Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quản lý di tích lịch sử văn hóa và cách mạng chùa vĩnh thái, xã hoàng giang huyện nông cống thanh
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
6.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
710

Quản lý di tích lịch sử văn hóa và cách mạng chùa vĩnh thái, xã hoàng giang huyện nông cống thanh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

PHAN VĂN THỨC

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

VÀ CÁCH MẠNG CHÙA VĨNH THÁI, XÃ HOÀNG GIANG,

HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

THANH HÓA, 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

PHAN VĂN THỨC

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA

VÀ CÁCH MẠNG CHÙA VĨNH THÁI, XÃ HOÀNG GIANG,

HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa

Mã số: 8.319.042

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Việt Anh

THANH HÓA, 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn này chính là thành quả, là công trình

nghiên cứu của bản thân được sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Việt Anh.

Những nội dung trình bày trong luận văn chính là kết quả học tập và nghiên

cứu của bản thân trong suốt quá trình học tập và rèn luyện, những gì được nêu

trong luận văn là đảm bảo tính khách quan trung thực hoàn toàn và chưa từng

được ai công bố dưới bất ký hình thức nào. Những kết quả nghiên cứu của

người khác đưa vào sử dụng, tôi đều trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu

trách nhiệm về sự cam đoan này.

Thanh Hoá, ngày 09 tháng 8 năm 2021

Tác giả luận văn

Phan Văn Thức

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................iv

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................5

4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.................................................6

5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6

6. Đóng góp của luận văn..................................................................................7

7. Bố cục của luận văn.......................................................................................7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ TỔNG QUAN

VỀ DI TÍCH CHÙA VĨNH THÁI.................................................................8

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử - văn hóa......................................8

1.1.1. Một số khái niệm.....................................................................................8

1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa........................13

1.1.3. Cơ sở pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa...................................17

1.2. Tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái............19

1.2.1. Lịch sử xây dựng và trùng tu tôn tạo chùa Vĩnh Thái...........................19

1.2.2. Các hạng mục kiến trúc chùa Vĩnh Thái...............................................21

1.2.3. Hoạt động cộng đồng, lễ hội chùa Vĩnh Thái........................................30

1.2.4. Lịch sử hoạt động cách mạng gắn với chùa Vĩnh Thái.........................39

Tiểu Kết chương 1:..........................................................................................42

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HÓA

VÀ CÁCH MẠNG CHÙA VĨNH THÁI.....................................................43

2.1. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về quản lý di tích cách mạng và chùa Vĩnh Thái.....................................43

ii

2.1.1. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về quản lý di tích cách mạng tại chùa Vĩnh Thái.....................................44

2.1.2. Thực trạng thi hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về di tích chùa Vĩnh Thái..........................................................................45

2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di

tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái.......................................48

2.2.1. Tu bổ tôn tạo di tích chùa và hiện vật gắn với hoạt động cách mạng.............48

2.2.2. Tuyên tuyền, phổ biến pháp luật bảo vệ di tích và giá trị của chùa, hoạt

động cách mạng...............................................................................................52

2.2.3. Phát huy giá trị của chùa......................................................................54

2.3. Thực trạng huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy

giá trị chùa Vĩnh Thái, di tích gắn với hoạt động cách mạng.............................58

2.4. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và khen thưởng trong việc bảo

vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái......60

2.5. Đánh giá hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa

Vĩnh Thái.........................................................................................................63

2.5.1. Ưu điểm.................................................................................................63

2.5.2. Hạn chế..................................................................................................65

Tiểu kết chương 2............................................................................................67

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ CÁCH MẠNG

CHÙA VĨNH THÁI.......................................................................................69

3.1. Phương hướng quản lý di tích lịch sử - lăn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái..69

3.1.1. Phương hướng.......................................................................................69

3.1.2. Mục tiêu.................................................................................................70

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách

mạng chùa Vĩnh Thái......................................................................................71

iii

3.2.1. Nâng cao năng lực xây dựng chính sách, kế hoạch quản lý.................71

3.2.2. Nâng cao chất lượng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy

giá trị di tích....................................................................................................74

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn....................................74

3.2.4. Tăng cường huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và

phát huy giá trị di tích.....................................................................................76

3.2.5. Đa dạng hóa các hình thức thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật

trong bảo vệ phát huy giá trị di tích................................................................80

3.3. Một số khuyến nghị..................................................................................83

3.3.1. Đối với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh

Thanh hóa và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa...................83

3.3.2. Đối với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo, UBND huyện và Phòng Văn hóa

Thông tin huyện Nông Cống............................................................................85

Tiểu kết chương 3............................................................................................87

