rừng là rất to lớn mà đặc biệt là giá trị môi trường và dịch
vụ môi trường. Nhận thấy tầm quan trọng của dịch vụ môi trường rừng ngày
24/9/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Châu Á
cũng như trên thế giới có hệ thống chính sách quản lý tài chính về chi trả dịch
vụ môi trường rừng tương đối hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn
triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam, tạo cơ sở
thiết lập cơ chế ủy thác quản lý tài chính cho chi trả dịch vụ môi trường rừng,
tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động dịch vụ ủy thác của Quỹ Bảo vệ và
phát triển rừng phát huy chức năng nhiệm vụ của mình trong việc tiếp nhận
tiền ủy thác từ bên mua (sử dụng) dịch vụ môi trường rừng để chi trả cho bên
bán (cung ứng) dịch vụ môi trường rừng, đồng thời tạo thành mối liên kết
chặt chẽ giữa Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng với chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng, tạo bước tiến mới trong việc thay đổi cách tiếp cận từ đầu tư
2
chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước sang huy động các nguồn lực xã hội cho
công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Trải qua hơn 3 năm thực hiện trên địa bàn tỉnh Lai Châu công tác quản
lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng đã và đang tạo ra những hiệu quả tích cực.
Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu chịu trách nhiệm phối hợp với
các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh sách các
đối tượng, mức chi trả, thời điểm chi trả tiền DVMTR trên địa bàn theo Nghị
định 99; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện; hàng
năm phê duyệt kịp thời kế hoạch thu, chi để các đơn vị chủ động thực hiện
nhiệm vụ. Đồng thời đôn đốc và giám sát để quá trình triển khai chính sách
đảm bảo thiết thực hiệu quả, cũng như phát hiện những khó khăn vướng mắc
để có phương án giải quyết kịp thời.
Tuy nhiên do chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính
sách mới được triển khai hơn 4 năm, quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh
Lai Châu cũng mới được thành lập vì vậy cách thức quản lý cũng như vận
hành còn bất cập, cần có giải pháp cải tiến cho tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi chon ̣
đề tài “Quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Lai Châu” làm luận
văn tốt nghiệp cao học. Thực hiện đề tài luận văn sẽ có ý nghĩa lý luận, thực
tiễn đối với sự phát triển và hiệu quả hoạt động của Quỹ.
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý Quỹ bảo vệ
và phát triển rừng tỉnh Lai Châu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc
quản lý Quỹ. Từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý Quỹ nhằm sử
dụng vốn hợp lý và đúng mục đích trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Quỹ bảo vệ và
phát triển rừng.
2) Đánh giá thực trạng quản lý và các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu.
3) Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Lai Châu.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Lai Châu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
1) Phạm vi về nội dung: Việc quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai
Châu, thực trạng, khó khăn thách thức và giải pháp khắc phục để nâng cao
công tác quản lý của Quỹ.
2) Phạm vi về không gian: Tỉnh Lai Châu.
3) Phạm vi về thời gian: Số liêu, tư liệu thứ cấp và sơ cấp đư ̣ ơc thu th ̣ âp ̣
trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015; giải pháp đề xuất đến năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
2) Đánh giá thực trạng quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu
giai đoạn 2013-2015, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ
bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu.
3) Đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
tỉnh Lai Châu đến năm 2020.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung
chính của luận văn được chia thành 3 chương:
4
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý quỹ bảo vệ và phát triển
rừng.
Chương II. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
5
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về quản lý
Với trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ càng cao, quy mô
sản xuất càng lớn thì phân công chuyên môn hoá lao động càng sâu. Trong
điều kiện đó muốn đạt được hiệu quả cao thì càng đòi hỏi phải có một loại
hoạt động đặc biệt có nhiệm vụ tạo lập và kết nối một cách khôn khéo các
hoạt động đa dạng phức tạp của tổ chức, xã hội thành một hoạt động có hiệp
tác thống nhất ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng. Hoạt động nói trên được gọi là
quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, đã có nhiều học giả
trong và ngoài nước đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến
nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý, đặc biệt là từ thế kỷ
XXI các quan điểm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý
học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo Fayel, “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm
5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát.
Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm
soát” [1]
Theo Perter F Druker, “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất
của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm
ở sự logic mà ở thành quả, quyền uy duy nhất của nó là thành tích” ; “Định
nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm
6
3 chức năng chính là: quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc và quản lý
công việc và nhân công” [2]
Có thể có rất nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa quản lý, trên đây
nghiên cứu mới chỉ đưa ra một vài y kiến đại diện trên cơ sở phân tích, tổng
hợp những quan điểm không giống nhau. Những quan điểm này tuy đã rất rõ
ràng, đúng đắn nhưng vẫn chưa đầy đủ. Chúng chỉ chú trọng đến quản lý như
là một hiện tượng chứ chưa làm bộc lộ rõ bản chất của nó.
Quản lý thực chất là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và
người chịu tác động. Tiếp theo cần có mục đích của hành vi, đặt ra câu hỏi tại
sao làm như vậy? Do đó để hình thành nên hoạt động quản lý trước tiên cần có
chủ thể quản lý: ai là người quản lý? Sau đó cần xác định đối tượng quản lý:
Quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác định mục đích quản lý: Quản lý vì cái gì?
Có được ba yếu tố trên nghĩa là có được điều kiện cơ bản để hình thành
nên hoạt động quản lý. Đồng thời bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không
phải là hoạt động độc lập. Nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện
nhất định nào đó.
Các yếu tố cấu thành nên hoạt động quản lý:
+ Chủ thể quản lý, trả lời cho câu hỏi: Do ai quản lý?
+ Khách thể quản lý, trả lời cho câu hỏi: Quản lý cái gì?
+ Mục đích quản lý, trả lời cho câu hỏi: Quản lý vì cái gì?
+ Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời cho câu hỏi: Quản lý trong
hoàn cảnh nào?
Công tác Quản lý về cơ bản đó là việc tác động đến con người để họ
thực hiện, hoàn thành những công việc được giao, để họ làm những việc có
lợi, có ích. Điều đó đòi hỏi phải hiểu rõ và sâu sắc về con người về các nhu
cầu, yếu tố năng lực, quy luật tham gia hoạt động v.v.
Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết,
phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện