Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý môi trường ven biển - C1
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 1.
KHÁI NIỆM VÙNG VEN BỜ VÀ QUẢN LÝ TỔNG
HỢP VÙNG VEN BỜ
Vùng ven bờ luôn là nơi được con người quan tâm do nguồn tài nguyên của nó. Đây là
nơi có vùng đồng bằng màu mỡ và tài nguyên biển phong phú, vùng ven bờ cũng là nơi dễ
dàng cho sự tiếp cận của thị trường quốc tế. Nó tạo ra không gian sống, các tài nguyên sinh
vật và phi sinh vật cho các hoạt động của con người và có chức năng điều hoà đối với môi
trường tự nhiên cũng như môi trường nhân tạo.
Vùng ven bờ là trọng tâm của nhiều ngành kinh tế quốc gia, là nơi mà phần lớn các hoạt
động về kinh tế, xã hội diễn ra và cũng là nơi mà tác động của các hoạt động này nhiều nhất.
Đối với những nước có vùng bờ, hơn một nữa dân số sống tại đây và tầm quan trọng của vùng
ven bờ còn gia tăng trong tương lai do sự gia tăng không ngừng của việc di dân từ các vùng
sâu trong lãnh thổ tới đây. Do vậy, không ngạc nhiên khi có sự xung đột sâu sắc giữa nhu cầu
tiêu dùng hiện nay đối với tài nguyên và việc đảm bảo cho việc tiêu thụ tài nguyên đó trong
tương lai. Trong một số quốc gia, sự xung đột đó đã đạt đến mức nguy cấp do phần lớn vùng
ven bờ đã bị ô nhiễm do các nguồn khác nhau. Rất nhiều hoạt động phát triển đô thị, công
nghiệp và nông nghiệp trên vùng ven biển là nằm trong vùng đất ngập nước ven biển có năng
suất cao và các dự án phát triển đang làm biến đổi hệ sinh thái ven biển trên một qui mô rất
lớn. Nước thải từ hầu hết các đô thị và khu công nghiệp trên thế giới đổ trực tiếp vào biển
hoặc gián tiếp qua các hệ thống sông mà không được xử lý hoặc xử lý rất ít. Nghề cá bị sa sút,
đất ngập nước bị khô, các rạn san hô bị phá hủy, các bãi biển bị xuống cấp,...
Để các vùng ven bờ được duy trì và bảo vệ, cần phải có hành động hiệu quả và kịp thời.
Để giải quyết cho yêu cầu này, một hệ thống quản lý đã được hình thành: Quản lý tổng hợp
vùng ven bờ: (ICZM, Integrated Coastal Zone Management).
Quản lý tổng hợp vùng ven bờ (QLTHVB) có thể cho phép giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong phát triển như:
• Tăng dân số ở vùng ven biển, đô thị hoá, cạnh tranh đất đai, nguồn nước và các vấn
đề liên quan đến ô nhiễm.
• Sự dâng cao của mức nước biển làm cho nhiều quốc gia ven biển dễ bị ảnh hưởng
của lụt lội và đe dọa cuộc sống và các hoạt động kinh tế.
• Quản lý tài nguyên kém làm tăng phạm vi ảnh hưởng và tính khốc liệt của các tai
biến thiên nhiên như bão lụt, xói lở bờ biển,... đối với cuộc sống và dân cư.
• Tài nguyên bị khai thác quá mức và sử dụng không hợp lý, ví dụ như vấn đề khai
thác cạn kiệt các loài thuỷ hải sản, khai thác san hô làm vật liệu xây dựng, phá rừng
ngập mặn để nuôi tôm.
I. Khái niệm vùng ven bờ
Hầu hết các hướng dẫn QLTHVB được xuất bản đều đồng ý rằng vùng ven bờ là khu
vực có giao diện khá hẹp giữa biển và đất liền. Đó là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào
sự tác động lẫn nhau giữa đất liền và biển, các tác động này diễn ra khá phức tạp và nhạy
cảm.
Vùng ven bờ thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao gồm các môi
trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu
thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san
hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven bờ khác. Khái niệm vùng ven bờ
thường được xác định một cách tùy tiện, hơi khác nhau giữa các quốc gia và thường dựa vào
1