KẾT LUẬN....................................................................................................89

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................90

PHỤ LỤC.......................................................................................................96

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL : Ban quản lý

BVHTT&DL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CNH – HĐH

CHXHCN

VBHN-VPQH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

: Văn bản hội nghị - Văn phòng Quốc hội

CP : Chính phủ

CT : Chỉ thị

DTLS - VH

DTLSVH - CM

: Di tích lịch sử văn hóa

: Di tích lịch sử văn hóa cách mạng

HĐND : Hội đồng nhân dân

LSVH : Lịch sử văn hóa

NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ

Nxb : Nhà xuất bản - Năm xuất bản

TT : Trung tâm

TW : Trung ương

UBND : Uỷ ban nhân dân

UNESCO : Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên

hợp quốc

VHTT : Văn hóa thông tin

VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, châu thổ sông Mã là cái

nôi của vựa lúa Bắc Trung Bộ, cũng là nơi có số lượng rất lớn về quần thể các

khu di tích lịch sử - văn hóa, nằm trải dài trên toàn tỉnh như: khu di tích lịch

sử Quốc gia Đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, Di sản Văn hóa Thành nhà

Hồ, huyện Vĩnh Lộc, khu di tích lịch sử lịch sử Quốc gia Đặc biệt đền Bà

Triệu, huyện Hậu Lộc,...

Di sản văn hóa (DSVH) trên toàn địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ lâu được

xem là tài sản quý giá của tỉnh nhà và cũng là DSVH của nhân loại, có giá trị

lớn trong sự nghiệp giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản văn hóa - lịch

sử và bản sắc văn dân tộc Việt. Những Di sản Văn hóa đó là thành quả của sự

cần cù lao động, sáng tạo của nhiều thế hệ, tổ tiên đã để lại. Di sản văn hóa có

nhiều loại hình, trong đó di tích lịch sử - văn hóa (DTLS-VH) chiếm tỷ lệ

lớn.Việc nghiên cứu toàn diện, nghiêm túc, khoa học để đánh giá đúng giá trị

của hệ thống di tích LS-VH tại vùng châu thổ sông Mã nói chung và hệ thống

khu Di tích lịch sử -văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái nói riêng để từ đó

xây dựng được những định hướng quản lý, bảo tồn, khai thác phát huy giá trị

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, yếu tố thiên nhiên, chiến tranh phá

hoại... chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã

được trùng tu xây dựng lại và được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và cách

mạng tại Quyết định số 56/VHTT, ngày 01/4/1999 của Giám đốc Sở Văn hóa,

Thông tin tỉnh Thanh Hóa. Quần thể khu di tích lịch sử - văn hóa cách mạng

chùa Vĩnh Thái là một tiêu điểm minh chứng cho một vùng đất văn hiến giàu

truyền thống văn hóa cánh mạng.Vùng đất này còn lưu giữa được nhiều giá trị

văn hóa vật chất của một số di tích thực sự có giá trị đặc trưng nổi bật, một

2

trong số đó phải nhắc tới di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc nghệ thuật chùa

Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

Dưới góc độ văn hóa, chùa Vĩnh Thái là nơi gửi gắm các yếu tố tâm linh,

tín ngưỡng đồng thời chùa còn là nơi giáo dục các giá trị đạo đức, hướng con

người đến với chân thiện, tạo nên một tinh thần đoàn kết Nhân dân trong vùng.

Là một học viên cao học đang theo học chuyên ngành Quản lý văn hóa,

đồng là một vị Tăng trong huyện Nông Cống, nơi có di tích chùa Vĩnh Thái

án ngữ, tác giả cảm nhận rằng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần

mà chùa Vĩnh Thái có được, lưu giữ cho đến tận ngày nay là hết sức quý giá.

Xuất phát từ lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn chùa Vĩnh Thái làm đề

tài nghiên cứu về: “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa

Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa” làm đề

tài luận văn tốt nghiệp của mình. Cho dù có nghiên cứu ở góc độ nào, chắc

chắn cũng sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong quý thầy

cô, các bạn học viên đóng góp cho khóa luận tốt nghiệp này được hoàn chỉnh

hơn.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm vừa qua, đã có nhiều công trình khoa học, hội nghị,

hội thảo, nhiều nghiên cứu và có nhiều bài viết về công tác quản lý di tích LS￾VH trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đáng chú ý

là một số công trình sau:

Năm 2006, trong luận văn nghiên cứu của mình, Thạc sĩ Vũ Đức

Dương, khoa Quản lý Văn hóa, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW đã

nghiên cứu đề tài: “Quản lý di tích Thái miếu Đa Hòa, xã Bình Minh huyện

Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”. Nội dung luận văn đã tập trung nghiên cứu

thực tiễn về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa và thực trạng quản lý di

tích lịch sử văn hóa Thái miếu Đa Hòa. Từ đó tác giả đã đưa ra những giải

3

pháp góp phần nâng cao hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa Thái miếu

Đa Hòa, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. [20]. Năm 2008, tác giả Nguyễn

Thị Thục, khoa Quản lý Văn hóa, trường Đại học Văn hóa Hà Nội nghiên cứu

và viết luận văn tốt nghiệp với đề tài “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở

Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn đi sâu vào khảo sát phân tích,

đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong công tác quản lý

DTLS-VH ở Thanh Hóa. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu

quả công tác quản lý DTLS-VH và phát huy giá trị của di tích trên địa bàn

tỉnh Thanh Hóa.

Chùa xứ Thanh, tập II (2010) đã khái quát hệ thống các chùa ở Thanh

Hóa, là cuốn sách nhiều tác giả, mỗi tác giả viết về một ngôi chùa, trong đó

khái quát sơ lược nguồn gốc ra đời, hệ thống hóa các vấn đề từng ngôi chùa.

Đặc biệt trong cuốn sách này có bài viết Chùa Vĩnh Thái của tác giả Trịnh

Tiến Huynh. Tác giả đã khái quát các vấn đề cơ bản về chùa Vĩnh Thái, đây là

cơ sở để học viên củng cố các nội dung trong nghiên cứu luận văn [38].

Trong luận văn nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Văn Tiến, 2018 bàn về

vấn đề “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn phường Đông Vệ, thành

phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu hệ

thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn phường Đông Vệ , từ đó đề xuất

nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống di tích trên địa bàn thành

phố Thanh Hóa. [41].

Tác giả Chu Quang Trứ trong cuốn Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật

(2013) đã chia cuốn sách thành mười phần; phần một nói về văn hóa trong

tâm thức của người Việt, trong phần này đáng chú ý, tác giả đã đề cập tới tục

thờ thần linh, tín ngưỡng của người Việt qua đền, chùa và lễ hội; ở phần hai,

tác giả bàn về bản sắc văn hóa Việt Nam, trong đó nói nhiều tới bản sắc của

4

nghệ thuật cổ truyền, việc giáo dục thẩm mỹ...; phần mười tác giả đề cập đến

việc giữ gìn, ứng xử với di tích [39].

Chùa Việt (Trần Lâm Biền, 2020) đã khái quát hệ thống một số chùa

khu vực Bắc Bộ, đề cập đến nhiều vấn đề như phong cách tượng Phật giáo từ

thời Lý đến thế kỷ XIX, hệ thống phù điêu trong chùa Việt, bước phát triển

nghệ thuật chạm khắc của chùa Việt qua các giai đoạn phát triển lịch sử. Cuốn

sách là cơ sở để học viên nghiên cứu đối chứng các vấn đề trong bài luận [7].

Theo luận văn nghiên cứu của Thạc sĩ Hoàng Thị Hồng Thắm, 2018

cũng bàn về giá trị di tích lịch sử văn hóa tại chùa Hương Tích - Hà Tĩnh với

đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa chùa Hương

Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Nội dung luận văn đã

nhận xét về tiềm năng và các giá trị của di tích danh thắng tại chùa Hương

Tích từ đó đã đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả khu di tích lịch sử văn

hóa này.[37].

Trong một vài năm gần đây, có một vài đề tài nghiên cứu về chùa Vĩnh

Thái, đề tài: “Khảo sát nghiên cứu di tích văn hóa cách mạng chùa Vĩnh Thái,

xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa” đã đưa ra những nghiên

cứu cơ bản, hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đồng thời có cái nhìn

tổng thể về mặt lịch sử di tích cách mạng chùa Vĩnh Thái, vai trò của di tích

lịch sử văn hóa cách mạng Theo báo điện tử Thanh hóa (baothanhhoa.vn), đã

nêu tổng quan về lịch sử phát triển, di tích lịch sử văn hóa tại chùa Vĩnh Thái

với những công trình kiến trúc, di vật, hiện vật còn lại được trùng tu, tôn tạo

từ đó làm điểm nhấn cho hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị hệ

thống di tích này.

Mỗi đề tài, công trình nghiên cứu đều có sự khác biệt về phạm vi

nghiên cứu, các luận điểm khoa học, của mỗi tác giả là khác nhau. Tuy nhiên

hiện nay chưa có một đề tài nghiên cứu chính thức nào về công tác quản lý di

5

tích lịch sử - văn hóa và cách mạng tại chùa Vĩnh Thái. Chính vì vậy, việc

nghiên cứu vấn đề quản lý di tích tại chùa Vĩnh Thái là một công trình hoàn

toàn mới. Đề tài: “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh

Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa”, là của tác giả

đang học cao học, chuyên ngành quản lý văn hoá, là nghiên cứu có tính mới,

không trùng lặp với những nghiên cứu trước đây, tuy nhiên tác giả đã sử dụng

kết quả nghiên cứu trước đây để bổ sung và làm rõ các vấn đề trong bài luận,

do đó chắc chắn không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự

quan tâm đóng góp của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện tốt nhất.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:

- Làm rõ không gian văn hóa chùa Vĩnh Thái trong quần thể di tích lịch

sử xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

- Nghiên cứu giá trị Nghệ thuật kiến trúc, tạo hình của chùa Vĩnh Thái

xã Hoàng Giang, huyện Nông, Cống tỉnh Thanh Hóa.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích chùa Vĩnh Thái, xã

Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa..

- Đề xuất giải pháp quản lý khu di tích lịch lịch sử - văn hóa và Cách

mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa

và Quản lý nhà nước về hoạt động quản lý di tích danh thắng.

- Khảo sát thực trạng khu di tích lịch sử - văn hóa cách mạng chùa Vĩnh

Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!